Thứ Ba, 19/09/2017 08:44 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Hiện tượng chết đi sống lại rất hiếm gặp nhưng đã xảy ra không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác nhau nhưng cho đến lúc này khoa học vẫn chưa thực sự giải thích cụ thể về hiện tượng này.
Hiện tượng chết đi sống lại
Con người còn có hai loại chết: chết thật và chết giả. Chết thật là không bao giờ còn sống lại nữa, họ bước sang giai đoạn chuyển dạng thức để thành thực thể vong hồn. Chết giả, y học gọi là chết lâm sàng, tâm linh gọi là cận tử…
Chết lâm sàng là người đã ngừng thở, tim ngừng đập, đồng tử giãn rộng – có thể xem như trạng thái của người đã chết. Nhưng sau đó vài giờ, thậm chí sau vài ngày bỗng nhiên người được coi là đã chết sống lại có thể vài giờ hoặc tiếp tục sống… Khoa học tâm linh xem việc người chết sống lại dưới các nguyên nhân sắc thái siêu nhiên với những nhận thức mới trên cơ sở khoa học tâm linh.
Chết lâm sàng là một trong những trạng thái rất hiếm gặp ở con người, trạng thái này hiện đang một trong những vấn đề chứa nhiều bí ẩn mà khoa học vẫn đang khám phá và tìm hiểu. Hiện tượng chết lâm sàng được hiểu đơn giản là một trạng thái đặc biệt mà ở đó có sự tồn tại giới hạn giữa sự sống và cái chết.
Vào trạng thái chết lâm sàng này người sẽ có hiện tượng tim ngừng đập, não không hoạt động. Tuy nhiên, người người này không có nghĩa là đã chết mà đang ở một tráng thái thứ 3 nào đó, giữa sự sống và cái chết. Ở trạng thái chết lâm sàng này, các tế bào trong cơ thể con người vẫn còn sống.
Thông thường, để đưa người chết lâm sàng sống lại bằng kích thích rung tim và sưởi ấm cơ thể. Song vẫn có nhiều trường hợp không thể sống lại được. Do vậy, để dùng cách này đánh thức “người chết lâm sàng” bằng việc kích thích nhịp tim nhưng vẫn bảo vệ bộ não là một bài toán mà các nhà khoa học đang cố gắng giải đáp.
Trạng thái chết lâm sàng này hiện nay đang được khoa học đưa vào ứng dụng một số ca phẫu thuật phức tạp, chẳng hạn như phẫu thuật các phần trong não bộ do chứng phù não. Đây là một căn bệnh rất nguy hiểm, tỉ lệ tử vong cho bệnh này thường rất cao, do vậy việc chữa trị bằng hiện tượng này cũng đang rất khó khăn.
Trên thực tế, những người quản lý nhà xác ở các bệnh viện nhất là bệnh viện lớn thường có cơ hội chứng kiến các hiện tượng này và không ít báo chí đưa tin về những sự việc tương tự xảy ra ở nhiều quốc gia khác nhau. Từng có cậu bé
chết đi sống lại và kể lại việc mình gặp Chúa.
Tại Việt Nam năm 2011 báo chí đưa tin rầm rộ có bằng chứng về một người ở Củ Chi sau khi chết hơn chục ngày sau đã sống lại. Sau đó 7 – 8 tháng họ lại chết và không bao giờ sống lại.
Lý do mà chết đi sống lại là vì nghiệp về tuổi thọ và sự sống của người đó chưa kết thúc và một phần do tâm thức của hương linh đó mới vừa chết trong thời gian đó đang tìm kiếm một cảnh giới để tái sinh thích hợp.
Tức là lúc này họ đang tìm cha mẹ trong tương lai có mẫu số nghiệp na ná giống nhau với một biên độ nhất định nào đó. Nhưng họ tìm không ra cho nên sự tái sinh đó không được thành tựu và như vậy họ lại tiếp tục tạm thời sử dụng cơ thể này để duy trì sự sống thêm một thời gian nhất định và những người chết đi sống lại thường thời gian tồn tại thêm vài ngày có khi vài tháng, hiếm khi nào qua được 2 – 3 năm.
Theo ThS Huynh, có rất nhiều các dạng chết khác nhau: Chết vì đã hết hạn mức thời hạn ở dạng thức thực thể ở cõi trần - chết già và dạng chết ngoại lệ. Vì theo thuyết tự nhiên “mọi thực thể ở các dạng thức đều có hạn mức thời gian tồn tại, hết hạn mức phải chuyển dạng thức” và nữa “mỗi thực thể có hạn mức thời gian tồn tại khác nhau và không thực thể nào có thể không tuân theo quy luật “sinh lão bệnh tử” đến hạn phải chết, phải về
nơi chín suối.
Nhưng có những cái chết ngoại lệ và dạng chết này cũng có hàng trăm kiểu khác nhau: chết tự nguyện: tử tử; chết do bắt buộc: bức tử hay cưỡng tử: án tử hình, loại bỏ hài nhi, tai nạn…đó là dạng miễn cưỡng phải chết. Nhưng dù đó là kiểu chết và dạng thực chết nào cũng là một điểm dừng để chuyển dạng thức mà thôi.
Có nên tin về những điều ai đó kể sau khi sống lại
Thông thường người chết đi sống lại rơi vào tình trạng hoang tưởng vì họ đã chết thực sự chứ không phải chết lâm sàng. Tình trạng hoang tưởng đó khiến người đó kể y hệt như là mình đã chứng kiến như là một khách lữ hành thăm quan từ địa ngục cho tới thiên đường mà trên thực tế là không phải vậy. Các dữ liệu đó được gọi là tái dựng bằng những gì mà người đó có kiến thức liên hệ đến văn hóa, phong tục, tập quán, tôn giáo. Cho nên, chúng ta không nên tin những câu chuyện được kể lại từ những người chết sống lại.
Đơn giản chúng ta nghĩ họ như gấu bắc cực suốt 6 tháng băng tuyết với thời tiết -30 độ hoàn toàn các hoạt động tri giác của nó ngưng hẳn nhưng nó vẫn sống, nó không thức, không ăn, không đi vệ sinh. Sau 6 tháng đứng dậy và đi lại bình thường. Hiện tượng này được Phật Pháp gọi là Diệt Thọ Tượng Định nghĩa là một trạng thái Thiền Định mà các hoạt động ý thức tri giác ngưng hoạt động. Bồ Đề Lạt Ma được ghi nhận là người trải qua 8 năm Thiền Định về hiện tượng đó.
Người chết đi sống lại là đang trải nghiệm một loại Thiền Định Diệt Thọ Tượng trong khoảng thời gian nhất định khi sự chết của họ chưa thực sự kết thúc thì đó là những nguyên nhân chính mà hiện tượng này đã có mặt như một hiện thực và chúng ta cần nghiên cứu sâu hơn.
Những người nghiên cứu phạm sai lầm là khi cố hỏi người mới sống lại, bắt họ trả lời những câu hỏi theo mẫu định trước, trong khi còn chưa kịp tỉnh táo để hiểu gì đã xảy ra. Kết quả là họ thu được một bản dịch những cảm giác của người bệnh trong quá trình tỉnh lại, được diễn đạt bằng ngôn ngữ thông thường với các đường ống, ánh sáng... toàn là thông tin họ đọc ở đâu đó.
Tuy nhiên, những bệnh nhân vô thần lại không thấy gì cả, thậm chí không nhớ nổi điều gì đã xảy ra khi chết lâm sàng. Như thế là đã rõ: Khi hồi tỉnh, não bộ rà soát nhanh lại toàn bộ bộ nhớ, vì vậy những gì bệnh nhân kể cho các nhà khoa học chỉ là điều đã được ghi nhận trong não bộ của họ từ trước, không hơn không kém”.
Chuyên gia Bagdasarov sau một thời gian dài nghiên cứu đã nhận định: “Chúng tôi đã từng nghiên cứu hơn 20 bệnh nhân ngoan đạo tỉnh lại sau khi bị ngất. Họ cũng kể về những cảm giác nhẹ hẫng, về đường ống, ánh sáng chói lòa, thân nhân, thiên thần,… mặc dù rõ ràng người bị ngất chưa thể ở ranh giới của sự sống và cái chết, cũng như không thể thấy được thế giới bên kia.
Điều đó khẳng định thêm quan điểm về sự rà soát nhanh bộ nhớ trong quá trình bệnh nhân tỉnh lại, dù bị ngất hay chết lâm sàng. Kết luận này khiến chúng tôi phải đặt lại câu hỏi: Vậy bản chất của chết lâm sàng là gì? Ranh giới giữa sự sống và cái chết như hiện nay chúng ta vẫn tin tưởng đã chuẩn xác chưa?…”.
Điều này cho chúng ta thấy thời gian rất quý báu vì thế nên tận dụng để làm những việc có lễ có nghĩa cho mình cho người. Vì giá trị thật của con người không ở việc sống thọ hay chết yểu mà là sống như thế nào tức là liên quan tới chất lượng của cuộc sống. Mà cao nhất của chất lượng của cuộc sống là hạnh phúc và làm các việc thiện.
Minh Minh (Tổng hợp)