Hiểu điều này bạn sẽ KHÔNG BAO GIỜ DÁM NÓI DỐI NỬA LỜI!

Thứ Năm, 25/10/2018 09:16 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Để giải nghiệp thị phi bạn phải hiểu rõ nguồn gốc của việc dẫn đến nghiệp này và giải quyết từ gốc rễ. Việc này đòi hỏi sự kiên trì, không nên dễ dàng bỏ cuộc.
 
Có những người hoang mang không biết khi mình đã cố sống tốt, chân thành mà sao vẫn bị điều tiếng bất ngờ từ đâu ập tới. Thực tế đó là quả của nhân mà chúng ta đã tạo ra từ vô lượng kiếp trước mà mình không thể nhớ nổi. Ví dụ như chúng ta từng là những kẻ bàn tán, gièm pha chuyện người khác thì nay chúng ta phải nhận về mình những điều thị phi tương ứng.

Cổ ngữ nói: “Kinh mục chi sự do khủng vị chân, bối hậu chi ngôn khởi túc thâm tín; nhĩ khả đắc văn, khẩu bất khả đắc ngôn dã.” Câu này có nghĩa: “Việc thấy trước mắt còn e không đúng với sự thật, thì lời nói sau lưng đâu đáng để tin”.

Vì thế, theo qua niệm Phật Pháp, chúng ta nên tránh đàm tiếu, nói xấu người khác. Theo quan điểm tâm linh, trong kiếp trước hai người tâm đầu ý hợp trong việc làm việc ác thì nhân duyên cho gặp kiếp này khắc khẩu, cãi vã.
 

Làm thế nào để hết thị phi

 
Không có tự nhiên mà xảy ra, cái gì cũng có nguyên nhân của nó, mỗi suy nghĩ của chúng ta đều thu hút oan gia trái chủ về với mình, phải có tâm niệm của người tu chân thật thì những chúng sinh này may ra mới độ.

Để dừng nghiệp, giải nghiệp thị phi, tránh có thêm nghiệp mới chúng ta cần phải làm lễ chay để sám hối, để thỉnh cho các oan gia trái chủ.

Từ rất nhiều kiếp trước, chúng ta đã có rất nhiều oan gia trái chủ đang bám đuổi lấy mình, nếu không dừng nghiệp mới, thì nghiệp cộng nghiệp mỗi lúc càng nhiều hơn lên. 
 
Có thể trong hiện tại này, chúng ta mới khởi lên các ác nghiệp khởi nên tâm niệm bất thiện mới chiêu cảm oan gia trái chủ của một số kiếp. Còn rất nhiều kiếp, từ vô thủy kiếp nữa, nó lần lượt theo các khởi niệm của chúng ta về. Nên bắt buộc chúng ta phải tu mới mong giải nghiệp thị phi. Thực ra các nghiệp khác cũng tương tự.
 
Ví dụ: Khi thỉnh oan gia trái chủ, cho dù chúng ta từng nói dối mà hại người nhưng nguyện xin kiếp đừng nói dối nữa để mình đỡ chiêu cảm những chúng sinh oan gia trái chủ khác.Vì thế, nhớ cẩn thận với lời mình nói ra, không nên thề thốt vì nghiệp báo lời thề không thể xem thường, chớ vội buông lời khi chưa hiểu nghiệp báo của nó.

Khi bắt đầu chỉ nói thật nghĩa là bản thân đã dừng nghiệp, chuyển nghiệp. Khi mình chuyển nghiệp được rồi, có phước rồi thì không sợ những oan gia trái chủ kia về báo oán nữa. Thay vào đó là có nhân duyên làm thiện, mình nói thật thì sau này mình sẽ có được duyên bố thí vô úy. 
 
Những oan gia trái chủ kia đến một kiếp nào đó gặp được mình thì mình sẽ được giáo hóa cho họ bằng những câu nói. Họ nghe theo và được lợi ích để chuyển nghiệp. Tức là lúc đó chúng ta dùng Pháp bố thí vô úy.  
 
 

Thỉnh oan gia trái chủ cho đến khi nào thì giải nghiệp thị phi hoàn toàn?


Nếu tu theo Phật pháp để dừng nghiệp thì cúng dường cho oan gia trái chủ ở nghiệp hiện tại.
 
Ví dụ: oan gia trái chủ phá tán tài sản qua việc làm của mình qua việc nói dối, bây giờ khi ta nói thật, thì oan gia trái chủ có về báo oán nhưng do mình nói thật nên tâm niệm thật sẽ chuyển hóa được các oan gia trái chủ kia. Tức là giữ giới tiêu được nghiệp.

Khi thỉnh oan gia trái chủ, mình biết rõ được nghiệp của mình là nghiệp gì thì phải cẩn trọng nghiệp đó trong công việc, lúc này bạn đã có thể dừng nghiệp và chuyển hóa được nghiệp.
 
Sau đó, chúng ta vẫn phải thỉnh nghiệp thường xuyên vì có những năng lực của nghiệp mà oan gia trái chủ đã chờ sẵn báo oán rồi không phải là bạn độ được trong tâm niệm nữa.
 
Độ được trong tâm niệm là khi bạn đã nói thật một cách thuần thục mới có thể chuyển hóa. Một khi chưa thuần thục ví dụ khi nói chuyện với người nói dối, bạn không rõ thực hư thế nào rồi tùy hỷ, lại có cơ hội cho oan gia trái chủ vào. Thực tế là cho dù trước đó thỉnh nghiệp nhưng lúc này bạn chưa có năng lực để độ người ta trong tâm niệm được.

9 cách nói chuyện khiến khẩu nghiệp chất chồng
Khẩu nghiệp nặng nề, những lời nói vô tình cũng có thể khiến chính bản thân mình và những người xung quanh bị tổn thương. Đức Phật đã dạy, lời nói chân tâm,

Khi mình chỉ là người nói thật thì duyên của mình chuyển khiến cho những người nói dối kia không nói dối trước mặt mình, khiến cho mình không phải tùy hỷ. Nếu tu tập sẽ chuyển được duyên, người nối dối không đến nói với mình, còn khi mình có nghiệp nói dối thì nhiều lời thị phi đến với mình vì tâm mình chiêu cảm nghiệp.
 
Khi tâm mình chuyển, mình là chính báo, thì bạn chuyển và những điều nghe thấy cũng được chuyển. Chuyển cho đến khi nào mình không thị phi nữa, thì mình sẽ không phải trả nợ.
 
Mà mình độ nó bằng chính năng lượng tu tập chân thật của mình. Nên những người chăm chỉ trì giới vẫn còn gặp oan gia cho đến bao giờ thuần thục các giới thì mới thôi. Nên chúng ta nếu không thỉnh oan gia trái chủ, không cúng dường cho oan gia trái chủ, thì chúng ta vẫn bị nghiệp dài.

Ví dụ chúng ta có tu nhưng vẫn bị người ta vu khống cho thì phải nhẫn. Nếu chúng ta có cúng dường, chuyển hóa trước đi rồi thì họ không đến vu khống mình. Nên trì giới kèm với bố thì thù thắng còn nếu ai chỉ trì giới dừng nghiệp thôi thì đến độ mình phải nhẫn việc bố thí, nhẫn việc mất tài sản, nhẫn hết tất cả các việc đến tâm thuần thục mới độ được các chúng còn lại. 
 
Người đi tu thì đã xả, không có tài sản, không lấy tài sản của cha mẹ, không lấy phước báo của kiếp trước. Đáng lẽ kiếp trước họ có phước báo về vợ chồng, có phước báo về tài sản, họ đã xả hết, họ không lấy. Cho nên, việc họ bị báo oán là khi họ khởi tâm tham và họ xoay lại, tham về "tài, sắc, danh, thực, thùy", họ không bị cuốn đi trong việc sở hữu nữa. 
 
Trong việc sở hữu của chúng ta vẫn còn mong cầu tức là còn sử dụng phước cũ cho nên mình còn có những chúng sinh cũ nhiều đến báo oán với mình.

Vì thế dù là ai chúng ta cũng phải tìm cách tu tâm, từ trong suy nghĩ cho đến hành động phải chân thật, việc này không dễ vì thế, chúng ta chỉ còn cách răn mình sống tốt, sống chân thành mà thôi. Nếu có phạm sai lầm thì cho phép bản thân tìm cách sửa sai, tự chấn chỉnh mình trên con đường tự tu tập, giải thoát.


MiMo