Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Nằm lòng 12 điều kiêng kỵ Tết Thanh Minh để không bị xui xẻo đeo bám

Thứ Ba, 21/03/2017 16:15 (GMT+07)
Trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du có viết: “Thanh Minh trong Tiết tháng Ba. Lễ là tảo mộ, hội là Đạp Thanh”. Tiết Thanh Minh không chỉ là ngày lễ truyền thống đối với người Việt Nam mà còn là một trong 12 tiết khí quan trọng trong năm. Xem những kiêng kỵ tết Thanh Minh để không gặp xui xẻo.

Kiêng kỵ tết Thanh Minh cần hết sức lưu ý
 

Tết thanh minh, còn gọi là Tiết thanh minh, là một ngày lễ được người dân Việt khá chú trọng để thể hiện sự mong mỏi báo hiếu của con cháu tưởng nhớ đến công lao của tổ tiên và những người thân đã khuất. 

Đây không chỉ là dịp để con cháu bày tỏ lòng thành kính với ông bà tổ tiên, mà còn là cơ hội để gìn giữ truyền thống văn hóa “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

Tết Thanh Minh năm nay đang đến gần, có những điều gì cấm kỵ nên tránh trong những ngày này? Sau đây là 9 điều kiêng kỵ tết Thanh Minh, hãy chú ý chớ nên mắc phải những điều này.
 

1. Tổ chức việc hỉ, sinh nhật hay tiệc tùng vui chơi giải trí

 
Tiết Thanh Minh là dịp con cháu hướng về nguồn cội, tưởng nhớ ông bà tổ tiên, tỏ lòng hiếu kính, nhớ thương người đã khuất. Nếu sinh nhật trùng hợp rơi đúng vào tiết Thanh Minh, tốt nhất nên tổ chức sớm vài ngày.

Đặc biệt tuyệt đối không làm mừng thọ cho người già vào dịp này, không nhận hoa chúc mừng, cũng không ăn bánh sinh nhật ngày hôm đó. Theo dân gian truyền lại, làm vậy sẽ tránh phạm điều kiêng kỵ tiết Thanh Minh, giúp người già hưởng thêm phúc lộc, thượng thọ bình an.
 
Tương tự, kết hôn là chuyện đại sự cả đời, không thích hợp tổ chức vào thời điểm này. Đám cưới là chuyện vui mừng, thường được tổ chức rình rang, mà tiết Thanh Minh âm phần thịnh, hoạt động chủ yếu là tế tổ, tảo mộ, tưởng nhớ người đã khuất nên làm lễ kết hôn không những không được may mắn mà còn có phần bất kính với tổ tiên.

Hơn nữa, thời điểm này trời thường mưa phùn rả rích, đường xá ướt át, lấm bẩn, ách tắc, mọi người ai cũng bận rộn với việc đi tảo mộ, sắp xếp tham dự đám cưới có phần khó khăn. Nếu có đi được cũng chỉ là tiện đường qua uống chén rượu chia vui, tạo cảm giác đám cưới của bạn không được mọi người coi trọng.
 
Ngoài ra, nếu do nhiều nguyên nhân mà không thể đi tảo mộ, ở nhà cũng nên hạn chế tổ chức tiệc tùng vui chơi giải trí, càng không nên chửi bới, đánh nhau hay nói lời báng bổ thánh thần, kẻo sau này hậu họa khôn lường.
 

2. Mặc quần áo màu mè sặc sỡ

 
Theo quan niệm dân gian, trong tiết Thanh Minh đặc biệt cấm kị mặc đồ rực rỡ, ngay cả nội y hay trang sức đi kèm cũng phải chú ý không dùng màu đỏ, không mang theo vật kim loại dễ gây tiếng động. Có người lại cho rằng dịp này nên mặc quần áo rực rỡ như màu đỏ hoặc vàng, còn quần áo màu đen nhìn xui rủi, dễ nhiễm âm khí.

Đây là một suy nghĩ sai lầm. Tiết Thanh Minh đi tảo mộ là việc quan trọng, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, mặc trang phục thanh lịch, chỉnh tề cũng chính là tỏ lòng tôn kính với người đã khuất.

Đồ tối màu như màu đen, màu tím không chỉ trang trọng, nghiêm túc mà còn là màu sắc thể hiện sự nhung nhớ, tiếc thương với người đã khuất. Tuy nhiên, người có sức khỏe không tốt, phụ nữ hay trẻ em trong thời gian này vẫn có thể mang theo mình những đồ phong thủy màu đỏ để trừ tà đuổi quỷ.

3. Đi du lịch hay thăm hỏi bạn bè, người thân


Tốt nhất nên tránh tiết Thanh Minh, chọn dịp khác đi thăm bạn bè, người thân. Lúc này đến chơi nhà, chẳng những không thích hợp mà còn có phần kém may mắn, là điềm xấu cho cả khách và gia chủ. Nếu thực sự cần thiết, hẹn gặp mặt ở bên ngoài là thích hợp nhất.
 
Du lịch cũng là điều kiêng kỵ tết Thanh Minh. Đây là thời gian dành cho việc tảo mộ và cúng tế tổ tiên, tỏ lòng hiếu thảo, biết ơn và trân trọng quá khứ. Chỉ nên kết hợp tảo mộ cùng với về quê thăm lại cố hương, hít thở không khí trong lành mùa xuân nơi thôn dã. Nếu lỡ xếp lịch đi chơi vào thời điểm này thì phải đặc biệt chú ý, tránh đi đến những nơi núi non nhiều người đi tế lễ, không được nói chuyện xui rủi, càng không được buông lời bất kính với người đã khuất.

Ban đêm cũng nên hạn chế các hoạt động vui chơi giải trí. Khi thuê nhà nghỉ, khách sạn, tránh chọn phòng khuất nẻo, nằm cuối hành lang. Nếu phải để giày dép bên ngoài phòng, nên để mũi giày hướng ra ngoài. Không nên ở một mình nơi hoang vắng, dễ bị tổn hao nguyên khí. 

 
 

4. Tùy tiện chụp ảnh

 
Ngày nay, công nghệ ngày càng phát triển, số người sở hữu máy ảnh hay điện thoại có chế độ chụp ảnh ngày càng nhiều, song không phải ai cũng biết tùy tiện chụp ảnh cũng là một trong những điều kiêng kỵ tiết Thanh Minh.

Không nên chụp ảnh ở nghĩa trang, lăng mộ. Không chụp ảnh với người lạ, đặc biệt sau 3 giờ chiều tuyệt đối không được chụp ảnh bừa bãi, vì biết đâu còn có thứ gì khác lọt vào trong ảnh của bạn.
 
Gặp cây cổ thụ, đồ cổ hay nhà cửa, kiến trúc lâu đời cũng không nên tùy tiện chụp ảnh. Người xưa cho rằng cây cối, đồ vật hay nhà cửa lâu năm đều có linh hồn trú ngụ, không cẩn thận phạm điều bất kính sẽ gây hậu họa khôn lường.
 
Ban đêm không nên chụp ảnh trong gương, bởi gương thuộc tính âm, dễ nhuốm âm khí. Tiết Thanh Minh âm khí vượng, dù là chụp ảnh người khác hay chính mình trong gương cũng đều không tốt, không may có thể nhìn thấy thứ không nên thấy. Tương tự, đi chơi đêm tốt nhất không nên chụp ảnh, cũng đừng lấy đèn pin soi rọi lung tung, dễ kích thích những thứ đen tối đi theo mình.
 
Khi đi đền chùa, không nên đứng dưới chân tháp chụp ảnh. Tháp được dùng để trừ tà, dễ gây cảm giác bức bối, khó chịu cho người chụp ảnh. Ngoài ra, nên cân nhắc trước khi chụp ảnh cùng tượng Thần, tượng Phật vì có thể gây tổn hao nguyên khí.
 
Nên tránh chụp ảnh 3 người. Xưa kia các họa sư không bao giờ vẽ 3 người vào cùng một bức tranh, vì người ở giữa sẽ bị người ở 2 bên đè ép. Tuy nhiên, nếu 3 người là người một nhà hay bạn bè thân thiết thì không có vấn đề gì. Nếu chỉ là đồng nghiệp hay đối tác làm việc thì nên cẩn thận, tránh ảnh hưởng đến vận khí của mình.
 
Xem thêm:
9 việc nên làm khi đi tảo mộ tết Thanh Minh có khả năng tăng phần phúc đức
Tảo mộ trong tiết Thanh Minh vừa là thể hiện lòng uống nước nhớ nguồn đối với ông bà, tổ tiên, vừa là một cách để lưu giữ những truyền thống tốt đẹp.

5. Đi tảo mộ người ngoài

 
Đi tảo mộ là tập tục truyền thống trong tiết Thanh Minh. Những người đi tảo mộ xưa nay đều là con cháu trong nhà, người ngoài tốt nhất không nên tùy tiện đi theo. Dù sao cũng không phải người một nhà, đến mộ phần vào lễ Thanh Minh có thể khiến cho trường khí hỗn loạn, mất cân bằng, là điềm xấu nên tránh.
 
Có thể do nhiều nguyên nhân mà nhiều người gặp phải tình huống như đi tảo mộ cùng bạn bè, cấp dưới đi tảo mộ cùng cấp trên, đối tác làm ăn cùng đi tảo mộ… Khi đó, tốt nhất nên mang theo người vật phẩm phong thủy, bùa hộ thân để xua tan tà khí cũng như tránh phạm phải điều kiêng kỵ tiết Thanh Minh.

6. Chọn hoa cúng tùy tiện, màu sắc sặc sỡ

 
Theo truyền thống, tiết Thanh Minh là để bày tỏ sự mong đợi vạn vật mùa xuân bừng sống lại, vòng tuần hoàn của cuộc đời một lần nữa bắt đầu. Thời điểm này cũng là lúc trăm hoa đua nở, song không phải loại hoa nào cũng thích hợp dùng cho cúng tế. Người xưa cho rằng, hoa cúng khi tảo mộ không nên quá sặc sỡ, mùi hương quá nồng đậm. Nên chọn sắc hoa trang nhã, mùi hương thuần khiết để tỏ lòng kính trọng tổ tiên. 
 
Thông thường, các loại hoa màu trắng tượng trưng cho sự tiếc thương, khi tảo mộ có thể chọn hoa cúc trắng, hoa bách hợp trắng, hoa huệ, hoa mã đề. Hoa hồng trắng, hoa dành dành hay các loài hoa có màu trắng trơn khác còn thể hiện sự thương tiếc và nhung nhớ. Hoa cúc vàng cũng là loại hoa phổ biến, được mọi người lựa chọn nhiều, bởi hoa màu vàng tượng trưng cho sự đau buồn và tưởng niệm.
 
Ngoài ra, có thể dựa vào tuổi tác và sở thích của người đã khuất để chọn hoa cúng sao cho phù hợp. Với người bề trên, người cao tuổi, có thể dùng hoa cúc vàng hoặc trắng, cũng có thể chọn hoa có nhiều sắc đỏ, hồng để thể hiện tình cảm nhớ nhung, thương tiếc của con cháu. Với người cùng thế hệ, nên chọn hoa có màu sắc trang nhã như hoa lay ơn, hoa loa kèn, hoa cẩm chướng… Còn với bạn bè thân thiết thì không cần quá câu nệ hình thức, có thể thoải mái lựa chọn loại hoa mà khi sinh thời người ấy yêu thích.
 
 

7. Tảo mộ không đúng trình tự


Tảo mộ là chuyện linh thiêng, là dịp con cháu thể hiện lòng thành kính với ông bà tổ tiên, do đó phải được tiến hành tảo mộ theo trình tự, tránh bất kính với người đã khuất. Thông thường, buổi lễ sẽ được diễn ra theo trình tự như sau: Dọn dẹp mộ phần – Lên hương – Dâng lễ - Mời rượu – Khấn vái – Hóa vàng mã. Khi tiến hành tảo mộ, cần chú ý giữ thái độ thành kính, không cười đùa, chạy nhảy lung tung, bằng không phạm phải kiêng kỵ tết Thanh Minh thì hậu họa khôn lường. 
 
Trước khi dọn dẹp mộ phần, nên thắp hương khấn gia tiên, xin phép được tu sửa, dọn dẹp cho phần mộ, số nén hương phải là số lẻ (1 hoặc 3 nén) vì số lẻ tượng trưng cho cõi âm.

Chú ý phát quang cỏ rậm, nhổ bỏ cỏ dại, đắp bồi thêm đất, trồng thêm hoa tươi, quét dọn khu vực xung quanh cho sạch sẽ. Kiểm tra xung quanh mộ, nếu bị chuột hay các loài thú khác đào xới làm tổ cần nhanh chóng xử lý. Nếu quanh mộ có nước, hay nước vào trong mộ cũng đều là điềm xấu, ảnh hưởng đến vận khí, tài lộc của con cháu đời sau. 
 
Lễ vật dâng lên phải được lựa chọn cẩn thận, nên là đồ chay, bởi dân gian quan niệm ăn chay niệm Phật sẽ được siêu độ, mau chóng đầu thai. Hoa quả là đồ tươi mới, tránh dâng hoa quả héo, dập nát. Số lượng hoa và trái cây phải là số lẻ. Chuẩn bị 2 ngọn đèn hoặc 2 cây nến, tượng trưng cho 2 vầng nhật nguyệt. Lễ vật trên bàn có thể đặt chung song nếu có nhiều bát hương thì bát nào cũng phải thắp hương. 
 
Khi hành lễ cúng gia tiên, có 2 hình thức là vái và lễ, được thực hiện sau khi đã bày lễ vật và thắp nhang đèn. Người làm lễ dùng hai tay dâng hương ở vị trí ngang trán, vái 3 vái rồi mới cắm hương vào bát hương. Tiếp theo con cháu trong nhà lần lượt dâng hương theo thứ bậc, ví dụ như cha, mẹ rồi đến trưởng nam, trưởng nữ, thứ nam, thứ nữ…

Sau khi hương cháy được khoảng 2/3 thì lễ tạ, hóa vàng và xin lộc về nhà để làm lễ gia thần và gia tiên ở nhà. Về chuyện xin lộc, có quan điểm cho rằng ngoài vấn đề tần số tâm linh thì đồ cúng ở mộ, nghĩa trang thường bị nhiễm vi khuẩn (vốn có rất nhiều ở nghĩa trang), ăn vào dễ bị ngộ độc hoặc ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, chỉ nên đem cho chim, cá ăn. Điều này cũng khá có khoa học, chúng ta nên cân nhắc lựa chọn sao cho phù hợp. 
 
Ngoài ra, khi thắp hương cho các ngôi mộ trong khu vực của gia tiên, thông thường nên tuân theo thứ bậc từ các đời trước trở đi. Tuy nhiên, nếu khu mộ không được bố trí theo đúng trật tự thứ bậc trong dòng họ thì tùy duyên, thuận theo lối đi mà thắp, không nên quá cứng nhắc.
 

8. Để tóc phủ trước trán, mua giày trong tiết Thanh Minh

 
Trong dân gian, tiết Thanh Minh còn được gọi là “tiết Quỷ”, bởi đây là lúc mà âm khí rất vượng, ma quỷ nhiễu nhương. Trong thời gian này, nếu có việc phải đi đêm thì phải đem theo vật hộ thân, có thể là cành dâu, cành liễu, bùa may mắn hay vật phẩm phong thủy đã được khai quang. Đặc biệt nhớ để lộ trán, vì theo quan niệm dân gian thì trán là cánh cửa vận mệnh của con người, là nơi đèn thần soi rọi, không nên để tóc che phủ. 
 
Trong thời gian này cũng không nên mua giày mới, bởi trong tiếng Hán, chữ “hài” (giày) và chữ “tà” đồng âm, mua giày sẽ không may mắn, dễ bị tà ma theo đuổi. Nếu không chú ý, lỡ mua giày vào dịp này thì nên lấy giấy đỏ bọc giày để ngoài cửa 1 đêm, sáng hôm sau gỡ ra, đốt bỏ lớp giấy đỏ là được.
 

9. Chồng mất 3 năm đầu, vợ không được đi tảo mộ

 
Một trong những điều kiêng kỵ tết Thanh Minh dân gian truyền lại: nếu chồng mới mất, trong 3 năm đầu người vợ không được đi tảo mộ. Nếu không cẩn thận phạm phải sẽ ảnh hưởng đến vận khí của người vợ.

Nếu cải giá, người chồng sau này có thể bị khắc chết, con cái cũng yếu ớt, dễ chết sớm. Tuy nhiên đây chỉ là phong tục của một số địa phương, nếu nơi bạn đang sống có kiêng kỵ điều này thì tốt nhất nên tuân theo, tránh sau này gặp nhiều chuyện phiền phức phải suy nghĩ. Còn nếu nơi bạn sống không có phong tục này thì hoàn toàn có thể làm theo tâm nguyện của bản thân.
 

10. Ăn đồ mặn khi đi tảo mộ


Ngày tảo mộ, từ sáng sớm tới lúc đến nơi cúng tế, không nên ăn đồ mặn, quần áo phải sạch sẽ, chỉnh tề, thể hiện sự tôn trọng với người đã khuất.

Đồ ăn có thể lựa chọn các loại đồ chay tịnh, bánh trái hoa quả. Lễ cúng cũng nên là lễ chay, bởi dân gian quan niệm được ăn chay, niệm Phật mới dễ dàng siêu thoát. Lễ cúng nên có hoa tươi, xôi oản, trái cây, chai nước, gạo muối, bỏng, bơ, chén mật ong... Có thể chọn hoa cúc vàng, thể hiện sự đau buồn và nhớ nhung của con cháu đối với tổ tiên.
 

11. Người có da mặt xạm đen, hắc khí bao phủ đi tảo mộ

 
Vào ngày tảo mộ, nếu thấy trước trán có quầng đen hay một khoảng tối khi ẩn khi hiện dưới da thì có nghĩa vận khí của người đó rất xấu, nên tránh đi tảo mộ. Nếu nhất định phải đi, có thể mang theo người vật hộ thân đã được khai quang để hóa giải điềm dữ. Đó có thể là các vật phẩm phong thủy hộ mệnh như bùa hay vòng tay, dây chuyền... đã được khai quang điểm nhãn, giúp dữ hóa lành.

Ngoài ra, người sức khỏe yếu, mới ốm dậy hay mới động dao kéo, phụ nữ có thai hoặc đang trong thời kì kinh nguyệt cũng không nên ra ngoài nhiều vào dịp này, càng không nên đi tảo mộ.

Ngoài vấn đề tâm linh thì đây là thời điểm giao thông ách tắc, thời tiết nồm ẩm hoặc nắng gắt, người yếu dễ bị nhiễm bệnh, nên chú ý giữ gìn sức khỏe.
 

12. Dừng chân quá lâu nơi vắng vẻ

 
Có những gia đình mộ phần tổ tiên được đặt ở xa nơi ở, phải đi qua nhiều khu vực hẻo lánh, ít người qua lại, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Tốt nhất nên đi theo lộ trình đã định, chọn những con đường mà mọi người hay đi, tránh dừng chân lâu ở nơi hoang vắng để bảo đảm an toàn cho bản thân và người đi cùng. Hơn nữa, theo quan niệm phong thủy, đi đến những nơi như vậy thường dễ nhiễm tà khí, nếu thực sự cần thiết thì nên đi cùng nhiều người.

Có thể bạn chưa biết Tết Thanh Minh năm 2023 là ngày nào, xem ngay video dưới đây để biết:


Tin bài cùng chuyên mục:
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X