(Lichngaytot.com) Khi hạt Xá lợi trở nên phổ biến như hiện nay khiến chúng ta thêm phần nghi ngại. Vậy Hạt Xá lợi hay Xá lị là gì, có linh thiêng như những gì chúng ta vẫn nghĩ và nó có thật hay không vẫn còn là thắc mắc của khác nhiều người.
Có thể chúng ta nghe ai đó thường xuyên nói rằng chùa đó có Xá lợi Phật nên thiêng lắm nên chăm lui tới nhưng không phải ai cũng hiểu rõ Hạt Xá lợi hay Xá lị là gì? Hãy cùng lichngaytot.com giải đáp thắc mắc này của bạn:
1. Hạt xá lợi hay xá lị là gì?
Xá lợi hay xá lị (sarira – sharira) là một từ vay mượn từ tiếng Phạn, ban đầu có nghĩa là “thân thể”, nhưng khi được sử dụng trong các văn bản Phật giáo nó có nghĩa là “di vật”.
Trước đây, khi nói đến xá lợi hay xá lị là liên tưởng ngay tới Xá lợi của Đức Phật Thích Ca. Tuy nhiên, hiện nay, khi một số tu sĩ đáng kính qua đời cũng để lại những viên ngọc kỳ lạ như viên ngọc trai, hổ phách hoặc tinh thể màu... người ta cũng gọi đây là Xá lợi được cho là đến từ các cảnh giới khác, chứ không phải từ thế giới này. Mọi người tin rằng đây được cho là biểu hiện trình độ tâm linh của các vị tu sĩ đó.
Theo đó, xá lợi xá lị là kết quả của quá trình tu hành và khổ luyện và là kết quả của quá trình tu dưỡng đạo đức, chỉ xuất hiện ở những người có tấm lòng đại từ đại bi, luôn làm việc thiện. Xem thêm: Đôi điều nên hiểu về xá lợi Phật
Nhờ vào việc đạt Chính Quả mà cơ thể các vị cao tăng tích lũy được một dạng vật chất trong cơ thể, chúng sẽ lưu lại trong tro cốt sau khi hỏa táng, và có hình dáng giống hạt ngọc hay đá quý.
Xương cốt của người bình thường thì chỉ qua độ nóng mấy trăm độ đã biến thành tro. Còn xá lợi của các vị cao tăng này qua nhiệt độ 1.000 độ C vẫn không tan chảy.
Theo Wiki cho biết, các sách của Phật giáo có ghi rõ: sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni tạ thế, thi thể ngài được hoả táng, sau đó trong tro cốt người ta thu được nhiều viên cứng, có những viên trong suốt, long lanh như ngọc, đựng đầy trong 8 hộc 4 đấu. Người ta gọi đó là Xá lợi.
2. Hạt Xá lợi có thật hay không?
Theo tài liệu của Hòa thượng Thích Chơn Hạnh sưu tầm được từ nhiều nơi trên thế giới thì người ta vốn không tin và chấp nhận sự tồn tại của những hạt Xá lợi. Cho đến khi một nhà khảo cổ học người Pháp tên W.C Peppé đã tìm thấy những viên Xá lợi được đựng trong một chiếc hộp bằng đá khi tiến hành khảo cổ tại vùng Piprava, phía Nam Népal vào năm 1997.
Theo W.C Peppé ghi lại: “Trên hộp có khắc những văn tự Brahmi. Theo bản dịch dựa trên Phật quang từ điển, những văn tự có nội dung như sau: “Đây là Xá lợi của Đức Phật. Phần Xá lợi này do bộ tộc Sakya, nước Savatthi phụng thờ”.
Sau khi mở hộp, các hạt Xá lợi được cho là của đức Phật vẫn nguyên hình, nguyên sắc như mô tả trong lịch sử Phật giáo dù đã cách thời điểm đó hơn 2.500 năm. Những điều này, cũng được Nhẫn Tế thiền sư của chùa Tây tạng ghi lại trong cuốn Sự tích Tây du Phật quốc. Xem thêm: Sự hình thành xá lợi theo quan điểm khoa học
Sau khi mở hộp, các hạt Xá lợi được cho là của đức Phật vẫn nguyên hình, nguyên sắc như mô tả trong lịch sử Phật giáo dù đã cách thời điểm đó hơn 2.500 năm. Những điều này, cũng được Nhẫn Tế thiền sư của chùa Tây tạng ghi lại trong cuốn Sự tích Tây du Phật quốc. Xem thêm: Sự hình thành xá lợi theo quan điểm khoa học
Theo nghiên cứu của bà Nguyễn Thị Bình, các sách của Phật giáo có ghi rõ, sau khi đức Thích Ca Mâu Ni tạ thế, thi thể ngài được phủ cờ phướn có ghi kinh Phật, các loại hương liệu quý rải khắp xung quanh và được khâm liệm trong quan tài vàng. Sau khi hoả táng, di thể ngài kết thành nhiều viên cứng như sắt, trong suốt, long lanh như ngọc.
Ghi nhận một số hiện tượng Xá lợi có thật ở các vị trí địa lý khác nhau ở thời kỳ đương đại khi các chư tăng qua đời.
2.1 Xá lợi ở Việt Nam
- Theo sử sách ghi lại, đức Vua Trần Nhân Tông - người sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử cũng để lại Xá lợi khi ngài viên tịch. Theo di chúc của ngài, các đồ đệ tiến hành hỏa thiêu ngài ngay tại am Ngọa Vân. Pháp Loa, tổ thứ hai của Thiền Phái Trúc Lâm đến tưới nước thơm lên giàn hỏa, thu được ngọc cốt và hơn 3.000 viên ngọc Xá lợi.
Ngọc cốt được an trí vào lăng Quy Đức (hay còn gọi là Đức lăng), một phần Xá lợi thu được lưu giữ tại tháp Phật Hoàng ở Ngọa Vân, phần còn lại được đưa về lưu giữ tại Bảo tháp chùa Tư Phúc trong Đại Nội (cấm thành Thăng Long), sau đó được phân thành nhiều phần lưu giữ ở nhiều nơi để nhân dân và phật tử thờ phụng.
- Một trường hợp có thật về sự tồn tại của Xá lợi đã từng được chứng minh đó là năm 1994, nhà sư Viên Chiếu ở núi Quan Âm, đã từng căn dặn đệ tử: “Ta sẽ để lại trái tim cho chúng sinh”. Khi viên tịch, theo đúng pháp quy của nhà chùa, các đệ tử đặt thi thể bà lên một phiến đá xanh, xếp củi chung quanh và tiến hành hỏa hóa. Lửa cháy sáng rực suốt một ngày một đêm.
Họ đã thu được 100 viên Xá lợi to nhỏ khác nhau trong đống tro tàn. Có viên hình tròn, có viên lại nở xòe ra như những bông hoa (Xá lợi hoa) rất đẹp, lóng lánh như những bông hoa tuyết, xung quanh còn được giát bằng những hạt Xá lợi nhỏ cỡ hạt gạo, sắc đỏ, vàng, lam, nâu…
- Năm 1991, chuyện về “Trái tim bất diệt” của Hòa thượng Thích Quảng Đức cũng là một sự huyền linh khó ai giải thích được. Trước ngày thống nhất đất nước, để chống lại chính sách của chế độ Mỹ Diệm, nhà sư tự thiêu tại ngã tư đường. Sau đó, di thể của Hòa thượng Thích Quảng Đức được đưa về hỏa táng.
Điều kỳ lạ là trái tim vẫn là một khối đỏ hồng trong khi xương cốt đã rã thành tro. Khoảng 100 đệ tử có mặt trong lễ hỏa táng đã tận mắt chứng kiến hiện tượng lạ lùng đó. “Trái tim bất diệt” được thỉnh về chùa Xá Lợi rồi mang sang chùa Việt Nam Quốc Tự để bảo vệ, vẫn còn tồn tại cho đến bây giờ.
Sau này khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập, đã bàn bạc hết sức nghiêm túc về biện pháp bảo vệ quả tim sao cho tốt nhất và đã đi đến quyết định gửi vào Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bảo quản.
Từ năm 1991 đến nay, quả tim Bồ tát Thích Quảng Đức vẫn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lưu giữ. Đó là bảo vật quốc gia, là một dạng Xá lợi độc đáo của Việt Nam.
- Ngày 20/10/2013, Hòa Thượng Thích Thiện Lực, Trụ trì chùa Phổ Tịnh (môn phong Tịnh độ Non bồng), ấp Bình Thảo, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai viên tịch, thiêu hóa được nhiều Xá lợi màu xanh lục, môn nhơn pháp quyến cúng dường tôn thờ tại chùa Phổ Tịnh và Quan Âm tu viện.
Sau này khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập, đã bàn bạc hết sức nghiêm túc về biện pháp bảo vệ quả tim sao cho tốt nhất và đã đi đến quyết định gửi vào Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bảo quản.
Từ năm 1991 đến nay, quả tim Bồ tát Thích Quảng Đức vẫn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lưu giữ. Đó là bảo vật quốc gia, là một dạng Xá lợi độc đáo của Việt Nam.
- Ngày 20/10/2013, Hòa Thượng Thích Thiện Lực, Trụ trì chùa Phổ Tịnh (môn phong Tịnh độ Non bồng), ấp Bình Thảo, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai viên tịch, thiêu hóa được nhiều Xá lợi màu xanh lục, môn nhơn pháp quyến cúng dường tôn thờ tại chùa Phổ Tịnh và Quan Âm tu viện.
2.2 Xá lợi ở một số quốc gia khác
- Ngày 13/2/1975, lão pháp sư Quang Âm cao tăng đã viên tịch tại Đài Loan, hưởng thọ 95 tuổi. Sau khi hoả thiêu, di thể ngài để lại hơn 1.000 viên Xá lợi màu nâu lấp lánh, viên to nhất có đường kính tới 4cm, hơn 30 viên có đường kính 3cm.
- Tháng 12/1990, cao tăng Hồng Thuyên quốc tịch Singapore gốc Hoa, viên tịch. Người ta phát hiện có tới 450 viên giống như thuỷ tinh các màu: hồng, trắng, bạc, vàng, nâu, đen. Có viên có tới năm màu, quan sát kỹ còn thấy có viên sáng lấp lánh như kim cương.
- Tháng 12/1990, cao tăng Hồng Thuyên quốc tịch Singapore gốc Hoa, viên tịch. Người ta phát hiện có tới 450 viên giống như thuỷ tinh các màu: hồng, trắng, bạc, vàng, nâu, đen. Có viên có tới năm màu, quan sát kỹ còn thấy có viên sáng lấp lánh như kim cương.
- Ngày 29/9/1989, Pháp sư Thích Khoan Năng trụ trì tại am Tây Sơn Tiển Trạch, huyện Quế Bình, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc viên tịch. Sau khi hoả táng được hơn 1.000 viên Xá lợi màu xanh ngọc. Đây là nữ pháp sư đầu tiên sau khi hoả táng có Xá lợi.
- Hai ni sư là Thông Hiền, Phó Chủ tịch hội Phật giáo Quảng Tây hoả táng di hài thu được hơn 11.000 viên Xá lợi năm màu và ni sư Thích Hựu Quỳnh, tỉnh Quảng Đông sau khi hoả táng phát hiện những viên Xá lợi to bằng hạt đậu xanh có màu ngọc nhạt, lấp lánh.
- Tháng 3/1991, một nhà sư ở Ngũ Đài Sơn, Trung Quốc khi viên tịch đã được tiến hành nghi thức hỏa táng theo tâm nguyện của ngài. Trong phần tro còn lại, người ta phát hiện được tới 11 ngàn hạt Xá lợi.
- Có những viên Xá lợi có thể to như quả trứng vịt, đó là trường hợp của một nhà sư ở Quảng Tây, Trung Quốc. Năm 1989, ngài viên tịch ở tuổi 93. Sau khi hỏa thiêu, người ta tìm thấy trong tro hài cốt 3 viên Xá lợi màu xanh lục, trong suốt, đường kính mỗi viên lên tới 3- 4cm, tựa như những viên ngọc lục bảo.