Thứ Hai, 24/08/2015 16:12 (GMT+07)
Nền văn minh Anasazi là một trong những nền văn minh mất tích một cách bí ẩn, nhưng những di tích còn lại của nó vẫn cho thấy sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực kiến trúc kết hợp chiêm tinh học.
Trong các công trình của nền văn minh Anasazi thì Pueblo Bonito đáng được chú ý nhất. Các nhà khoa học đã tìm thấy một hình khắc mà từ đó tìm ra được mối liên hệ giữa Pueblo Bonito và mặt trời trong kiến thức chiêm tinh học.
Từ lúc mặt trời mọc cho đến buổi trưa bóng được tạo ra bởi bức tường giữa biến mất, bởi vì chính bức tường này được xây thẳng theo trục Bắc Nam. Cả bức tường dài theo trục Đông Tây của Pueblo Bonito cũng liên quan đến mặt trời. Quĩ đạo chuyển động của mặt trời di chuyển theo đúng bức tường vào đúng những ngày Xuân và Thu phân. Bức tường còn phân chia rõ ràng thời điểm ban ngày và đêm bởi vì vào các ngày phân thời gian mặt trời biến mất vào màn đêm đúng như thời gian mặt trời bắt đầu tỏa sáng vào ban ngày.
Các nhà nghiên cứu còn tìm ra rằng có 3 kiến trúc của nền văn minh Anasazi nữa cũng liên quan đến mặt trời như vậy đó là Hungo Pavi, Tsin Kletsin và Pueblo Alto. Một điều ngạc nhiên hơn nữa khi kết nối 4 kiến trúc Pueblo Bonito với Chetro Ketl, Pueblo Alto với Tsin Kletsin bằng những bức tường thì sẽ tạo thành trục Bắc Nam và Đông Tây chính xác đến không ngờ.
Nhưng chu kì chuyển động của mặt trăng lại không như mặt trời, người Hopi – một tộc người nổi tiếng với tên gọi “người quản lý không gian” gọi mặt trăng là anh chàng ngốc chạy loanh quanh mà không có nhà. Ngày nay nhiều nhà nghiên cứu cũng cho rằng chu kì chuyển động của mặt trăng phức tạp hơn.
Theo kiến thức chiêm tinh học, trăng tròn xảy ra vào giữa mùa đông, mọc và lặn xa dần về hướng Bắc theo năm. Nhưng nếu quan sát trăng tròn mọc vào giữa mùa đông vào các đêm tương tự trong 9 và 1/4 năm thì sẽ nhận thấy trăng tròn mọc và lặn xa dần về phương Bắc và sau đó di chuyển về phía Nam để hoàn thành một chu kì 18 và 1/2 năm. Điểm trăng mọc đầu tiên và cuối cùng khi di chuyển về phía Bắc được gọi là điểm cực tiểu và cực đại.
Để phát hiện ra chu kì dài này của mặt trăng, có lẽ người Anasazi đã phải trải qua vài thế hệ quan sát và ghi chép cẩn thận. Khi trăng tròn tại điểm cực tiểu, vòng xoắn ốc to ở ngọn đồi Fajada sẽ được chia đều làm 2 gồm nửa sáng và tối (đường mép của bóng ở chính giữa tâm điểm của vòng xoắn ốc).
Vào thời gian 9 và 1/4 năm sau tức là khi mặt trăng ở tại điểm cực đại, bóng đen sẽ ở ngoài vòng xoắn ốc (đường mép của bóng ở sát vòng xoắn, gần như tạo thành một đường tiếp tuyến với vòng xoắn ốc). Nếu bắt đầu tại điểm xuất phát, hàng năm bóng tạo ra bởi những tấm đá sẽ đi dần qua từng rãnh của vòng xoắn ốc và kết thúc đúng một chu kì 9 và 1/4 năm khi đi hết qua 9 rãnh.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng có 7 công trình có liên quan đến điểm cực tiểu và cực đại của mặt trăng như Una Vida, Penasco Blanco, Pueblo del Arroyo, Kin Kletso, Chetro Ketl, Salmon Ruin và Pueblo Pintando.
Tại sao những người Anasazi lại chọn một hẻm núi nơi đây để xây dựng thế giới của riêng họ? Ai là những người đã khắc những hình khắc trên đỉnh của ngọn đá? Những hiểu biết của họ về bầu trời thật là đáng kinh ngạc, những tri thức đó đã dẫn dắt họ xây dựng những kiến trúc kì vĩ hơn 1000 năm trước. Những kiến trúc hùng vĩ này chứa đựng những bí ẩn trong vòng hơn 30 năm qua đối với giới thiên văn khảo cổ học.
Nhưng câu hỏi lớn nhất là tại sao sau khi xây xong những kiến trúc này những người Anasazi lại rời đi với không một lí do để lại? Đồ đạc và quần áo họ đều để lại, dường như họ có ý định cho một ngày trở về nhưng điều đó đã không xảy ra. Tất cả tri thức cổ xưa đã được mang theo những người đã khuất, chỉ một số câu chuyện thần thoại còn được lưu lại ngày nay.
Các nhà nghiên cứu kiến thức chiêm tinh học cho biết rằng không tìm thấy bất cứ văn tự nào được ghi chép qua những cổ vật được tìm thấy ở hẻm núi Chaco. Những điều mà người Anasazi làm được thật phi thường mà ngày nay thiên văn học ngày nay phải dùng những công cụ đo đạc phức tạp mới có thể làm được.
ST