(Lichngaytot.com) Quan niệm lấy chồng theo phúc nhà chồng không hoàn toàn sai nhưng bạn cần hiểu rõ để phân định về tính tương đối của nó hơn là đổ tại số phận rồi để mặc cho mọi thứ an bài mà không có chút chủ động nào.
Nguồn gốc về quan niệm lấy chồng theo phúc nhà chồng
Trước đây phụ nữ không được xem trọng nên cuộc sống của họ được định đoạt theo nhà chồng sau khi kết hôn. Quan niệm người phụ nữ khi lấy chồng phải ăn theo phúc đức nhà chồng xuất phát từ bên Nho giáo: “Tại gia tòng phụ. Xuất giá tòng phu. Phu tử tòng tử”.
Điều này kết hợp với quan niệm của Nho giáo thời xưa sinh ra quan niệm: Người phụ nữ khi đi lấy chồng thì ăn theo phúc của nhà chồng. Cho nên mới có câu: “Một trăm cái phúc nhà vợ không bằng một cái nợ của nhà chồng”.
Nghĩa là một cái nợ của nhà chồng nặng đến mức phúc của nhà vợ không thể nào bồi đắp được. Đó chính là quan niệm người phụ nữ lấy chồng rồi ăn theo phúc nhà chồng.
Điều này hoàn toàn xuất phát từ việc người phụ nữ trong xã hội phong kiến Nho giáo thời xưa có thân phận rất thấp kém và bị xem nhẹ. Nhưng giờ đây cuộc sống đã thay đổi khá nhiều và phụ nữ có quyền đứng lên để quyết định số phận của mình mà không bị quá phụ thuộc vào ai cả.
Xã hội hiện đại không còn quá đặt nặng vấn đề này nhưng vẫn có một số người có quan niệm cố hữu rằng: "Phụ nữ hơn nhau ở tấm chồng" mà quên mất rằng sướng khổ là do mình.
Theo Đạo Phật: lấy chồng theo phúc nhà chồng có đúng không?
Phúc ai người nấy hưởng
Theo góc nhìn của Đạo Phật thì mỗi cá nhân tự chịu trách nhiệm cuộc đời của mình dù là người cùng nhà huống gì là ta chỉ là con dâu trong một gia đình nào đó.
Có thể nói ta bước vào gia đình nhà chồng cũng là sự dấn lối của nghiệp lực khi ta có duyên trở thành người nhà của ai đó dù không có cùng huyết thống, đó là một điều tốt đẹp hay không còn do cách chúng ta hành xử.
Thế nhưng, nhìn chung mỗi người hưởng phúc của họ, vợ hưởng phước của vợ, chồng hưởng phước của chồng Hai người kết hợp với nhau thì có sự cộng nghiệp, hưởng phúc chung của hai người chứ không có nghĩa phước của vợ sẽ mất đi và ăn theo cái phúc của nhà chồng.
Cho nên, có những người phụ nữ có phúc báu họ sẽ lấy được người chồng vinh hiển. Như người ta vẫn có câu: Vượng phu ích tử, tức là người phụ nữ làm cho chồng con được tốt lên.
Bởi vậy, quan niệm người phụ nữ ăn theo phúc nhà chồng là hoàn toàn không đúng. Còn quan niệm phụ nữ lấy chồng cũng như đánh bạc, thông minh, xinh đẹp cũng không bằng may mắn là đang mang ý nghĩa phụ thuộc.
Giải thích theo khía cạnh cộng nghiệp
Việc phúc ai người nấy hưởng cũng không hề đi ngược với quan điểm phúc đức tại mẫu hay để phước cho con cháu vì khi hai người như mẹ - con hoặc ta sinh ra trong gia đình có những người thân nào là yếu tố cộng nghiệp tức nghiệp tương đồng nên mới có mối quan hệ huyết thống ở kiếp này.
Điều này được hiểu rằng một người không có phúc, họ cũng không thể cộng sinh ở gần với người có phúc. Và khi chúng ta đã có phúc báu thì phúc báu ấy luôn theo bên mình dù ở bất cứ đâu nên cũng không có chuyện cưới một người về là gia đình nào đó có phúc hơn hay mất phúc đi.
Nhưng ngoài những điểm giống nhau khi cộng nghiệp thì cách xử lý tình huống của từng người khác nhau. Ví dụ như bố mẹ cùng dạy 2 anh chị em như nhau nhưng có đứa chống đối, có người nghe theo và cuộc đời của chúng trong tương lai rẽ về 2 hướng khác nhau.
Nếu cha mẹ có phúc thì nhân duyên sẽ chiêu cảm những người con có phúc đức tương ứng sinh vào gia đình nhà mình để họ hưởng phần phúc của họ. Tất cả đều là nhân duyên chứ không phải cha mẹ làm, con cái hưởng phúc báu.
Vì thế, có thể nói cuối cùng vẫn là phúc ai người nấy hưởng. Có thể nói, mỗi người tự xây dựng phúc báo cho cuộc đời mình từ khi sinh ra cho tới lúc mất đi, không ai có thể nhường, thể cho hay lấy được của người khác.
Ý thức được việc này thì chính ta phải tự tìm cách gia tăng phước báu cho mình thông qua việc bố thí, hành thiện giúp người, giúp đời. Đôi khi tưởng rằng mình bị thiệt ngay lúc đấy nhưng lợi lộc lại gia tăng như tiền mình đang để đầu tư và cứ thế lãi nhỏ đẻ lãi con không ngừng.
Điều này được hiểu rằng một người không có phúc, họ cũng không thể cộng sinh ở gần với người có phúc. Và khi chúng ta đã có phúc báu thì phúc báu ấy luôn theo bên mình dù ở bất cứ đâu nên cũng không có chuyện cưới một người về là gia đình nào đó có phúc hơn hay mất phúc đi.
Nhưng ngoài những điểm giống nhau khi cộng nghiệp thì cách xử lý tình huống của từng người khác nhau. Ví dụ như bố mẹ cùng dạy 2 anh chị em như nhau nhưng có đứa chống đối, có người nghe theo và cuộc đời của chúng trong tương lai rẽ về 2 hướng khác nhau.
Nếu cha mẹ có phúc thì nhân duyên sẽ chiêu cảm những người con có phúc đức tương ứng sinh vào gia đình nhà mình để họ hưởng phần phúc của họ. Tất cả đều là nhân duyên chứ không phải cha mẹ làm, con cái hưởng phúc báu.
Vì thế, có thể nói cuối cùng vẫn là phúc ai người nấy hưởng. Có thể nói, mỗi người tự xây dựng phúc báo cho cuộc đời mình từ khi sinh ra cho tới lúc mất đi, không ai có thể nhường, thể cho hay lấy được của người khác.
Ý thức được việc này thì chính ta phải tự tìm cách gia tăng phước báu cho mình thông qua việc bố thí, hành thiện giúp người, giúp đời. Đôi khi tưởng rằng mình bị thiệt ngay lúc đấy nhưng lợi lộc lại gia tăng như tiền mình đang để đầu tư và cứ thế lãi nhỏ đẻ lãi con không ngừng.
Trong mối liên hệ nhân duyên tương quan với nhau, người có phúc báu lớn sẽ giúp đỡ được rất nhiều người khác. Còn những người khác xét về nhân quả, họ cũng có phước duyên để được gần những người có phúc báu lớn.
Tin bài cùng chuyên mục: