Lau dọn bàn thờ cuối năm khi nào: Trước hay sau lễ cúng ông Công ông Táo?

Thứ Năm, 06/06/2024 16:40 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Thông thường trong 7 ngày Táo Quân lên chầu trời, người ta thường tiến hành dọn dẹp bàn thờ để không kinh phạm các vị thần, vì khi đó nơi toạ của các vị thần sẽ bị trống. Vậy đây có thực sự là thời điểm thích hợp lau dọn bàn thờ, nếu lau dọn trước khi cúng ông Công ông Táo có được không?

Bàn thờ gia tiên là nơi tôn nghiêm, nơi để những người còn sống tưởng nhớ người đã khuất, bày tỏ lòng thành kính cũng như hướng về cội nguội.

Vì thế, mỗi dịp năm hết Tết đến, các gia đình đều tiến hành dọn dẹp nhà cửa, đặc biệt chú trọng bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nên lau dọn bàn thờ cuối năm khi nào cho phù hợp, trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo?

 

1. Tiến hành lau dọn (sái tịnh) bàn thờ vào thời điểm nào chuẩn nhất?

 

Nhiều người Việt quan niệm rằng, sau khi tiến hành cúng ông Công ông Táo, tiễn các vị lên chầu trời, vị trí bàn thờ - nơi an tọa của các vị thần sẽ bị trống.

Vì thế, đây sẽ là thời điểm thích hợp để lau dọn, bao sái ban thờ mà không lo ảnh hưởng đến việc thờ cúng hay động chạm, xảy ra những điều không tốt lành cho gia chủ.

Tuy nhiên, theo ý kiến một số chuyên gia phong thủy và tâm linh, quan niệm trên không hoàn toàn chính xác.

Trên thực tế, bàn thờ là nơi linh thiêng tập trung rất nhiều năng lượng tốt lành cho cả nhà và tạo ra phúc đức, nên việc sái tịnh bàn thờ có thể tiến hành thường xuyên, không nhất thiết theo dân gian vào đúng ngày ông Công ông Táo hoặc sau ngày Táo quân về trời. Bất cứ thời điểm nào cuối năm, mọi người đều có thể sái tịnh bàn thờ được.
 

2. Cách thức sái tịnh bàn thờ đúng chuẩn

 

Cần thỉnh lời xin phép trước khi lau dọn

 
Trước khi sái tịnh bàn thờ, người xưa thường phải tắm rửa sạch sẽ, chuẩn bị đĩa hoa quả đặt lên, sau đó thắp một nén hương thông báo cho tổ tiên và thần linh biết ngày hôm nay sẽ thu dọn bàn thờ, mời tổ tiên và thần linh tạm lánh sang một bên để con cháu thực hiện công việc.

Việc dọn dẹp ai làm cũng được, chỉ cần cẩn thận, tỉ mỉ để tránh đổ vỡ đồ thờ quý, vật phẩm, ảnh gia tiên…

Bài khấn xin phép trước khi tiến hành lau dọn bàn thờ như sau:
 

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần) 

Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương.

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………
Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ X. (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại…… (nhà ở đâu, quê ở đâu thì thêm vào).

Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp (hoặc 30 tháng Chạp), con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật.

Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ X, chấp thuận.

Nam mô a di đà Phật (3 lần)

Lưu ý: Sau hơn nửa tuần nhang thì có thể tiến hành vệ sinh, bao sái bát nhang và ban thờ.

 

Chuẩn bị vật dụng cần thiết

 

Khi tiến hành lau dọn cần chuẩn bị chổi, khăn lau bàn thờ chuyên dùng hoặc dùng khăn, chổi mới. Nước bao sái bàn thờ là nước 5 thứ thảo dược (quế, hồi, đinh hương, gỗ vang, bạch đàn) hoặc rượu gừng để tẩy uế, làm sạch đồ thờ cúng.

Giá 1 gói thảo dược chỉ khoảng vài chục nghìn đồng, có thể mua về rửa sạch, cho vào nồi với 1,5 lít nước, đun sôi kỹ, để ấm rồi dùng nước đó để lau rửa bàn thờ và đồ thờ cúng. Nếu muốn thơm hơn thì đun lâu hơn cho nước đặc, hoặc mua thêm hương liệu (nếu bàn thờ lớn, hoặc nhiều bàn thờ).

Nên chuẩn bị một chiếc bàn bên trên trải vải hoặc giấy đỏ để đặt bài vị, nếu bàn thờ có đặt chung bài vị gia tiên với các thần thì phải để ra hai chỗ khác nhau, không được lẫn lộn.

Hạ bát hương, bài vị và các đồ thờ cúng xuống nơi sạch sẽ đã chuẩn bị trước (chú ý đặt bát hương, bài vị thần phật và gia tiên riêng để không bị lẫn) rồi mới quét bụi bặm, lau rửa ban thờ, đồ thờ cúng. Nhớ lưu ý những lỗi nhất định không được phạm khi dọn bàn thờ ngày Tết.
 

Trình tự lau dọn bàn thờ (theo chiều, hướng nhất định)

 

Chuyên gia tâm linh khuyên rằng, nên lau dọn từ trên cao rồi mới xuống đến thấp, lau các bức tượng nên dùng khăn mềm để tránh tượng bị xước hoặc bay màu sơn.

Đối với các bức tượng bằng đồng không nên lau rửa bằng rượu, cồn, hoặc hóa chất để tránh cho đồng khỏi bị ô xy hóa, han rỉ thành màu xanh hoặc nhanh bị xỉn.

Khi lau chùi tránh việc xê dịch các bức tượng, bát hương… bởi bát hương là hình thức hội tụ tâm thức, là sợi dây vô hình liên kết cõi trần với cõi âm.

Vì thế, nếu di chuyển bát hương bừa bãi thì có thể làm đứt sợi dây liên kết ấy, khiến lòng thành không được chứng giám và gây ra xui xẻo, tai ương cho gia chủ. 

 

Trường hợp có sự cố bất khả kháng phải xê dịch các bức tượng, đồ thờ hoặc bát hương… thì khi lau dọn xong phải sám hối và hoàn nguyên đúng vị trí như ban đầu.

Nên thường xuyên tỉa các chân hương, không nên để nhiều chân hương vì chân hương chỉ là rác, bàn thờ sẽ nhanh bụi. Tham khảo nội dung vệ sinh bàn thờ ngày Tết để hiểu chi tiết.

Khi làm sạch bụi rồi thì bước tiếp theo là thay nước ở các bình hoa và thay nước cúng. Hoa đã héo hoặc đã tàn cần thay ngay.

Sau khi lau dọn xong, thắp 3 nén hương và mời tổ tiên, thần linh về quy tụ.
 

3. Những lưu ý quan trọng không thể bỏ qua khi lau dọn bàn thờ

  • Chổi quét hoặc khăn lau bàn thờ thường được dùng riêng, hạn chế sự chung đụng.
  • Khi lau bát hương, bài vị phải lấy tay giữ không cho xoay rồi lấy khăn sạch, ẩm, phun rượu pha gừng giã nhỏ, nước hoa, ngũ vị hương... lau cho sạch.
  • Việc lau dọn phải làm một cách thành tâm, nghiêm túc để thể hiện lòng thành kính với người trên.
Đừng quên tham khảo:

 

T.H