Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Kiến trúc nhà vườn - bí mật phong thủy các khu lăng tẩm Huế

Thứ Sáu, 04/09/2015 16:52 (GMT+07)

Nhà vườn Huế khác với các đô thị khác trong nước bởi vẻ đẹp có phần huyền bí do các đặc điểm phong thủy tạo nên. Phong thủy nhà vườn Huế còn áp dụng cho cả các lăng tẩm.

Kien truc nha vuon - bi mat phong thuy cac khu lang tam Hue hinh anh
Việc đầu tiên trong các động thái quy hoạch phong thủy nhà vườn Huế là phải xác định hướng cho một khu vườn. Người Huế quan niệm, sơn hướng hay địa thế, là vị trí của cả cuộc đất mà trên đó sẽ dựng cơ nghiệp lâu dài nên nhất thiết phải xem sông ngòi, đường sá, để biết thủy tụ nơi nào, hướng gió lợi hại ra sao. Sơn hướng gồm 24 phần và phải dùng thiên can, địa chi và bát quái để xác định. Các nhà phong thủy học lưu ý cần phải phối hợp với cửu cung để biết sự xoay chuyển của vận khí và phù hợp với bản mệnh của chủ nhà.
Tiếp theo là xác định vị trí của ngôi nhà, được nhắm tùy theo từng cách lý giải khác nhau. Như người thì chọn trạch chủ, người thì lấy từ trung tâm ngôi nhà tính ra theo cách hình học. Người lấy hiên nhà làm chính dựa vào câu “khai môn phóng thủy” trong khoa địa lý. Và có ngươi dựa vào mục tiêu của chủ nhân để đưa nhà sang trái hay phải, lấn về trước hay lùi về sau – là phép tắc dựa vào địa thế và ngũ hành. Nói chung người ta có xu hướng thích quay mặt nhà về hướng Nam “lấy vợ hiền hòa làm nhà hướng Nam”.
Giai đoạn thứ ba trong quy hoạch phong thủy là cần xác định những cấu trúc phụ xung quanh ngôi nhà như bình phong, non bộ, hồ nước mà các nhà chuyên môn cho rằng sẽ ngăn chặn những điều bất lợi có thể đến với chủ nhân cùng gia quyến. Các thầy địa lý còn hướng dẫn để chủ nhân xem xét nơi đào hoặc đặt hồ nước để “tụ thủy tích phúc” – mà nhiều người quan niệm phải đặt trước nhà làm nơi ngăn cản luồng “hỏa khí” nóng bức không tốt từ ngoài có thể xâm nhập vào nhà.
Một số các yếu tố phong thủy nhà vườn Huế khác thường được chú ý, trong đó có việc đặt các tảng đá lớn, các hòn giả sơn, hoặc hòn non bộ sao cho hợp lý. Việc đặt các dạng đá như vậy là nhằm tạo sự cân bằng cho ngôi nhà mình sẽ ở, như nhà nặng về mặt Đông thì cần có những non bộ hoặc đá tảng lớn ở mặt Tây để tạo cân bằng. Nhưng cũng có người cho mục đích đặt đá nhằm ngăn chặn những tương khắc tồn tại quanh nhà, để cản những vật bên ngoài như góc nhà người khác, trụ điện, cây to… bắn khí vào nhà. Việc chọn đúng vị trí để đặt các cấu trúc nói trên còn có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến các phần của ngôi nhà, vì tác động vào chúng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến chủ nhân và các thành viên trong gia đình. Sách địa lý có câu: “Phá tiền đường hại gia trưởng”.
Mà đứng đầu phần đất ra vào tiền đường là chiếc cổng chính của vườn – có ảnh hưởng quan trọng nhất đến khu nhà vườn. Vì thế các thầy địa lý đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau trong việc  xác định vị trí cho chiếc cổng. C cổng trổ theo cung hợp với mệnh của chủ nhân, như chủ hợp với cung Ly thì trổ cửa về hướng Nam. Hoặc dựa vào ngũ hành để điều tiết vị trí dẫn khí vào nhà. Hoặc phối hợp giữa môn (cổng) hoặc hộ (cửa) theo câu “Môn đăng hộ đối”.
Ngoài cổng chính, theo các nhà phong thủy cũng cần mở cổng hậu phía sau để lấy khí từ mặt sau nhà hoặc để thủy khí có nơi thoát. Mặt khác người ta quan niệm phần sau nhà là biểu tượng cho con cháu (tử tôn) nên vị trí của cổng hậu cũng phải theo hướng phù hợp chủ nhân, hoặc phù hợp ngũ hành. Trong dân gian Huế cũng thường có quan niệm làm nhà cho có phần hậu. Còn nhiều điều khác như chọn loại cây trồng, chọn cách kết cấu nhà và phương pháp đo đạc các bộ phận kiến trúc nữa liên quan đến bí quyết phong thủy nhà vườn Huế vốn có nền móng tạo tác dưới thời các vua chúa nhà Nguyễn.

ST
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X