Hậu quả của nạo phá thai theo góc nhìn của Phật giáo

Thứ Ba, 07/04/2020 15:46 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Hậu quả của nạo phá thai có thể chưa thấy ngay nên có rất nhiều tình huống chủ quan và khách quan dẫn đến việc người mẹ tìm cách phá thai. Nhưng nếu bạn tìm hiểu kỹ bạn sẽ thức tỉnh về hành động tội lỗi của mình ngay lập tức.

Nguyên nhân việc nạo phá thai tràn lan


Phá thai được định nghĩa y học như thuật ngữ về có chủ đích một sự kết thúc thai nghén bằng cách loại bỏ phôi hay thai nhi khỏi tử cung trước khi đến hạn sinh nở. Trong khi đó “ sẩy thai “ là kết thúc sự sống thai nhi một cách tự nhiên.

Tính pháp lý, sự phổ biến, tính văn hóa, và tính tôn giáo của việc phá thai rất khác biệt tại từng quốc gia trên thế giới. Có nhiều nơi xem đây là việc hợp pháp, bảo vệ quyền quyết định của người mẹ - cuộc sống trực tiếp bị ảnh hưởng bởi cái thai họ đang mang. Tham khảo: Cách giải nghiệp phá thai để lòng bạn cảm thấy thanh thản hơn
 
 

Người lớn phá thai


Ở nhiều nơi trên thế giới có sự tranh cãi và chia rẽ lớn về các khía cạnh đạo đức và pháp lý của việc phá thai và đó luôn là chủ đề nóng trong chính trị tại nhiều quốc gia và cho tới nay, việc này vẫn chưa có hồi kết.

Việc nạo phá thai được coi như một hoạt động hợp pháp công khai đi kèm với chính sách “Kế Hoạch Hóa Gia Đình“ hay "Sàng lọc trước sinh và sơ sinh nhằm hạn chế dị tật bẩm sinh ờ trẻ em” của Chính phủ mà vô hình chung việc nạo phá thai ở tuổi trẻ được chính thức chấp nhận như là một biện pháp kế hoạch hóa gia đình hay kiểm soát sinh sản.

Hiện nay, càng ngày có càng nhiều người mẹ khi mang thai lo nghĩ về sức khoẻ, nhan sắc, về kinh tế gia đình,... cho rằng đó là lý do chính đáng nên khi thấy mình mang thai bèn tìm cách phá. Hoặc cũng có những người mẹ, gặp tình trạng không mong muốn khi khám thai và phát hiện trẻ bị dị tật nên cũng tìm đành phá bỏ theo lời khuyên của bác sĩ...

Một trong những nguyên nhân phá thai đáng lên án nhất đó là dù đang sống ở thời kỳ hiện đại nhưng vẫn còn nhiều gia đình trọng nam, khinh nữ và đây là nguyên nhân nhiều thai nhi khi được biết là mang tính nữ sẽ bị nhiều gia đình loại bỏ vì họ muốn có con trai.

Người trẻ phá thai


Đáng đau lòng hơn đó là ngày càng nhiều trẻ vị thành niên đi phá thai chỉ vì sự thiếu hiểu biết của mình. Sự thật là con trẻ có những diễn biến tâm lý khá giống nhau đó là sự phát triển sự tò mò và tâm lý muốn chứng minh "Tôi đã trưởng thành”.

Đó là lý do những đứa trẻ ở độ tuổi 15 tuổi - 17 tuổi hiểu về giới tính và tình dục trở nên mạnh mẽ hơn do các phát triển khác nhau của cơ thể và dưới tác động của các Hormon tính dục dẫn trẻ đến những hoạt động tính dục để thỏa mãn sự tò mò.
 
Chúng ngộ nhận đó là tình yêu và không có được sự chỉ dẫn thích hợp từ người lớn tuổi ngoài sự cấm đoán càng khiến chúng càng tò mò và nhất là khi nghe những lời thách thức của chúng bạn đẩy chúng tới những quyết định sai lầm.
 
Phần lớn có xu hướng “hiện đại” và “thoáng” hơn trong tình yêu mà không lường trước được hậu quả do thiếu kiến thức về giới tính, về giáo dục hôn nhân. Lỡ may gây ra hậu quả đán tiếc mà việc họ còn dang dở nên chúng chỉ còn cách duy nhất là phá thai để còn tiếp tục học hành. 

Một sự thật đau lòng từng được nhắc đến đó là "tháng chín là tháng phá thai" vì sau kỳ nghỉ hè nhiều vấn đề đã xảy ra và nhiều bé gái mang thai, trước khi trở về tựu trường vào tháng chín, chúng đành đi phá thai.

Tâm lý trẻ con, non trẻ chúng không thể hiểu được hết những hậu quả mà bản thân đã gây ra do lỗi lầm của mình vì thế, nếu là bậc phụ huynh thì chúng ta nhất định phải tìm cách ngăn chặn tình trạng này càng sớm càng tốt.

Những ông bố, bà mẹ nên đặt sự giáo dục con mình lên hàng đầu thay vì chỉ chú trọng đến việc kiếm tiền và theo đuổi danh vọng.

Phải ưu tiên việc giáo dục là nhiệm vụ quan trọng nhất, vì nếu có thể dạy con tốt thì điều đó rất quý, có giá trị hơn việc kiếm nhiều tiền bạc cho chúng. Cha mẹ chịu trách nhiệm dạy dỗ con mình bằng mọi cách đừng để khi xảy ra sự cố rồi nói giá như.
 
Thầy cô giáo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc gánh vác trọng trách huấn luyện và rèn đúc đạo đức cho trẻ em. Họ không chỉ dạy trẻ kiến thức mà còn hướng dẫn các con trở thành người có ích cho xã hội, hiểu hơn về sự phát triển của tâm sinh lý của chính mình để tìm cách kiểm soát bản thân.
 
 
 

Hậu quả của nạo phá thai theo khía cạnh Phật giáo


Ở ngoài xã hội, giết người rất bị lên án, nhưng người ta khá thờ ơ với chuyện phá thai, bởi họ nghĩ đơn giản thai chưa chào đời nên chưa được tôn trọng ứng xử như một con người. Nhưng với Phật giáo, thai nhi đã là một con người, gắn bó chặt chẽ sinh mệnh của nó với sinh mệnh và tâm tính của người mẹ.

Có quá nhiều quan điểm khác nhau về việc phá thai dựa trên niềm tin khác biệt, nhưng với đạo Phật đó thường là hành động sai trái, dù pháp luật một số số nước không ngăn cấm nhưng người tin và làm theo lời Phật dạy biết rằng việc này tương đương với việc giết người.

Vì theo đạo Phật, tâm quả tái sinh, ngay khi thụ thai là đã mang đầy đủ phước báo làm người. Không ai có quyền chấm dứt sự sống chính đáng ấy. Vì thế bất cứ ai có chủ ý phá thai dù dưới bất cứ nguyên nhân chủ quan, khách quan nào đều phạm vào giới giết người. Xem thêm: Vong thai nhi - nhiều điều chưa biết về phá thai ta đã để lại hậu quả khôn lường

Đức Phật đã nói đến tội ác phá thai hơn 600 năm trước Kinh Thánh. Đức Phật đã gọi dứt khoát, rõ ràng “tự phá thai mình” là một tội, phải chịu quả báo hết sức nặng nề và kéo dài. 

Đức Dalai Lama, khi trả lời về vấn đề này cho các nhà khoa học phương Tây đã khẳng định: “Phật giáo quan niệm rằng ý thức xâm nhập vào sinh vật ngay từ phút giây đầu tiên của sự thụ thai, bởi lẽ đó mà phôi bào vẫn được coi như là một sinh vật. Cho nên chúng tôi xem hành động phá thai cũng giống như việc cướp đi sự sống của một con người”. (Theo Beyond Dogma, HH the Dalai Lama.Rupa & Co., 1996. tr.11).

Đạo Phật thường nói về Luân hồi, nghiệp quả và chết không có nghĩa là hết mà vong hồn đó nếu đủ duyên sẽ được chuyển kiếp thế nhưng nếu chúng còn nhiều sân hận thì khó lòng mà giải thoát.

Nếu nhìn sâu thẳm vào nghiệp báo của mỗi người thì mối quan hệ giữa bất cứ ai trong gia đình đều có những mối nợ ân oán trong đó, ân thì đền, oán thì trả. Do đó, nếu ta tự động chấm dứt sinh mạng thai nhi thì oán càng thêm oán cho dù việc trẻ không được sinh ra làm người cũng là do duyên, nhân quả của trẻ.
 
 
Với vai trò người làm cha, làm mẹ thì nếu con cái có tạo bất cứ nghiệp gì cũng tìm cách nâng đỡ con hướng thiện, không đổ lỗi, oán trách, hận thù, xa lánh. Vì thế, khi con trẻ đến với gia đình chúng ta, ở trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng nên được đón nhận. Nếu không chúng sẽ oán hận ta và lại càng khó được siêu thoát.
 
Trong kinh Phật dạy: “Lấy oán báo oán, oán nọ chất chồng. Lấy ân báo oán, oán liền tiêu tan”. Do vậy, những người mẹ nhận thức được oan nghiệp phá thai này, nên tìm hiểu về tâm linh, thành tâm sám hối nghiệp chướng đã gây tạo. 
 
Cho dù bạn có tin hay không thì mọi thứ nó vẫn tồn tại theo cách nó vốn có, không có nghĩa là không thấy thì không tin.

Bạn hãy cố gắng trở thành người sống nhân hậu để con cháu được nhìn thấy mà được an ủi. Hàng ngày dù làm một việc thiện nhỏ cũng hoan hỷ, hồi hướng công đức cho tất cả người thân yêu chung quanh và tất cả những ai đang đau khổ, kém may mắn hơn mình. 
 
Lúc này, chúng ta chỉ có thể khuyên các bà mẹ chứ không thể khuyên linh hồn các hài nhi.

Thực tế rằng vì tâm niệm linh hồn các hài nhi đã hoàn toàn bị oán hận che mờ mắt, không chỉ không nghe người khác nói mà còn chẳng thèm trả lời họ. Linh hồn các hài nhi có năng lượng rất lớn, chúng có thể can nhiễu vòng từ trường bao bọc xung quanh con người, nhất là khi chúng tức giận, chúng sẽ tìm mẹ báo thù, dày vò người mẹ.
 
Vì các vong nhi suốt ngày đeo bám nên nỗ lực của bản thân người mẹ trong việc tu thâm, tu tâm là điều vô cùng quan trọng. Người mẹ có thể lấy phúc báo của mình để đền đáp lại cho linh hồn của con.
 
Từ đó có thể thấy rằng người mẹ hàng ngày đều cần tu dưỡng tâm tính, buông bỏ những dục vọng và nhân tâm không tốt do bản thân tự nhận thức và tu sửa.