Giải mã hiện tượng "con mắt thứ 3" bằng khoa học

Thứ Tư, 29/07/2015 15:14 (GMT+07)

“Huệ nhãn” hay “con mắt thứ 3” là cách mà người ta gọi hiện tượng đọc được tư tưởng của người khác. Khoa học đã trải qua một quá trình tìm hiểu lâu dài và giải mã được hiện tượng kì bí này.

 
Huệ nhãn được biết tới nhiều nhất từ các vị Lạt Ma Tây Tạng. Những người ẩn sĩ tu hành ở nơi núi cao lạnh giá này có khả năng nhìn nhận được tư tưởng của một người thông qua vầng hào quang vô hình tỏa ra trên đầu họ. Thậm chí, các Lạt Ma còn truyền thông tin cho nhau bằng tư tưởng dù ở cách xa ngàn dạm. Điều này trở thành một câu hỏi lớn với giới khoa học.
 
Các nhà nghiên cứu về huệ nhãn đã bắt gặp trong giới động vật hình ảnh trung thực nhất về con mắt thứ ba một cách rõ rệt. Tuy nhiên câu hỏi tại sao lại có sự hiện hữu và công dụng thực tế thì lại còn lắm mơ hồ. Đặc biệt lạ lùng là ngay trong giới động vật có xương sống cấp dưới thì lại thấy hiện một cấu tạo giống như cấu tạo mắt bình thường, nghĩa là cũng có dây thần kinh, thủy tinh thể và võng mạc... Ngay cả loài cá, lưỡng thê, bò sát, chim, cả động vật có vú kể cả con người cũng đều có dấu tích con mắt thứ 3.
 
Khi khảo sát bộ xương của loài khủng long thời tiền sử, các nhà cổ sinh vật học cũng chú ý tới một chỗ lõm nơi phần sọ của loài bò sát khổng lồ này và đã đoán nơi đây là vị trí của một cơ quan thị giác hay nói theo suy tưởng của sự kiện đang bàn là "con mắt thứ ba". Công dụng của con mắt này có lẽ để giúp các loài động vật thời cổ không những thấy mà còn biết thêm hay cảm nhận trước được tình trạng xung quanh như mưa, gió nhất là các vật thể nằm khuất ở vị trí phía trên đầu.
 
Những khám phá mới đây nhất (vào năm 1996) từ một số nhà khoa học cho biết là trong não người có một tuyến tuy rất nhỏ, chỉ bằng hạt đậu xanh nhưng có nhiệm vụ rất kỳ diệu. Nó tiết ra loại nhân hóa tố đặc biệt với một lượng rất nhỏ trong trường hợp con người đang chú tâm cầu nguyện với tất cả thành tâm, hay vào các giai đoạn con người ở tình trạng nguy biến, thập tử nhất sinh.
 
Cái tuyến lạ lùng đó là tuyến Tùng quả (Pineal gland). Khi phân hóa tố của tuyến đi vào máu thì cơ thể sẽ có những phản ứng kỳ diệu bất ngờ mà lúc bình thường không có được. Các nhà sinh vật học còn khám phá ra rằng tuyến Pineal gland còn có liên quan tới bộ phận mà người Tây Tạng gọi là con mắt thứ ba.
 
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng nhấn mạnh rằng, năng lực siêu hình này không dễ gì đạt được, kể cả đối với các vị tu sĩ đạo hạnh lâu năm. Bởi, ngoài yếu tố sinh học, còn cần luyện tập lâu dài và một chút bản năng không phải ai cũng có.

► Lịch ngày tốt gửi đến độc giả những câu chuyện về thế giới tâm linh huyền bí có thật?

ST