Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Hộ niệm là gì? Tại sao ai cũng nhấn mạnh tầm quan trọng vô cùng của pháp này?

Thứ Ba, 11/04/2023 16:35 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Không phải ai cũng hiểu Hộ niệm là gì và thậm chí là có những người có góc nhìn sai lầm về vấn đề này. Hi vọng chúng ta sẽ sáng tỏ sau khi đọc bài viết sau.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
 

1. Hộ niệm là gì?

Ho niem la gi
 
Theo nghĩa đen của từ Hộ niệm thì “hộ” là bảo hộ hay trợ giúp còn “niệm” nghĩa là tinh thần, tư tưởng. Như vậy, “Hộ niệm” có nghĩa là tìm cách để trợ giúp, nâng đỡ đặc biệt về mặt tinh thần.

Nói cách khác là mình giúp (hộ) cho họ nhớ (niệm) Phật, nhất tâm niệm Phật. Theo đó, Hộ niệm có nghĩa là giúp cho người sắp mất có được chánh niệm bằng cách tụng kinh, nhắc nhở họ nhớ đến Phật, mà không nhớ đến duyên trần.

Duyên trần sẽ khiến họ càng vướng mắc thêm, gây trở ngại cho việc vãng sanh. Do đó, mà người Hộ niệm là chiếc phao để người sắp qua đời có nơi mà nương vào, không bị mất phương hướng.

Hầu hết chúng ta nghĩ rằng “Hộ niệm” tương tự như đi cầu siêu, cầu an cho người đang bệnh nặng và cầu sám hối cho người sắp lâm chung được nhẹ nhàng về cõi Phật.

Trên thực tế, Hộ niệm trong các giai đoạn Bardo liên quan tới cái chết sẽ đề cập đến việc hộ trì, nâng đỡ cho người chết cả về khía cạnh đồng thời được đảm bảo đó là vật chất và tinh thần.
 
Phương pháp và cách thức Hộ niệm cũng được phân chia theo ba giai đoạn tương ứng của Bardo liên quan tới cái chết, đó là:
  • Giai đoạn 1: Hộ niệm cho người lâm chung.
  • Giai đoạn 2: Hộ niệm cho người trong tiến trình chết sau khi hơi thở bên ngoài đã ngừng cho tới khi cái chết bên trong hoàn tất.
  • Giai đoạn 3: Hộ niệm cho người chết trong giai đoạn thân trung ấm 49 ngày
     

2. Lợi ích của Hộ niệm


Hộ niệm thực sự quan trọng vì nó mang lại rất nhiều lợi ích cho cả người mất lẫn nhân thân của họ:

2.1 Giúp người mới chết có được sự định tĩnh

 
Trước khi chết, người bệnh cảm nhận rõ sự đau đớn tột cùng trên toàn bộ cơ thể. Vì ai cũng hiểu sự đáng sợ của nó nên các Thánh nhân đã chuẩn bị rất kỹ việc này từ việc dành cả cuộc đời tu tập, thiền định, giúp người,... Những việc này cũng là để có thể chủ động những giờ khắc cuối cùng của cuộc đời, có cơ hội thành tựu giác ngộ tối thượng.

Ngược lại, hầu hết chúng ta sợ hãi lo âu về cái chết nhưng không biết cách chuẩn bị đối phó ra sao. Vì thế, chỉ có thông qua Hộ niệm làm phương tiện trợ giúp tinh thần có sự chuẩn bị và lựa chọn sáng suốt trước khi qua đời.

Nhờ hộ niệm mà ta vững vàng tâm thức khi đối diện giữa cái chết và sự tái sinh, nhờ thế mà có được sự bình an, sáng suốt ngay lúc từ giã cõi trần gian để về thế giới bên kia.
 

2.2 Giúp vong linh dễ siêu thoát hơn


Khi một người vừa dứt hơi thở, khoảng 2 tiếng sau thì thần thức mới rời khỏi thể xác, sau đó họ có 3 lối rẽ để đi.
  • Thánh đạo, vãng sinh Cực Lạc tức thời: Chỉ dành cho những người cực thiện.
  • Thiện đạo, có được tốt đẹp ít khổ. Nhưng vẫn còn quanh quẩn luân chuyển vào nhân đạo hoặc thiên đạo.
  • Ác đạo là con đường trầm luân thọ khổ muôn kiếp. 
Vậy nên thời điểm này rất cần thiết cho việc Hộ niệm, niệm Phật giúp ta có cơ hội thoát khỏi Ác đạo còn những vị có tu tập dễ rẽ theo con đường Thánh đạo hoặc Thiện đạo.
 
Người bệnh được vãng sanh hay không, ngoài việc bản thân họ tu tập ra thì phần lớn là nhờ vào sự hỗ trợ của Hộ niệm. Vì thời điểm cận tử thì tinh thần hoảng loạn, không biết nên làm gì, nếu được nghe những lời Hộ niệm thì không khác gì bản thân được chỉ dẫn.

Hộ niệm chính là những hướng dẫn cụ thể, thực tiễn, chính xác, chi tiết, nhờ vậy người phàm phu mới khỏi bị lạc đường mà vãng sanh.

Theo Kinh điển, ai khi lâm chung nhất tâm niệm danh hiệu Phật ba lần sẽ có thể được vãng sinh Tịnh độ. Thậm chí, nếu được nghe dù chỉ một danh hiệu Phật mà phát khởi tín tâm cũng có thể được rất nhiều lợi ích như thoát khỏi sự chi phối của nhiều nghiệp xấu ác, sinh về những cảnh giới tốt đẹp. 
Làm gì để tái sinh làm người: Thân mạng đáng quý đừng lãng phí nó!
Chỉ khi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Làm gì để tái sinh làm người chúng ta mới nhận ra rằng cơ hội này vô cùng mỏng manh, thế nhưng không phải ai cũng biết

2.3 Vun đắp tình người

 
Việc Hộ niệm ngoài mục đích siêu độ hương linh còn thể hiện tình cảm của các Phật từ với gia chủ. Từ chia sẻ, động viên, an ủi gia chủ trong lúc đau thương, mất mát đồng thời Hộ niệm sẽ cảnh tỉnh, cảm hoá các thành viên trong gia đình, thân tộc hướng về Chánh pháp.
 
Khi một gia đình có tang sự, không chỉ có người thân mà cả người tới Hộ niệm và mọi người đều chung tay lo liệu. Sự xuất hiện của những người tới Hộ niệm khiến tang lễ trở nên ấm cúng, bớt lạnh lẽo tang tóc đau thương.

Họ cũng phúng viếng bằng một thời kinh cầu nguyện, đem lời Phật dạy để chia buồn. Lúc này họ đã phụ giúp phần tâm linh trong mấy ngày tang gia bối rối để người thân trong gia đình người vừa mất có thời gian lo việc khác. 
 

2.4 Hộ niệm cũng là hoằng pháp

 
Hộ niệm không chỉ cho người mới mất hay người đang hấp hối mà còn giáo hóa cho cả hàng thân quyến của họ. 

Bên cạnh việc tụng kinh niệm Phật để khai thị cho người bệnh hoặc người mới qua đời thì việc chính yếu là phải chia sẻ đạo lý, hướng dẫn những điều cần thiết cho cả những người ở lại.

Thế nên Hộ niệm còn là “mượn tử độ sinh”. Theo đó, Hộ niệm còn mang nhiều ý nghĩa, giá trị và lợi ích trong việc hoằng dương Phật pháp.
 
Thông qua Hộ niệm có thể vừa giúp người sắp mất hay người mới mất nương theo giáo pháp của Đức Phật vừa gieo duyên lành, dẫn dắt thân nhân của họ quay về Chánh đạo. 
 

3. Hộ niệm cho người thân như thế nào cho đúng?

Ho niem nhu the nao moi dung
 

3.1 Người bệnh nên chuẩn bị gì?

  • Phải có ý chí tu tập, dứt khoát buông bỏ muộn phiền, lo lắng và hận thù trong lòng. Nhớ lời Phật dạy, thế gian là vô thường, ta nên chuẩn bị cho sự ra đi của mình sao cho thật thanh thản nhất có thể.
  • Buông bỏ tất cả những trói buộc của vật chất, tài sản như tiền bạc, nhà cửa, đất đai, địa vị, danh lợi để giao lại cho con cháu hoặc bố thí làm phước,... không luyến ái người thân vợ, chồng, con cháu…
  • Điểm quan trọng nhất là đừng sợ chết. Chúng ta đang chuẩn bị sang một chuyến tàu khác của kiếp sống. Phải hiểu ra rằng đây là lúc ta thoát khỏi thân người nhơ nhớp đã trói buộc ta với bao điều khổ lụy. Nếu bỏ được thân này, sanh về Cực Lạc thọ thân kim cương thanh tịnh, sẽ thoát khỏi luân hồi khổ thú, hưởng vô sự an vui.  

3.2 Người nhà nên làm gì?


Những người trong thân quyến đóng vai trò quan trọng trong việc Hộ niệm người bệnh để họ được vãng sanh. Bản thân họ cũng được phước báu nếu thực hiện những việc sau cho người nhà đang bị bệnh và sắp qua đời.  
  • Gia đình phải tận tình chăm sóc, hết lòng thương yêu và chia sẻ những khó khăn với họ.
  • Cần cho họ biết rõ họ bị bệnh gì để đối mặt, đừng giấu kín vì sợ họ đau lòng. Nếu không lúc lâm chung họ sẽ sinh oán hận, khó siêu thoát.
  • Nên khuyên người bệnh giải toả oán hận, sân si, đừng chấp giữ thì mới có thể giải thoát, tránh làm cô hồn lang thang.
  • Nên nhắc lại những công hạnh thiện lành họ đã tạo trong đời sống vừa qua để họ vững niềm tin và có sự thanh thản trước cái chết.
  • Hãy lắng nghe tâm nguyện của họ một cách chân thành và cố gắng thực hiện trong khả năng. 
  • Có người nào khi sống gây oán thù với người bệnh, không được đến thăm nom, tiếp xúc, vì dễ khơi dậy lòng sân hận của họ.
  • Người nào quá yêu thương, gắn bó không rời với người bệnh thì khi hấp hối, người ấy không được đứng đối diện nếu không người bệnh không thể tự tại vãng sinh được.
  • Người bệnh nằm ở bệnh viện, nếu bệnh tình khó qua khỏi được, hãy đưa về nhà, sắp đặt chỗ thanh tịnh, hướng cho họ niệm Phật. 
  • Người tới thăm không nên ở lâu và nói những chuyện không đâu rồi khóc lóc, kể lể, khơi dậy niềm đau nỗi khổ cho họ. Nếu có thể thì nên im lặng là tốt nhất.
  • Nếu gia đình con cháu thật sự muốn báo đáp ân nghĩa cho người thân, thì nên niệm Phật, ăn chay, tránh sát sinh, uống rượu, tà dâm, phải tích cực phóng sinh làm phước cho người bệnh vào lúc này.
  • Khi mời ban Trợ niệm đến đừng quên cảm ơn và nghe theo sự hướng dẫn của họ cùng cộng tác tham gia niệm Phật trợ niệm cho người thân của mình. Nên tụng kinh cầu siêu suốt trong thời gian từ khi mất cho đến trải qua 49 ngày. 
  • Không nên kêu khóc lớn tiếng, nhớ tỏ thái độ có lòng thương kính từ ái và tuyệt đối không được dùng lời nói mất hòa khí trong gia đình. Tuyệt đối, không nên đem việc nhà ra bàn luận, chớ khiến họ phiền muộn, tham, sân, si nổi lên.

3.3 Người đi Hộ niệm chuẩn bị những gì?

  • Người đi Hộ niệm dù bản thân chưa siêu nhưng vẫn có thể cầu siêu cho người khác. Chỉ cần chí thành, thanh tịnh trong lúc Hộ niệm là đủ. 
  • Người đi Hộ niệm nên ăn chay, thanh tịnh, tâm từ bi, cung kính đối với người mất.
  • Không được đụng chạm hoặc cho người nhà đụng chạm đến người mất, cần để qua 8 tiếng đồng hồ. 
  • Nên khuyên người thân không nên gây xáo trộn khóc than, ai không dằn lòng được xúc động, thì tốt hơn hết là nên mời họ bước ra ngoài.
  • Thái độ và cung cách, lời nói phải hiền hòa dịu ngọt, nên khuyến nhắc người bệnh nhớ niệm Phật và cần gợi lại những công hạnh mà người bệnh đã thực hiện.
  • Ngoài việc niệm Phật và khuyến nhắc bệnh nhân ra, tuyệt đối không được nói lời gì khác.
  • Tùy trường hợp, hoàn cảnh mà linh động niệm Phật to tiếng hoặc nhỏ tiếng, tốt hơn hết là chỉ niệm vừa đủ nghe, không nhỏ quá và cũng không nên lớn tiếng quá, chậm rãi và từng chữ cho thật rõ ràng.
  • Phải thay phiên nhau niệm Phật không cho gián đoạn, cần khuyến khích thân nhân cùng thay phiên nhau niệm Phật. Trong phòng bệnh, ngoài tiếng niệm Phật ra, tuyệt đối phải giữ yên lặng, không được nói chuyện ồn ào.
  • Khi người bệnh đã qua đời cứ để như vậy mà chí thành niệm Phật liên tục, không nên sửa làm động đậy bệnh nhơn, ít nhất là 2 tiếng đồng hồ vì sau khi tắt thở, thần thức chưa rời khỏi xác thân.   

4. Hiểu nhầm thường thấy về Hộ niệm


Hieu nham thuong thay ve ho niem
 

4.1 Hộ niệm có thể giúp người chết được đới nghiệp vãng sanh?


Người Hộ niệm chỉ đơn giản là người trợ giúp khoảng 20-30% còn 70-80% vẫn là ở bản thân của người bệnh hoặc người vừa qua đời.

Người Hộ niệm chỉ xuất hiện để dìu dắt, hướng dẫn người bệnh có thể tự mình thực hiện cho được đúng pháp, làm được những điều cần phải làm để họ vãng sanh. Nếu người bệnh làm không được thì mất vãng sanh, dẫu rằng họ từng niệm Phật rất nhiều trước đây.

Trong khi đó những người mà tịnh nghiệp của họ đã thuần thục, hiện đời họ đã niệm Phật, nhất tâm bất loạn, là bậc thượng căn thượng trí thì việc Hộ niệm không cần thiết nữa vì họ đã tự mình vãng sanh.   
 

4.2 Hộ niệm là làm hộ giúp vong linh?


Không có chuyện một người bản thân suốt đời không tu thân, hướng Phật mà lúc qua đời chỉ cần Hộ niệm là được vãng sanh.

Không ai có thể niệm Phật giùm cho ai được cả, trước sau gì người bệnh cũng phải tự niệm Nam mô A Di Đà Phật với lòng thành tâm, chí thành, chí kính và nguyện vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thì mới vãng sanh.

Chính vì thế, nếu tin rằng Hộ niệm là niệm Phật thay người bệnh thì hoàn toàn không đúng pháp.

Việc Hộ niệm bề ngoài có vẻ như giống như đang cầu nguyện, mong cầu và nương tựa hoàn toàn vào tha lực chư Phật. Điều này đã khiến cho nhiều người ngộ nhận về năng lực siêu nhiên nhưng thực ra là tự bản thân mình tạo ra thành tựu chứ không phải ai khác.
 

4.3 Hộ niệm không phải là cầu siêu?


Hộ niệm hay trợ niệm không phải là cúng cầu siêu, cúng thất tuần, lập trai đàn cầu siêu các vong linh như cách mọi người vẫn nghĩ.

Ban Hộ niệm chỉ là những người giúp đỡ người sắp chết, trong giai đoạn quan trọng của cận tử nghiệp không đủ sức niệm A Di Đà Phật lên để cảm ứng đạo giao với Chư Phật do những nghiệp xấu và các oan gia trái chủ tìm đến đòi nợ.

Trong khi đó cúng cầu siêu là cúng cầu cho những vong linh (người đã chết rồi) sớm được siêu thoát. Có thể nói, hai việc này hoàn toàn khác nhau về bản chất.
 

4.3 Hộ niệm chỉ có ở pháp môn Tịnh độ?


Trước đây ở Việt Nam ít người biết đến Hộ niệm, hầu hết là ai đó qua đời rồi mới nhờ cầu siêu. Ngày nay khi từ Hộ niệm xuất hiện nhiều khiến họ nghĩ rằng đây là pháp mới được nghĩ ra của người tu theo pháp môn Tịnh độ.

Hộ niệm đúng là một vấn đề rất hệ trọng đối với những người tu theo pháp môn Tịnh độ, nhưng thực ra Pháp Hộ niệm vãng sanh là của Phật giáo để lại.
 
Ngay từ bên Trung Hoa, họ đã thực hiện Pháp Hộ niệm cả hàng ngàn năm qua. Đến nay Việt Nam mới có cơ duyên biết được khái niệm này một cách rộng rãi, thế nên Hộ niệm không thuộc quyển sở hữu của riêng ai.

Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục:
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X