(Lichngaytot.com) Đi lễ đầu năm ta hay xin quẻ ở chùa nhưng không phải ai cũng biết gieo quẻ âm dương là gì. Khi hiểu được bản chất của nó thì ta cũng sẽ biết rằng đó thực sự là một nét văn hóa đẹp đẽ.
Gieo quẻ âm dương là gì
Đã từ lâu, việc gieo đài âm dương ở khắp mọi nơi, từ đền, phủ, miếu đến gia đình... người xưa gieo quẻ bằng cách dùng một vật nào đó làm tín để xem có nên thực hiện một việc nào đó hay không như là cách để hỏi ý kiến thần linh.
Trong đó, gieo quẻ âm dương là cách bói toán dùng hai đồng hoặc nhiều đồng tiền trinh làm bằng kim loại đồng là phổ biến nhất. Đồng xu đó được gọi là đồng tiền trinh, hay giờ đây chúng ta thường gọi là đồng tiền cổ.
Hiện nay đa phần chúng ta sử dụng đồng xu là đồng xu Càn Long thông bảo nhà Thanh, đó là thời kỳ hưng thịnh và phát triển của trung quốc. Thời kỳ đó nhân dân giàu có hưng thịnh và thái bình, cho nên biểu tượng đồng xu thời kỳ đó thể hiện ước vọng và mong muốn của nhân dân về những điều tốt đẹp.
Trên đồng xu có khắc 4 chữ Càn Long Thông bảo đó là mặt dương, còn mặt không có chữ là mặt âm.
Tiền xu tròn tượng cho trời, lỗ đồng xu hình vuông tượng cho đất. Tròn – Vuông cũng đại diện cho âm và dương. Trời ngoài, Đất trong tương ứng với quẻ Thái trong Kinh Dịch mang ý nghĩa thịnh vượng.
Theo quan niệm của đạo giáo, âm - dương là hai yếu tố hình thành vũ trụ. Hai thái cực của vũ trụ này vừa tương sinh lại vừa tương khắc. Trong Âm có Dương và trong Dương có Âm.
Theo đó, cuộc sống của muôn loài muôn vật trù phú, phát triển và tươi tốt khi âm dương hòa hợp. Âm - Dương hòa hợp thì Trời - Đất hòa hợp, đó là điều kiện quan trọng nhất để con người và muôn loài có cuộc sống tươi đẹp và phát triển. Do vậy, việc cầu xin Âm - Dương hòa hợp là ước mong muôn đời của con người.
Cách để gieo quẻ
Hai đồng tiền dùng để gieo quẻ phải đẹp, sạch, sáng, rõ chữ, màu sắc kim loại đồng thì mới linh nghiệm. Có hai cách để gieo quẻ hay còn gọi là xin đài âm dương:
- Cách thứ nhất đó là lấy tiền để lên hai ngón tay là tung lên, một tay cầm đĩa hứng lấy hai đồng tiền đài và xem kết quả, cách này phổ biến nhưng có nhiếu thầy kỹ thuật cao nên xin toàn nhất âm nhất dương.
- Cách thứ hai khách quan hơn là lấy một cái bát, úp vào cái đĩa hay cho hai đồng xu vào mọt cái hộp xóc lên và xem kết quả.
Theo đó và xem kết quả như sau:
Nếu 2 đồng tiền đều sấp cả: nghĩa là không được, không chấp nhận, không đồng ý.
Nếu 2 đồng đài đều ngửa cả : nghĩa là chưa đồng ý, có sự thiếu sót gì đó, còn phải xem xét chưa phê chuẩn.
Nếu 1 đồng sấp, 1 đồng ngửa: nghĩa là nhất âm nhất dương cùng sự việc được chấp thuận bề trên đã đồng ý theo sự kêu cầu.
Việc gieo quẻ tối đa 3 lần, không nên xin nhiều khi đó sẽ mất linh, sự sai đúng thành vô nghĩa và không còn chuẩn xác nữa. Theo xác suất 1 đồng sấp 1 đồng ngửa chiếm 50%, xác suất 2 đồng sấp, 2 đồng ngửa là 25%.
Lần thứ nhất không được, xin tiếp lần 2 và 3. Nếu được thì dừng lại. Còn nếu lần thứ nhất ngài cười, lần thứ 2 được thì đó là đài tốt nhất. Nếu trường hợp đầu tiên đã được thì đó là tốt, ngài đồng ý.
Sau mỗi lần xin đài nếu ngài cười hay toàn mặt âm thì nên xem lại có gì thiếu sót hay không, kêu cấu khấn vái lên thánh rồi sau đó mới xin lại. Không nên xin quá nhiều lần vì sẽ mất linh.
Xem thêm: Tự gieo quẻ sinh con TRAI hay GÁI dễ dàng và chuẩn xác
Xem thêm: Tự gieo quẻ sinh con TRAI hay GÁI dễ dàng và chuẩn xác
Hình thức khác của gieo quẻ âm dương
Xin đài, hay xin âm dương có rất nhiều hình thức. Người ta có thể lấy một khúc tre dài khoảng 10 cm, đường kính khoảng 3 -5cm, trẻ làm đôi. Khi xin đài thì cầm hai mẩu tre đập vào nhau và tung lên.
Để hai thanh tre rơi xuống đất và xem kết quả. Khi này mặt dương đó là mặt ngoài của thanh tre, mặt âm là mặt trong của thanh tre. Hiện nay một số đồng bào dân tộc cúng vẫn thực hiện cách này.
Trong miền Nam họ lấy hai miếng gỗ hình bán nguyệt, một mặt phẳng và một mặt lồi lên để tung lên. Miếng gỗ có thể rơi xuống đất, rơi lên đĩa hay rơi vào mâm. Mặt lồi quy ước là mặt dương. Mặt phẳng là mặt âm.
Gieo quẻ âm dương không có trong Phật giáo
Có 32 quẻ bói của Phật Bà Quan Âm dùng 5 đồng tiền trinh vì việc gieo quẻ này không phải theo Phật giáo, đó là theo quan niệm của đạo giáo và lão giáo tôn thờ Phật Bà Quan Âm, vì vậy có quẻ Quan Âm. Ngoài ra, đạo mẫu có tôn sùng đức Quan Âm nên thờ Quan Âm làm thần chủ.
Việc các chùa ở quê thường dùng đài âm dương hay rút quẻ đầu năm khá phố biến nhất là các khu vực miền Bắc dù việc này không thuộc giáo lý nhà Phật nên gây ra hiểu nhầm mà thôi. Thực tế là theo các giá trị mà Đạo Phật khuyến khích đó là mọi việc đều được thực hiện bằng tâm ý tốt, hành động theo đạo pháp để tự điều chỉnh bản thân, tuyệt đối không bao giờ phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài ví dụ như việc đồng xu.
Gieo đài âm dương đơn giản chỉ là tín ngưỡng dân gian. Cách bói toàn này, thường được các thầy cúng hoặc người tại gia dùng để “xin” ý kiến của thần linh, ông bà, tổ tiên phù hộ về những việc hệ trọng như làm nhà, kinh doanh, thi cử, ốm đau...
Có thể thấy, việc gieo đài âm dương này chưa có cơ sở khoa học, tất cả đều dựa vào cảm tính và phán đoán nên nếu ai đó muốn thực hiện theo cần phải cân nhắc. Hai đồng tiền rơi xuống là tự nhiên, chứ không có đấng thần linh nào sắp đặt và điều khiển cả.
Không nên vì mê tín quá mà quá nghe và làm theo kết quả khi gieo đài âm dương xuống đĩa. Điều này, vô tình đã điều khiển mọi suy nghĩ và hành động của con người.
Việc gieo quẻ còn phụ thuộc nhiều vào tâm lý, cách cầm đồng tiền khi gieo. Người gieo quẻ và xin quẻ âm dương bị phụ thuộc vào mọi phán quyết của thần linh, không tự chủ được từ đó mất đi suy nghĩ, phán xét của bản thân.
Đặc biệt, nếu con người quá tin vào những lời phán xét từ đồng tiền đó có thể dẫn đến suy nghĩ, hành động trở nên nguy hiểm. Chính vì thế, hiện nay có nhiều thầy cúng lợi dụng sự tin tưởng của người dân để chuộc lợi bản thân.
Việc bị lệ thuộc mọi phán quyết vào đồng âm dương, mất đi sự chủ động, mất đi sự suy nghĩ, tính toán, phán xét của chính mình là điều mà Đạo Phật luôn nói chúng ta cần đề phòng. Vì đó có thể là cơ sở để những người bị mê muội theo đó sẽ bị những người có tâm ý xấu sai khiến, điều khiển, lợi dụng.
Việc bị lệ thuộc mọi phán quyết vào đồng âm dương, mất đi sự chủ động, mất đi sự suy nghĩ, tính toán, phán xét của chính mình là điều mà Đạo Phật luôn nói chúng ta cần đề phòng. Vì đó có thể là cơ sở để những người bị mê muội theo đó sẽ bị những người có tâm ý xấu sai khiến, điều khiển, lợi dụng.
(Tổng hợp)