Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Đức Phật dạy: Im lặng cũng là một loại trí tuệ của kẻ khôn ngoan

Thứ Hai, 30/12/2019 11:25 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Bạn có biết rằng Im lặng cũng là một loại trí tuệ vì chúng không tự nhiên là đức tính đáng quý mà bạn có thể sở hữu ngay được, đó là một quá trình dài không ngừng nghỉ của sự nỗ lực, cố gắng của chính bạn.

 
 Việc cố gắng tỏ ra mình là người giỏi giang, hiểu biết thực sự không bằng việc người khác tự cảm nhận về bạn. Đâu cứ bạn nói ra: "Tôi thông minh" nghĩa là mọi người xung quanh chấp nhận điều đó, họ đã có đánh giá cho riêng mình suốt thời gian tiếp xúc với bạn từ bao lâu nay. 

Còn bậc hiền tài họ sẽ chẳng dành quá nhiều thời gian để "trà đá chém gió" hay ôm điện thoại để "comment dạo", họ quá bận với những ý tưởng với mong muốn phát triển bản thân mỗi ngày nên không muốn phí hoài thời gian cho những việc vô bổ. Vì im lặng cũng là một loại trí tuệ nên không phải ai cũng biết điều đó mà dù có biết thì việc thực hành nó cũng không phải là điều dễ dàng, nhất là khi bạn chưa đủ tích lũy đủ lượng kiến thức để biết im lặng khi cần.

im lang cung la mot loai tri tue
 
 
 

Cuộc đời Đức Phật là một bài học về im lặng
 

Đức Phật sau khi thành đạo vẫn giữ im lặng như cây đàn đứt dây bặt tiếng trong suốt 7 tuần vì Ngài nhận thấy cảnh giới Thánh trí tự chứng của Như Lai quá đỗi thâm huyền vi diệu. Một giáo lý chỉ có người trí mới thấu hiểu, trong khi chúng sanh còn đắm chìm trong tham dục và vô minh nên có được truyền dạy thì cũng chẳng có ích gì.

Phạm thiên Sahampati bèn đến thỉnh cầu Đức Phật chuyển pháp luân. Sau vài lần lưỡng lự, Đức Phật nghĩ: "Vì tất cả mọi người đều có đức tin đối với đấng Phạm Thiên, nên nếu ông ta thỉnh cầu, ta sẽ chuyển bánh xe Pháp vì lợi ích hết thảy chúng sinh”.

Trong cuộc đời của đức Phật, chúng ta thấy phần lớn Ngài vẫn có nhiều sự im lặng lạ kỳ. Sự im lặng biểu hiện sức mạnh tự nội, sự đồng thuận nhất trí cao trong tinh thần hòa hợp thanh tịnh. Mỗi khi có ai đến vấn nạn thì Phật thường im lặng nhiều hơn là trả lời.Thông thường mỗi khi chúng đệ tử thưa thỉnh một vấn đề gì, nếu không chấp nhận thì đức Phật từ chối còn chấp thuận thì Ngài mặc nhiên. 

Đức Phật luôn giữ im lặng đối với những vấn đề siêu hình hay huyền học mà luôn luôn đề cao tinh thần thực tiễn. Quá thiên trọng về huyền hoặc thì sẽ thêm nhiều phiền não và dẫn đến không lối thoát vì tính rối rắm của chúng. Đức Phật cũng dạy chúng ta nên im lặng vì im lặng sẽ phát sanh trí tuệ và có im lặng thì sự sâu lắng càng cao.  
 
Sự im lặng cũng là một loại trí tuệ, và điều này đã thực sự làm lay chuyển tâm thức của nhiều người. Sự im lặng của Tăng đoàn tại Kỳ viên Tịnh xá đã làm cho vua A-xà-thế phải kinh hoàng, sợ hãi, khi Jìvaka, một Y sỹ Phật tử dẫn ông tới yết kiến Phật vào một đêm nọ. Từ lần diện kiến này, vua A-xà-thế đã thực sự chuyển đổi cuộc đời sang một hướng mới, hướng của an lạc giải thoát.

Chính trong những phút giây này, A-xà-thế đã khởi lên ăn năn với những lỗi lầm của mình, nhờ vào năng lực của Phật của Tăng mà vua đã làm được cuộc cách mạng vĩ đại trong cuộc đời. Từ một ông vua bạo ác hung tàn trở thành một ông vua Phật tử thuần thành hộ trì Tam.  

Duc Phat im lang sau khi hanh dao
 
 

Nói vô thưởng vô phạt lãng phí thời gian


Im lặng cũng là một loại trí tuệ vì chỉ khi bạn đủ kiến thức, bạn đủ sự thông tuệ thì bạn mới đủ kiểm soát cảm xúc của mình, tránh nói những lời vô thưởng vô phạt.

Nói ra những điều vô nghĩa vì như thế sẽ lãng phí thời gian, tự chuốc họa cho bản thân nếu lỡ lời nói sai. Xem thêm: Nghe câu chuyện cuộc sống để biết im lặng như Bồ Tát không dễ dàng

Trong khi đó thời gian vô cùng quý giá hơn cả vàng cả bạc, nếu chúng đi qua rồi ta chẳng thể níu giữ lại được. Chỉ khi bạn từng đối mặt với những người khoảnh khắc sống còn chỉ hơn nhau một tích tắc bạn sẽ hiểu thời gian đáng giá nhường nào. Vì thế, người có trí càng không vì bất cứ lo gì mà lãng phí thời gian của mình.
 
Không những thế, họ còn biết dùng lời nói đúng lúc để phát huy sức mạnh. Những người có trí tuệ sẽ coi lời nói là một loại tu luyện trong cuộc sống, bởi vì nếu nói những điều tốt đẹp, nói đúng, bạn sẽ dễ dàng thúc đẩy sự thành công, đạt được thành tựu mà nhiều người mong ước.

Một người khôn ngoan hiểu rằng, im lặng không phải là sự chịu đựng, chấp nhận thua cuộc, càng không phải sự yếu đuối. Với họ, tự im lặng, khiêm nhường đáng giá hơn cả ngàn lời nói. Việc im lặng cũng như một cốc nước lắng lại cho những cặn bẩn đong xuống dưới đáy.
 

Khi nào con người chúng ta cần im lặng?

 
+ Khi người khác đang cần tập trung suy tư, lao động trí óc
 
Hầu hết những người bác học, nhà phát minh lớn đều là người hướng nội vì họ dành nhiều thời gian để nghiên cứu, sáng tạo. Sự im lặng là “vương quốc” của hoạt động trí óc. Nhờ đó mà có những kiệt tác, sự cao thượng, sự hiểu biết, sự trưởng thành, sự hồi tâm…
 
Im lặng đôi khi là lúc mà con người ta đang lao động trí óc. Nhờ đó mà có những kiệt tác, sự cao thượng, hiểu biết, trưởng thành, hồi tâm, giác ngộ… Văn hào W. Goethe từng nói: “Tài năng được nuôi dưỡng trong cô tịch, còn chí khí được tạo bởi những cơn sóng dữ của giông tố cuộc đời”.

+ Khi người khác buồn phiền, đau khổ
 
Hơn cả việc biết rằng ai đó đang vui đang buồn bạn phải đủ trí tuệ để thấu hiểu lời an ủi của bạn đến đâu là đủ, còn lại nên dành sự im lặng để họ có khoảng lặng trong lòng mình nhất định. 
 
Với một người đang buồn lại bị hỏi dồn dập, hoặc nói những câu khiến đối phương gợi thêm lên sự đau khổ của mình thì đó hoàn toàn là biểu hiện của người thiếu sự khôn ngoan, tinh ý. 

tranh noi chuyen khi nguoi khac can su im lang
 
 
 
+ Khi người khác không hiểu mình
 
Với người không hiểu mình, bạn càng nói họ càng chẳng thể hiểu vì họ đang cố chấp với ý kiến của riêng họ. Thậm chí, những lời giải thích của bạn còn là bằng chứng để họ dùng lời biện luận của họ để chống lại bạn. Vì thế, trong hoàn cảnh này tốt hơn hết là nên im lặng.
 
Booker T. Washington (1856-1915) là một nhà giáo dục, tác giả và nhà lãnh đạo trong cộng đồng da đen từ cuối những năm 1800, có lần ông đang đi trên đường bị một người da trắng cố ý dùng tay đẩy mạnh làm ông ngã xuống đất. Ông bình tĩnh đứng dậy, mặt không tỏ vẻ gì là oán hận.
 
Người bạn đi cùng tức giận nói: “Sao cậu có thể dễ dàng tha thứ cho kẻ đã bắt nạt cậu như thế được?”. Ông nói: “Người nào muốn làm mình bực tức, mình sẽ không để người ấy làm được điều đó. Biện pháp tốt nhất chính là im lặng và không để ý đến họ!”
 
Con người đủ trí huệ thâm sâu ấy đã trở thành người phát ngôn của người da đen ở nước Mỹ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 mà ông còn hợp tác cùng những người da trắng thành lập nên hàng trăm trường học, các tổ chức giáo dục, đóng góp rất nhiều công sức cho sự nâng cao bình đẳng giáo dục của người da đen ở Nam Mỹ.

+ Khi người khác không cần mình góp ý kiến
 
Chúng ta thường có xu hướng vì muốn giúp đỡ ai đó nên cố gắng đưa ra lời khuyên mong họ làm điều tốt đẹp hơn. Thế nhưng điều đó chỉ có ích với người muống lắng nghe, muốn hỏi xin ý kiến của ta. Tham khảo: Khi nào chúng ta nên im lặng?

Đừng bao giờ tò mò chuyện của người khác vì chính họ mới hiểu vấn đề của mình, chúng ta cố khuyên răn thì cũng chỉ là trên góc nhìn của chính chúng ta mà thôi. 
 

+ Khi người khác nói về vấn đề mình không am hiểu

 
Trong cuộc sống, luôn có những điều mà ta chẳng thể nào hiểu rõ. Nhà bác học A. Edison nói: “Điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước, điều chúng ta không biết là cả đại dương”.

Vì thế, nên biết im lặng khi cần mới học hỏi được nhiều điều hay, tu dưỡng phẩm chất đạo đức thanh cao, để làm gương sáng cho người học hỏi bắt chước tu tập theo.
 
Nếu chúng ta tìm cầu danh vọng, phú quý giàu sang mà không biết im lặng thì khó đạt được điều mình mong muốn. Người hiểu biết nhiều và có địa vị cao thì càng phải khiêm tốn nhiều hơn nữa, đối với những người thấp kém hơn mình. Nhờ vậy, cuộc sống có nhiều ý nghĩa hơn, bởi ta biết thương yêu mọi người bằng trái tim hiểu biết. 
 
+ Khi người khác khoe khoang 
 
Ta đã quá quen thuộc với câu nói: "Thùng rỗng kêu to" nhưng có ai biết tự răn mình điều đó? Càng nói chỉ cho thấy đầu óc nông cạn, thiển cận. 
 
Không tranh luận với người không hiểu lý lẽ, bởi vì chúng ta không thể cải biến tính cách và tố chất họ. 
 
Người ta vẫn thường cho rằng kẻ giỏi hùng biện mới là thông minh nhưng thực tế nói là một loại năng lực, còn im lặng cũng là một loại trí huệ.
 
Người trí tuệ, đối với sự thay đổi không ngừng nghỉ của vạn sự vạn vật, đều giữ trong tâm một thái độ trầm tĩnh, độ lượng, như vậy mới có thể dung nạp được nhiều hơn, xử lý mọi chuyện dễ dàng hơn.
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!
1 bình luận
08/01/1990
08/01/1990
sdfsd

Tin cùng chuyên mục

X