Thứ Năm, 25/06/2015 17:18 (GMT+07)
Đôi mắt rất quen thuộc với con người nhưng khả năng kì lạ của mắt thì mới đây các nhà khoa học mới khám phá ra.
3 - Đôi mắt sát nhân - Giết người bằng ánh mắt
Nhà khoa học chuyên nghiên cứu các hiện tượng dị thường người Nga Igor Vinokurov, trong một cuốn sách đã kể lại câu chuyện ly kỳ sau: tại một viện nghiên cứu thuộc Cơ quan điều tra hình sự Matxcơva, ông trưởng phòng nổi tiếng là khó tính và coi thường cấp dưới bỗng đột ngột qua đời.
Cuộc điều tra cho thấy vào hôm đó, ông ta khiển trách gay gắt một nhân viên dưới quyền. Người này im lặng nhưng đã nhìn thẳng vào mặt ông ta với vẻ dữ dội khiến ông bất thình lình ngã gục, đập đầu xuống bàn rồi tắt thở. Cảnh sát không thể tìm ra nguyên nhân cái chết bởi trước đó, ông này hoàn toàn khỏe mạnh.
Chuyên gia giải phẫu bệnh lý sau khi mổ tử thi cho biết, trái tim của người chết dường như đã bị ai đó nắm lấy và bắt nó ngừng đập, tương tự như với quả lắc của đồng hồ. Mọi người chỉ còn biết nghi ngờ cái nhìn căm thù của người cấp dưới là nguyên nhân khiến ông trưởng phòng thiệt mạng.
Sức mạnh “sát nhân” của ánh mắt thật ra được nhiều người biết đến từ lâu. Năm 1553, nhà khoa học nổi tiếng khắp châu Âu là Corneniut Agrip đã viết trong tác phẩm “Nhãn khoa”: “ở Tactari, Ilirin và Tariban có những phụ nữ có thể làm hại tất cả những ai mà họ nhìn trong lúc giận dữ”.
Một trường hợp gây chấn động xảy ra tại Paris vào thế kỷ 19, dưới thời đế chế 2. Ca sĩ Massol là người rất thành công trên sân khấu opera thời đó. Ông không chỉ có giọng hát tuyệt hay mà còn nổi tiếng vì ánh mắt long lanh khác thường. Một hôm như thường lệ, ông hát khúc Aria trong vở opera “Lời nguyền” của nhạc sĩ Halevy, cặp mắt của Massol ngước lên phía mái rạp, bỗng người thợ máy đang di chuyển phông màn trên đó ngã nhào xuống sân khấu và chết ngay tức khắc.
Trong lần biểu diễn khác, ánh mắt ông tình cờ dừng lại hơi lâu chỗ người nhạc trưởng. Người này ngay lập tức cảm thấy nôn nao khó chịu và hai ngày sau thì chết vì một cơn rối loạn thần kinh khác thường. Lần thứ ba, Massol được khuyên nên nhìn vào lô ghế trống trong góc khán phòng khi biểu diễn. Nhưng không ngờ, lô ghế trống hôm đó là chỗ đã được đặt trước bởi một thương nhân đến muộn. Ông này cũng lăn ra chết vào ngày hôm sau. Sau một loạt những sự việc bi thảm đó, Massol đã quyết định từ bỏ sân khấu.
4- Quan điểm của các nhà khoa học
Theo tiến sĩ sinh học Grant Demirchoglian – Viện sĩ Thông tấn Viện hàn lâm Khoa học tự nhiên Nga, những công trình nghiên cứu mới đây nhất của ngành nhãn khoa đều chứng tỏ rằng: con mắt – cũng như bất kỳ một hệ thống quang điện tử nào – không những có thể thu
nhận mà còn phát xạ các tín hiệu.
Bản thân cấu tạo của nhãn cầu và võng mạc mắt cũng gợi cho người ta liên tưởng tới một chiếc gương parabol có khả năng phản hồi các tia xạ. Các tia phát xạ phản hồi từ mắt là loại sóng ngắn nên có tác dụng xuyên thấu tựa như tia rơn-ghen hay laser. Nó có thể tác động đến hệ thần kinh trung ương, cũng như hoạt động của toàn bộ cơ thể.
Ai cũng biết là trên tròng đen của mắt có những điểm chịu trách nhiệm về hoạt động của tất cả các cơ quan bên trong. Nếu phóng một tia laser hẹp vào một khu vực nào đó của tròng đen, chẳng hạn vào khu vực của tim, có thể làm tim ngừng đập.
Những nhà Yoga đã từng biểu diễn khả năng uốn cong một vật bằng “nhãn lực” khi nhìn chăm chú vào nó. Nếu có thể chứng minh được các tia phát xạ từ mắt cũng có bản chất tương tự như tia laser, chúng ta có thể tin được về sự tồn tại của các nhân vật trong các truyện viễn tưởng có khả năng tiêu diệt hay đốt cháy kẻ thù chỉ bằng cái nhìn.
Để có thể khám phá bí mật của cái nhìn, tiến sĩ Gion Prat và nhà vật lý kiêm nhà tâm lý học Airon Stevenson thuộc đại học Tổng hợp Devengerxki (bang Corolado – Mỹ) đã tiến hành khoảng 800 thí nghiệm. Kết quả là các ông đã phát hiện tới 90% trường hợp trong số những người được thí nghiệm có khả năng dùng mắt phát ra các bức xạ kỳ lạ mang năng lượng sinh học.
Những bức xạ ấy nếu nằm trong dải sóng milimet với tần số cực cao thì có thể gây tác động vật lý lên mọi vật xung quanh tạo nên những hệ quả rõ rệt. Vì vậy, chúng ta đừng coi thường sự tác động đó, đôi lúc, mắt có sức mạnh khôn lường.
ST