(Lichngaytot.com) Hóa cành vàng lá ngọc trên bàn thờ như thế nào cho đúng, đâu là thời điểm lý tưởng để không phạm tội bất kính, lại dễ dàng mời gọi dòng tiền chảy vào nhà?
Mục lục (Ẩn/Hiện)
1. Hóa cành vàng lá ngọc trên bàn thờ như nào cho đúng?
- Không nên để vàng mã, cành vàng lá ngọc trên bàn thờ cả năm
Nhiều gia đình có thói quen bày biện cành vàng lá ngọc quanh năm trên bàn thờ nhà mình, thậm chí họ để quên ở đó, mặc cho bụi phủ đầy trông rất mất mỹ quan.
Tuy nhiên, các chuyên gia phong thủy khuyên không nên để như tiền vàng mã hay cành vàng lá ngọc lưu trên bàn thờ cả năm. Khu vực bàn thờ được xem là linh thiêng nên trên đó lúc nào cũng phải được giữ cho sạch sẽ, gọn gàng là quan trọng nhất, do đó, gia chủ tránh bày bừa quá nhiều đồ cho dù đó là vàng mã hay cành vàng lá ngọc.
Nhiều người tin rằng họ bày biện những món đồ với mục đích thu hút tài lộc, thế nhưng một khi đã để trên bàn thờ cả năm hoặc thậm chí bám bụi thì chúng vô tình lại mang năng lượng của những thứ cũ kỹ. Hãy tưởng tượng một cái kho để toàn đồ cũ thì làm gì có chỗ trống để thêm cái gì phải không?
Chính vì thế, những thứ này có thể vô tình tạo ra nguồn năng lượng không tốt, ngăn cản những điều tốt đẹp, gây ngưng trệ trong cuộc sống cũng như trong làm ăn. Vì thế, một trong những lưu ý với cành vàng lá ngọc trên bàn thờ đó là gia chủ nên đốt chúng đi khi lau dọn bàn thờ cuối năm, có như thế mới mong đón về nguồn năng lượng mới mẻ hơn cho gia đình.
Nhiều người tin rằng họ bày biện những món đồ với mục đích thu hút tài lộc, thế nhưng một khi đã để trên bàn thờ cả năm hoặc thậm chí bám bụi thì chúng vô tình lại mang năng lượng của những thứ cũ kỹ. Hãy tưởng tượng một cái kho để toàn đồ cũ thì làm gì có chỗ trống để thêm cái gì phải không?
Chính vì thế, những thứ này có thể vô tình tạo ra nguồn năng lượng không tốt, ngăn cản những điều tốt đẹp, gây ngưng trệ trong cuộc sống cũng như trong làm ăn. Vì thế, một trong những lưu ý với cành vàng lá ngọc trên bàn thờ đó là gia chủ nên đốt chúng đi khi lau dọn bàn thờ cuối năm, có như thế mới mong đón về nguồn năng lượng mới mẻ hơn cho gia đình.
- Thời điểm hóa cành vàng lá ngọc trên bàn thờ
Thời điểm trước khi Tết đến thì cần đốt hóa hết vàng mã cùng cành vàng lá ngọc để chuẩn bị tinh thần nghênh đón những điều mới mẻ, thúc đẩy dòng chảy, hỗ trợ việc luân chuyển tài lộc, tiền bạc vào nhà.
Việc hóa vàng mã để trên ban thờ nên làm vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm - như thế gia chủ mới có sự luân chuyển về tiền bạc dồi dào, năm sau nhiều hơn năm trước.
Hóa cành vàng lá ngọc trên bàn thờ như thế nào cho đúng? |
2. Không nên xin đồ ở chùa về nhà
Trong những ngày đầu xuân năm mới, người dân thường đi hái lộc bằng cách chọn những chồi non mang về nhà, nhưng giờ đây chúng ta thay bằng hình thức mua những cành vàng lá ngọc, hoa… mang về.
Đó là lý do ngày nay có nhiều gia đình đi lễ chùa và mang theo cả những cành vàng lá ngọc để cầu sự phú quý, cầu may, sau đó họ xin về để lấy may, cầu sự phú quý.
Đó là lý do ngày nay có nhiều gia đình đi lễ chùa và mang theo cả những cành vàng lá ngọc để cầu sự phú quý, cầu may, sau đó họ xin về để lấy may, cầu sự phú quý.
Thế nhưng các chuyên gia phong thủy khuyên rằng việc này là không nên với lý do:
- Lá ngọc cành vàng là đồ để trang trí, không phải vật phẩm để thờ cúng. Nếu muốn bày lên ban thờ cho đẹp mắt thì nên mua mới, nhưng nên đốt vào ngày Rằm tháng Giêng.
- Bàn thờ là nơi linh thiêng của cả nhà, đồ thờ cúng phải sạch sẽ, thanh khiết, nếu mang những lộc lá kia về gây ra sự rối mắt, rườm rà lại lãng phí và là mê tín.
- Bày cành vàng lá ngọc lên bàn thờ cúng là theo triết lý dân gian, những đồ để trên bàn thờ nên là đồ thật, không nên sử dụng đồ giả rồi tin rằng chúng có thể thu hút tài lộc về nhà.
- Những cành vàng lá ngọc được "ban" ở các chùa chiền, miếu phủ, điện thờ… có khả năng bị nhiễm năng lượng xấu, nhiễm bụi - khuẩn bẩn, hay những thứ không lành khác mà chúng ta không hiểu rõ.
Vậy nên nếu có mua những cành vàng lá ngọc đó dâng lên thì sau khi cúng lễ xong nên hóa đi, không nên mang về nhà.
Hiểu sao cho đúng tục đốt vàng mã? Việc cấm đoán liệu có hiệu quả?
Tục đốt vàng mã, hương với số lượng lớn không chỉ lãng phí, ô nhiễm môi trường mà còn là nguy cơ gây cháy nổ, mất an toàn và đó là chủ đề rất hot trong những
Tục đốt vàng mã, hương với số lượng lớn không chỉ lãng phí, ô nhiễm môi trường mà còn là nguy cơ gây cháy nổ, mất an toàn và đó là chủ đề rất hot trong những
3. Sử dụng đồ giả có mang tội bất kính?
Vì thế, nếu gia chủ muốn dùng lá ngọc cành vàng trang trí thêm cho bàn thờ không ảnh hưởng gì, tuy nhiên cần lưu ý là không nên mua quá nhiều, nên lau dọn sạch sẽ thường xuyên, cuối năm cũng nên đốt chúng đi.
Việc dùng đồ giả không mang thêm tội như nhiều người vẫn nghĩ vì quan trọng là ở tâm ý của người bày biện, nếu có lòng thành tốt thì không có gì phải lo lắng thái quá. Do đó, đừng vì những lời đe dọa mà cảm thấy hoang mang.
Trong góc nhìn của Phật giáp thì dù làm bất cứ việc gì, nơi tâm ý, thái độ và việc làm của chúng ta mới quan trọng chứ không phải ở nơi đồ vật.
Nếu một người cúng dường bằng những phẩm vật sang trọng, đắt đỏ nhưng tấm lòng cao ngạo, trịch thượng, tự mãn vì ta đang làm điều tốt thì đó mới là mất trang nghiêm.
Tuy vậy, ở một khía cạnh khác thì trong việc thờ cúng cũng không nên sử dụng đồ giả, nên dùng đồ tươi mới vì những gì bày trên bàn thờ là biểu hiện của tấm lòng nên dù sao thì dùng đồ thật vẫn là tốt hơn hết.
4. Không tùy tiện cắm chân hương vòng vào bát hương
Không chỉ lá ngọc cành vàng mà vấn đề liên quan đến bát hương trên bàn thờ cũng phải lưu ý vì chúng ta thường tùy tiện bày biện thêm cái này cái kia gây ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống của mình mà không biết.
Hiện nay, ở các nơi thờ tự chùa chiền, đình đền, phủ đều có que sắt cắm trong bát hương để thắp hương vòng. Nhiều gia đình cũng học tập, làm theo và cắm trụ sắt giữa bát hương để thắp hương vòng.
Tuy nhiên, việc cắm thêm trụ này có thể làm "động" bát hương bởi bát hương cần tĩnh và nghiêm cẩn, chính hành động này mới gây xui xẻo cho gia chủ.
Hiện nay, ở các nơi thờ tự chùa chiền, đình đền, phủ đều có que sắt cắm trong bát hương để thắp hương vòng. Nhiều gia đình cũng học tập, làm theo và cắm trụ sắt giữa bát hương để thắp hương vòng.
Tuy nhiên, việc cắm thêm trụ này có thể làm "động" bát hương bởi bát hương cần tĩnh và nghiêm cẩn, chính hành động này mới gây xui xẻo cho gia chủ.
Ngoài ra, việc đặt nhiều đồ kim loại đồng nặng và lớn trên ban thờ được cho là không tốt, khói hương có thể làm khuyếch tán phụ liệu trong đồ đồng, ảnh hưởng tới sức khỏe gia chủ nên hạn chế việc sử dụng kim loại như que sắt để cắm hương vòng.
Nếu muốn cắm trụ sắt mà không "động" bát hương thì ngày 23 tháng chạp là thời điểm tốt để bao sái bát hương, tỉa chân hương - thì sau khi bao sái xong hãy cắm trụ sắt thật thẳng, vững vào chính giữa bát hương. Sau khi hoàn tất việc dọn dẹp ban thờ, khấn vái xong gia chủ sẽ thắp hương vòng lên trụ sắt.
Hơn nữa, hiện nay chúng ta có thể dùng đĩa, khay, tháp dùng để thắp hương vòng cũng rất thuận lợi, tránh việc cắm trụ sắt vào trong bát hương. Khi cần có thể đặt hương vòng vào, sau khi sử dụng chỉ cần rửa sạch cũng rất tiện lợi.