(Lichngaytot.com) – Lời Phật dạy về sự vĩnh cửu cho rằng, thế gian không điều gì là vĩnh cửu, trường tồn theo thời gian. Sống trên đời ai chẳng có thời điểm rơi vào đau khổ, tuyệt vọng. Biết buông bỏ ắt số mệnh được cải biên theo chiều hướng tốt.
Sinh thời, Phật Thích Ca Mâu Ni từng răn dạy và thuyết giáo về thứ gọi là vĩnh cửu, trường tồn theo năm tháng. Ngài cũng chỉ ra 4 thứ trên đời không thể tồn tại vĩnh cửu. Đó là:
Lời phật dạy về sự vĩnh cửu: bất luận thứ gì cũng đều thay đổi, có sinh ắt có diệt |
1. Hữu thường giả tất vô thường
Bất luận thứ gì tồn tại thì đều thay đổi, có sinh rồi ắt diệt, hữu biến thành vô, chẳng gì là có thể bảo trì được trạng thái ban đầu. Bản chất từ từ cải biến và cuối cùng là cũng mất hẳn đi.
Trong cuộc đời mỗi con người, không ai dám khẳng định rằng cuộc sống được trải toàn hoa hồng, mà không phải đối mặt với khó khăn, thử thách, nỗi buồn, sự thất vọng.
Trong thời điểm nào đó, nhân sinh ắt sẽ trải nghiệm đủ mùi vị cuộc sống. Người mẹ sinh ra đứa con thì hạnh phúc nhường nào, nhưng đổi lại, để có được niềm hạnh phúc ấy, họ đã trải qua những tháng ngày gian khổ, những cơn đau cùng cực.
Ngay cả cơ thể mỗi người cũng không ngừng biến đổi. Hỏi có ai thoát khỏi sinh, lão, bệnh, tử chăng?
Những thứ hữu hình rồi cũng trở nên vô hình, biến thành cát bụi, bay vào không gian. Vậy nên vì sao phải chấp niệm, giữ khư khư cho mình những điều buồn đau, tủi nhục mà không buông bỏ để cuộc đời được cải biên sang trang mới?
Những hiểu lầm trong tín ngưỡng thờ Phật
(Lichngaytot.com) Trong tín ngưỡng dân gian có rất nhiều điều cấm kỵ, tuy nhiên, có những điều không phải thuộc về Phật giáo nhưng chúng ta vẫn lầm tưởng đó là
(Lichngaytot.com) Trong tín ngưỡng dân gian có rất nhiều điều cấm kỵ, tuy nhiên, có những điều không phải thuộc về Phật giáo nhưng chúng ta vẫn lầm tưởng đó là
2. Phú quý giả tất bất cửu
Theo Lời phật dạy, giàu có không thể là vĩnh cửu. Vật chất chỉ là đồ phòng thân, thứ của cải phù du đâu thể ở mãi bên bạn, lúc lìa xa trần thế thử hỏi có ai còn dùng đến nó nữa.
Tục ngữ có câu “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời” để khẳng định thêm rằng, vật chất, sự giàu có không bao giờ có khái niệm vĩnh cửu.
Trừ khi bản thân mỗi con người làm việc thiện, tích nhân đức, gieo nhân thiện thì mới có thể bảo trì được vinh hoa phú quý cho đời con đời cháu.
Ngặt một nỗi, là người ai chẳng có lòng tham, thậm chí còn là lòng tham vô đáy, có nhiều rồi lại muốn nhiều hơn, nhiều rồi lại muốn mãi mãi. Vì thế, đếm trên đầu ngón tay cũng không thấy có người muốn quyên tặng hay bố thí, làm việc thiện giúp đời. Vậy nên, giàu có chẳng thể kéo dài mãi được.
3. Hội hợp giả tất biệt ly
Tụ hợp thì ắt có biệt ly, đâu có ai nắm tay được cả ngày. Ngày hôm nay cha mẹ, anh chị em quây quần bên bữa cơm gia đình nồng ấm, nhưng chưa chắc ngày mai, ngày kia lại được tận hưởng cảm giác đó cùng nhau.
Vì thế, đã sinh ra ở trên cõi đời, hãy biết trân trọng những phút giây chúng ta còn được ở bên, cùng sẻ chia và hướng về điều thiện. Đố kị, ghen ghét, thù hằn để làm gì khiến tâm can dằn vặt, khổ đau, khi nhắm mắt xuôi tay rồi mọi thứ đều biến vào hư vô hết, còn lưu lại được gì đây?
4. Cường kiện giả tất quy tử
Dù có mạnh khỏe tới đâu, cuối cùng cũng quy về cái chết. Dù tuổi trẻ, sức khỏe mạnh mẽ tới đâu đi nữa thì cũng có thời điểm ra đi, cho dù sống thọ đến mấy cũng chẳng thể “trường sinh bất tử”, chẳng thể trái với quy luật tự nhiên.
Vì thế, dù là ai đi nữa, hãy tận dụng từng phút giây được sống, được hít thở trong bầu không khí của tình yêu thương nhân loại, để sống thật hữu ích, sống an nhiên, tự tại để khi chết đi cũng bình an, viên mãn.
Đừng cậy khỏe mà tự tung tự tác với đời, làm những chuyện trái với đạo lý con người. Có chăng, hãy tận dụng sức lực của tuổi trẻ để gắn kết tình yêu thương, gieo mầm thiện, gặt trái lành, tự giúp mình và giúp đời thêm đẹp.
Nghe lời Phật dạy về sự vĩnh cửu theo phong thủy, ngũ hành trong cuộc đời để ghi nhớ mà có thể buông bỏ mọi ưu phiền, sầu não, thức tỉnh chính mình trên con đường tìm tới sự bình yên trong tâm hồn mỗi chúng ta bạn nhé!
Tâm Nhân
Có phải người lương thiện thường hay chịu thiệt?
(Lichngaytot.com) Chúng ta thường nói với nhau rằng “thật thà thường bị thua thiệt”, nhưng Phật dạy nhân sinh có nhân quả, thua thiệt là vì khuyết thiếu trí
(Lichngaytot.com) Chúng ta thường nói với nhau rằng “thật thà thường bị thua thiệt”, nhưng Phật dạy nhân sinh có nhân quả, thua thiệt là vì khuyết thiếu trí