Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Khả năng đặc biệt của thần thức người mới mất

Thứ Sáu, 24/11/2017 10:57 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Thần thức người mới mất hay còn gọi là thân trung ấm có thể đọc được suy nghĩ của người khác, đi bất cứ nơi đâu họ muốn nhưng không thể nói chuyện được với người sống.


 
Vạn vật có linh và khi còn sống, không chỉ thân vật lý mà cả năng lượng khí, tất cả mọi thứ, đều ngăn ngại việc ta đọc được suy nghĩ của người khác. Thân thể là sự hỗ trợ lớn nhất mà chúng ta có được trong cuộc sống.

Ý nghĩ của chúng ta có thể lang thang khắp nơi nhưng cơ thể thì sẽ không đi theo suy nghĩ đó vì nó đang ở thể vật chất. Các suy nghĩ ý niệm cứ lưu xuất đi rồi lại quay trở lại cơ thể, cơ thể giúp tâm trí hoạt động và suy nghĩ.
 
Trong giai đoạn thân trung ấm, thần thức dần nhận ra mình đã chết và vô cùng hoang mang, đau khổ, mất tự chủ và vô phương hướng. Thần thức có thể du hành khắp nơi vòng quanh thế giới và đọc được tư tưởng của mọi người. Nhưng đó không phải thành tựu đạt được từ tu tập mà là do thần thức không còn bị ngăn ngại bởi thân thể vật chất.
 

Khả năng đặc biệt của thần thức người mới mất
 

bảy cửa ải sau khi chết con người phải trải để đầu thai sang kiếp khác nhưng ngay sau khi mất, vong linh còn chưa biết mình đã mất thì họ cũng chưa tới cửa ải nào cả. Trong khi đó, các vong linh lại làm được những điều mà chúng ta không thể.

Thần thức người mới mất có thể đọc ý nghĩ của mọi người, có thể nghe thấy những gì mọi người nói, có thể đi khắp nơi, làm mọi việc mà không hay biết là mình đã chết. 
 
Thần thức người mới mất có thể bay lượn trong không gian, hoặc đi đến bất cứ nơi nào mình muốn chỉ trong chốc lát. Những năng lực phi phàm đó không phải thành tựu đạt được từ tu tập, mà là do chúng ta không còn thân thể, thứ mà chúng ta luôn luôn bám chấp và mắc kẹt vào đó lúc sinh thời.
 
Vong có thể nhìn, có cảm giác, có thể hiểu được mọi thứ như khi còn sống nhưng mọi thứ đã thay đổi.  
 
Kha nang dac biet cua than thuc nguoi moi mat
 

Đặc điểm của thân thần thức trong thân trung ấm
 

Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, thần thức thường không nhận ra mình đã chết. Nó liền tìm cách nói chuyện với người thân, bạn bè, nhưng không ai trả lời, vì vậy, thần thức cảm thấy dường như cả thế giới đang xa lánh và chống lại mình, nó vô cùng phiền não, tuyệt vọng.

Thêm vào đó, mỗi khi nghĩ đến nơi nào là thần thức lập tức bay vụt đến nơi đó mà không có sự lựa chọn nào khác. Bởi vậy, nó rất hoang mang và không thể tập trung, không biết làm gì và không biết điều gì đang xảy ra. Đôi khi thần thức rất sáng suốt, có thể nhận biết và nhớ rõ về mọi thứ. Nhưng rồi bỗng nhiên, thần thức lại thấy mọi thứ trở nên mờ nhạt, hắc ám, không thể thấy gì, không nhận thức được bất cứ điều gì. 
 
Trong giai đoạn này, thần thức tuy có ”thần thông”, nhưng vẫn không thể vượt qua tòa Kim Cương và bụng mẹ, không thể nhìn thấy mặt trời, mặt trăng và không có bóng ảnh của chính mình, tâm thức vô cùng phóng chiếu điên đảo, chỉ có thể ngửi mùi hương để được no đủ, chúng không thể thụ nhận trực tiếp đồ ăn, thức uống như thông thường khi còn sống.

Thay vào đấy, họ chỉ có thể thụ nhận bằng cách cảm nhận mùi hương, nhờ duyên theo đó mà được no đủ. Cho nên khi chúng ta cúng dàng hương thơm bằng cách đốt các loại thực phẩm, mùi hương tỏa ra sẽ giúp thỏa mãn cơn đói khát và khiến họ mãn nguyện. Vì lẽ đó, họ được gọi là “hương linh”.

Khả năng thị giác của thần thức cũng không giống như khi còn sống mà rất khác thường, thay đổi luôn luôn, không rõ rệt và xác thực như khi còn sống.

Do người chết không còn thân, không còn nhãn căn, các căn để thụ nhận trực tiếp các xúc trần nên rất khó duy trì những hình ảnh mà họ nhìn thấy. Mọi thứ lúc này đều mong manh, vô định và không có thực thể. Vì lẽ đó, tâm thức của người chết càng trở nên loạn động, bất an khiến họ vô cùng khổ sở buồn rầu.
 
Bởi không có các cân bằng vật chất, nên những cảm nhận của thần thức về thế giới rất mơ hồ và không chính xác. Lặp đi lặp lại nhiều lần như thế, cuối cùng thần thức cũng nhận ra rằng mình đã chết và đau khổ tột cùng.
 
Vào khoảnh khắc đó, thần thức sẽ phải chịu đựng rất nhiều khổ đau do sự phóng chiếu của sân giận, dục vọng và vô minh. Đôi lúc thần thức cảm thấy hơi trắng, là sự phản chiếu của sân hận, và sự phản chiếu của dục vọng có màu hơi đỏ.

Đôi khi họ cảm thấy như đang rơi xuống từ vách đá cao hàng trăm triệu mét mà không có lựa chọn hay trợ giúp nào. Và cũng có lúc họ nghe thấy những âm thanh rất ghê sợ như hàng triệu tiếng sấm cùng một lúc khiến họ kinh hãi và khiếp sợ tột độ. Tất cả những điều đó khiến thần thức càng sợ hãi, tuyệt vọng. Sau đó, nó dần quên những ký ức về đời sống trước.
 
Hầu hết mọi người thường xa lạ và không thuần thục thực hành tỉnh thức nên khó có thể đạt được sự tỉnh giác trong giai đoạn trung ấm. Tuy vậy, chúng ta hãy cầu nguyện và hy vọng rằng mình có thể kiểm soát được tâm nhị nguyên phân biệt để nhận ra được sự như huyễn của vạn pháp.
  
vong linh loan dong, khong biet di ve dau
 

Cần làm gì cho người chết trước lúc lâm chung


Trước hết, cần khai thị cho thần thức trong lúc thấy hào quang của chân tâm ngay trước khi chết. Được khai thị như thế, phần lớn những người bình thường đã từng nghe pháp nhưng chưa chứng ngộ, hoặc ít tu tập, đều thể nhập và an trú trong chân tâm, đạt được cõi vô sanh vô tử.
 

Thời gian khai thị 

 
Hơi thở vừa ngưng, trí Bát-nhã thể nhập, thần thức sẽ thấy một luồng hào quang rực rỡ. Nếu trí Bát-nhã rời bỏ thần thức, thần thức sẽ rơi vào giai đoạn thân trung ấm, vì vậy cần tụng luận này trước khi trí Bát-nhã rời bỏ thần thức. Thông thường, từ lúc tắt hơi tới lúc bộ tuần hoàn ngưng hoạt động hẳn, kéo dài bằng khoảng thời gian một bữa ăn.
 

Phương pháp khai thị 

 
Chủ lễ nên tụng luận này rõ ràng, nhiều lần, nhắc nhở lại những gì đã nghe từ thầy, bạn. Như thế thần thức sẽ thể nhập vào hào quang của chân tâm. Không còn nghi ngờ gì nữa.
 
Trước khi tắt hơi thở, cần làm cho thần thức thấy rõ tính vô thường của vạn pháp, bằng cách nói những lời sau đây:
 
“Này thiện nam (hoặc tín nữ, nói rõ tên... ), đây là lúc mà ngươi đi tìm một con đường mới. Khi hơi thở vừa tắt, ngươi sẽ thấy một luồng hào quang rực rỡ, chính là điều mà ngươi đã từng học biết. Đây chính là chân tâm thường tịch, vắng lặng, trống rỗng như không gian, là thức vô biên xứ. Hãy nhận ra điều này và lưu trú trong chánh niệm đó, ta khai thị cho ngươi.”
 
Câu khai thị trên được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong lúc người chết chưa tắt hơi. Khi hơi thở sắp dứt, nên lật xác nằm nghiêng bên mặt theo thế nằm như sư tử ngủ, và bấm mạnh các mạch máu cho tới lúc mạch chấm dứt lưu thông. Làm như thế khí Bát-nhã đã nhập vào khí lực của người chết sẽ lưu lại thêm một thời gian và sau đó chỉ thoát ra ngoài bằng đỉnh đầu.
 
Trong giai đoạn này, thần thức trông thấy hào quang của pháp thân thường trụ sáng rực rỡ. Đối với người sống thì chỉ thấy người chết đang mê man bất tỉnh vì khí Bát-nhã càng lúc càng giảm.

Đó là giai đoạn giữa lúc tắt thở và hệ tuần hoàn ngưng hoạt động. Giai đoạn này dài ngắn không đều, tùy thuộc năng lực tâm linh và trình độ chứng đạo của người chết. 
 
Nếu người sắp chết đã từng tụng đọc luận này, chủ lễ chỉ cần nhắc lại. Nếu không, chủ lễ cần chỉ rõ tiến trình của cái chết như sau:
 
“Này thiện nam (hoặc tín nữ, nói rõ tên... ), đây là dấu hiệu của đất đang hoại diệt trong nước, nước đang hoại diệt trong lửa, lửa đang hoại diệt trong gió, gió đang hoại diệt trong thức... Này thiện nam (hoặc tín nữ, nói rõ tên... ), đừng để tâm thức lưu lạc".
 
Nói câu này vào bên tai người sắp chết. Rồi đọc tiếp như sau:
 
“Này thiện nam (hoặc tín nữ, nói rõ tên... ), cái gọi là sự chết đã tới, ngươi cần tự nhủ như thế này: "Thời điểm tử vong của ta đã tới, nhưng cái chết có thể giúp ta đạt được tâm thức giác ngộ. Trong tinh thần từ bi hỉ xả, ta sẽ đạt được giác ngộ, cứu độ mọi chúng sanh.

Trong ước nguyện cứu độ chúng sanh, ta sẽ thể nhập chân tâm, đạt được tri kiến của Phật. Nếu không thể nhập được bây giờ, ta cũng sẽ thể nhập cõi Tịnh độ trong thân trung ấm, tất cả đều là vì chúng sanh trong vô lượng thế giới. Nhất tâm chánh niệm trong tư tưởng đó, ngươi cần nhớ lại pháp môn thiền quán đã từng tu tập.”
 
Vị chủ lễ cần đọc rõ tên người sắp chết, nhắc nhở tập trung vào thiền định, không để buông lỏng một phút nào. Rồi khi hơi thở vừa tắt, vị chủ lễ ấn mạnh vào các huyệt đạo. Nếu người chết là một vị thượng căn, chủ lễ nói: 
 
“Thưa ngài, pháp thân đang bắt đầu chiếu sáng, xin ngài hãy thể nhập vào và lưu trú trong đó”. 
 
Đối với những người bình thường, vị chủ lễ khai thị như sau: 
 
“Này thiện nam (hoặc tín nữ, nói rõ tên... ), giờ đây pháp thân đang chiếu sáng rực rỡ trước mắt ngươi, hãy nhận biết rõ. Giờ đây thức của ngươi đang trở về bản tánh chân như, rỗng không vắng lặng, vô ngã, vô tướng, không màu sắc, không âm thanh.

Nhưng tâm thức này không phải là sự rỗng không của cái không. Nó tự tại, diệu dụng, biến hóa không cùng. Hai mặt này của chân như chính là từ bi và trí huệ, thể của nó là không. Nó chính là pháp thân bất hoại. Sắc và Không không rời nhau, trong dạng hào quang rực rỡ, vô sanh vô tử.

Đó cũng là Phật tính. Hãy nhận rõ điều này. Đó là điều quan trọng duy nhất. Nếu ngươi nhận rõ tâm thức tịch tịnh của ngươi bây giờ chính là tâm Phật, thì ngươi đã thê nhập cõi Phật, cõi Tịnh độ.”
 
Chủ lễ cần nhắc lại ba lần hoặc bảy lần đoạn văn trên. Thần thức sẽ nhớ lại những gì đã tu học, đồng thời nhận ra rằng tâm thức của mình chính là luồng hào quang đang chiếu sáng rực kia, và nhận ra rằng mình với pháp thân là một không khác. Thần thức sẽ giác ngộ.
 
Có những trường hợp thần thức nhận ra ánh sáng của pháp thân không phải ngay trong lần đầu mà là lần thứ hai, thời gian có kéo dài hơn đôi chút. Nhưng nghiệp lực nặng nề có thể làm cho thần thức không thể nhập được.
 
Giai đoạn từ lúc tắt hơi tới lúc này dài ngắn không đều, thông thường là như thời gian một bữa ăn. Thần thức thức dậy, phân vân không rõ mình đã chết hay chưa, và nhìn thấy rõ bà con quyến thuộc đang buồn rầu khóc lóc.
 
Trong giai đoạn này, khi nghiệp lực chưa gây tác dụng và ma vương chưa ám ảnh, chủ lễ cần tiếp tục khai thị. Tùy theo trình độ tu tập của người chết, nếu trước đây vốn không quen nương vào vị Phật hay Bồ Tát nào thì chủ lễ gọi tên ba lần rồi nhắc lại câu khai thị như trên. Nếu người chết trước đây thường hay quán tưởng đến một vị Phật hay Bồ Tát nào đó thì chủ lễ nhắc nhở như sau: 
 
“Này thiện nam (hoặc tín nữ, nói rõ tên... ), hãy nhất tâm quán tưởng đến đức Phật... (hoặc Bồ Tát, nêu rõ danh xưng của vị ấy, chẳng hạn như Phật A-di-đà, Bồ Tát Quán Thế Âm... ). Hãy hình dung ngài đang xuất hiện, không có thực thể, như bóng trăng trong nước, đừng hình dung ngài có sắc thể.” 
 
Với đa số những người bình thường, có thể khai thị như sau: 
 
“Hãy quán tưởng đức Đại từ Đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát.”
 
Với cách khai thị này, nếu trong giai đoạn trước không thể nhập được pháp thân, thì giờ đây thần thức có thể nhận rõ ràng được cõi Phật và thể nhập vào. 
 
 
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X