(Lichngaytot.com) Nhiều gia đình chọn cách hỏa thiêu để an táng cho thân nhân khi qua đời, tuy nhiên có nhiều ý kiến khác nhau, vậy hỏa táng hay không theo quan điểm của Phật giáo?
Hiện nay trên thế giới sử dụng nhiều hình thức mai táng khác nhau. Mỗi hình thức khi được chọn lựa đều mang một triết lý nhân sinh nhất định. Ở Ấn Độ, đạo Bà la môn thì đem xác người chết bỏ trôi sông, hoặc thiêu rồi vứt xuống dòng sông Hằng linh thiêng, hay rải tro than xuống biển cho người chết được siêu thoát, gọi là “thủy táng”.
Đạo Parsi (Bái hỏa giáo) lập đài cao vút giữa từng không, khi có người chết đem lên đài để cho xác thân tự rã, hoặc thiêu rồi đem lên phi cơ rải trong hư không gọi là “không táng”.
Ở Tây Tạng thì đem xác chết mỗ xẻ từng mảnh rồi “bằm nhỏ” cho kênh kênh, diều, quạ ăn, gọi là “điểu táng”.
Ở Trung Hoa và Việt Nam thì chôn cất xây mồ mả, to hay nhỏ tùy theo hoàn cảnh tiền bạc, đất đai của gia đình hay của người chết, gọi là “thổ táng”.
Việc thiêu xác chết, thiết kế các nghĩa trang dành cho người chết có mỹ quan như ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, vùng lãnh thổ Đài Loan.
Đọc thêm:
Những điều bạn chưa biết về hỏa táng nên cứ hay lo sợ vô cớThực tế là khi hiểu rõ những điều bạn chưa biết về hỏa táng bạn sẽ có cái nhìn chân thực hơn về vấn đề này trong cuộc sống hiện đại và biết rằng đó là hình
Hỏa táng có nên hay không?
Tùy từng vùng miền, địa phương, tôn giáo mà tập tục mai táng có khác nhau, trong đó, có nhiều nơi chọn hỏa táng nhưng nhiều nơi lại chọn địa táng. Với sự giao thoa về văn hóa, các hình thức mai táng cũng dần được "hòa trộn" và tiếp đón bởi nhiều địa phương, tuy nhiên vẫn có nhiều ý kiến trái chiều, trong đó có việc lựa chọn
hỏa táng có nên hay không.
Thân tứ đại, đất, nước lửa, gió khi đã trút hơi thở cuối cùng thì cũng trở về với tứ đại, chẳng còn gì để suy viễn ở tương lai.
Hỏa táng theo góc nhìn Đạo Phật cho thấy đó là việc chẳng hề đáng sợ.
Phật giáo chỉ có chú trọng vào nghiệp thức, để khuyến cáo người đời lánh xa các điều ác, thực hiện các việc lành, tái sinh vào cõi thánh thiện chứ không chủ trương đề cao hoả táng, địa táng hay bất kỳ một hình thức nào.
Mỗi cách thức đều tuỳ thuộc từng địa phương, do quyết định của gia quyến hay lời dặn dò của người ra đi nhằm tạo nên sự hài hòa và gần gũi trong gia đình để người ra đi được thanh thản và bình yên nhất.
Theo Phật giáo khuyến khích nên dành đất cho người sống ở, hơn là xây quá nhiều những mộ chí, những nghĩa trang cho người đã mất. Nhiều gia đình cũng đã lựa chọn phương thức hỏa táng nhưng cũng có điều khiến nhiều người còn có chút băn khoăn.
Có
những điều bạn chưa biết về hỏa táng nên cứ hay lo sợ vô cớ, lo lắng người đã khuất không hài lòng. Việc hỏa táng liệu có phù hợp và có điều gì không tốt ảnh hưởng tới người chết không?
Hỏa táng giúp người chết siêu thoát được tốt hơn?
Nhiều người phân vân không biết hỏa táng có nên hay không vì họ tin rằng hỏa táng sử dụng lửa giống như hình thức "tra tấn" dưới địa phủ, sẽ đốt cháy linh hồn người đã khuất, khiến họ luôn luôn phải chịu sự đau đớn và không thể an giấc ngàn thu.
Nhiều nơi khác lại giữ quan điểm, khi mất đi, thứ còn lại là hài cốt sẽ được lưu giữ lại để ở bên phụng thờ tổ tiên, bởi thế, chỉ có hình thức địa táng mới giúp họ làm được việc này.
Thế nhưng hỏa táng không hề ảnh hưởng tiêu cực đến như vậy mà điều quan trọng hàng đầu là bạn phải biết chắc chắn rằng thần thức đã chuyển di ra khỏi thân xác và được giải thoát. Ngược lại, trường hợp không chắc thần thức đã được chuyển di ra ngoài thân xác, việc vội vã đem người quá cố đi Hỏa táng có thể là nguyên nhân gây cho thần thức vô cùng đau đớn, đọa lạc thành các loài quỷ ma.
Dù thiêu hay chôn thì thân xác của người chết không còn cảm giác nóng hay lạnh vì khi tứ đại tan rã, hệ thần kinh ngừng hoạt động, thần thức đã ra khỏi thân xác để đi tái sanh sang cõi khác. Sau khi hoả thiêu, thân xác người chết sau khi được đốt 3,000 độ thì không còn là gì nữa.
Sau khi đốt xong, nhà quàn còn cho vào máy nghiền. Chỉ còn là chất Calcium, màu đen hay xám trắng. Thịt da đã bay tiêu hết, không mùi không vị. Cốt không là gì hết, đó chỉ là chất âm.
Đức Phật không để lại một huấn thị rõ ràng về vấn đề này, vì Ngài muốn chúng ta hiểu xác thân chỉ là sự hỗn hợp của vật chất và sau khi chết, những thứ này lại trở về các nguyên tố Đất, Nước, Gió, Lửa. Phần tro cốt còn lại chỉ là biểu tượng của người qua đời, là người thân mà ta thương yêu.
Chúng ta nên kính trọng, tuy nhiên, không nên quyến luyến quanh những biểu tượng này, không nên sống mãi với quá khứ của họ hay nghĩ rằng chúng ta chẳng còn liên hệ gì với người đã chết.
Theo niềm tin của phần lớn người Đông phương thì khi chết phần lớn người chết vẫn còn mơ hồ chưa biết là mình đã chết, vì thế họ thường quay trở lại nhà và sống như lúc đang còn sống mặc dù người thân chẳng thấy chẳng biết có họ hiện diện.
Có khi họ mượn tạm xác thân đã chết để hiện ra trong chốc lát mà người sống khi thấy hoảng sợ và gọi là “hồn ma”. Kinh nghiệm dân gian cho thấy ở những nơi xảy ra tai nạn chết người “hồn” người chết thường hiện ra với bộ quần áo họ mặc lúc bị tai nạn. Vì lý do đó mà khi chết nên thiêu xác để người chết không thể mượn xác thân của mình để hiện ra nữa hoặc không còn quyến luyến cái thân xác cũ nữa…
Có nên để tro cốt trong nhà
Còn việc để tro cốt, thờ cúng tro cốt ở đâu là sở thích của từng gia đình. Không có gì ảnh hưởng đến người chết cả. Có gia đình mang tro cốt về nghĩa trang an táng, xây mộ, phủ cỏ xanh lên như mọi ngôi mộ khác.
Có gia đình không có người hương khói, thờ cúng thì gửi vào chùa. Cũng có người để một phần tro cốt lên bàn thờ gia đình. Điều này hoàn toàn tùy thuộc vào ý thích của gia đình và phong tục tập quán của địa phương.
Việc để tro cốt ở đâu, có khi còn là ý nguyện của người đã khuất. Có người yêu cầu con cháu thả tro cốt họ xuống sông, xuống biển hoặc rải xuống nơi họ yêu mến và có nhiều kỷ niệm khi còn sinh sống.
Có nên mang tro cốt về giữ trong nhà hay không khi nhiều gia đình có quan niệm thờ cúng một phần tro cốt trong nhà. Các chuyên gia phong thủy khuyên mọi gia đình hỏa táng người chết không nên đem tro cốt về nhà thờ cúng mà hãy đem đi chôn cất, nếu không làm như vậy con cháu có nguy cơ sẽ gặp vận hạn.
Tuy nhiên, khi hỏa táng, người thân của người chết lưu ý không nên mang tro cốt về nhà đặt lên bàn thờ để thờ cúng, mà nên chôn cất.
Người chết là phải về với cõi âm, không nên để hồn người chết vương vấn trên trần gian. Vì vậy, không nên đem tro cốt về nhà thờ cúng mà hãy đem đi chôn cất như bình thường, bởi nếu không làm như vậy thì con cháu sẽ gặp vận hạn.
Gia đình để tro cốt người thân trong nhà dẫn đến ngôi nhà thiếu dương khí, rồi đến đời sau con cháu gặp vận hạn. Chiếc lọ đựng hài cốt có thoát khí ra ngoài khiến ngôi nhà dày đặc âm khí khiến người trong nhà rất dễ bị bệnh.
Nên chôn cất hoặc gửi bình đựng tro cốt lên chùa. Việc chôn cất này cũng cần chú ý rằng phải đặt đứng lọ tro cốt trong tiểu chứ không đặt nằm ngang.
Việc đào huyệt cũng cần cẩn trọng, đào sâu chôn chặt giống như mai táng bằng cách địa táng. Việc đào sâu chôn chặt này sẽ giúp cho phần tro cốt được yên lành, có như vậy con cháu mới không gặp những điều ngang trái, tai họa.
Theo quan niệm của người Việt, con người có hai phần: Thân và Tâm. Thân là kết hợp của tứ đại, khi con người chết thì thân tan rã trở về với cát bụi, còn vong linh thì theo nghiệp lực thọ sanh. Chôn hay thiêu, giữ tro cốt ở đâu không quan trọng. Nếu con cháu dư dả, đem tro cốt người thân gởi ở chùa thì cũng tốt.
Có tro cốt người thân ở chùa, sẽ siêng đến chùa, sẽ có cơ hội gần Phật pháp. Khoảng 5 năm sau tro cất được thờ nên đem rải trên biển là tốt nhất.
Nguyệt Minh