(Lichngaytot.com) Nếu vẫn còn cho rằng kết hôn là trả nợ ân oán thì còn ai dám bước vào con đường này? Nếu bạn giữ tâm thế tìm một người để yêu thương, cùng nhau hỗ trợ, vươn lên trong cuộc sống thì mọi việc sẽ khác.
Nhân duyên vợ chồng không có một đôi nào là vô duyên vô cớ mà kết hợp. Một số đôi vợ chồng là do ân tình từ kiếp trước mà kiếp này gặp nhau, cho nên cuộc sống cũng vui vẻ tốt đẹp. Một số khác lại là vì oán giận từ kiếp trước mà kiếp này gặp nhau nên cuộc sống của họ cũng phiền não, khổ đau, oán giận.
Kết hôn là trả nợ ân oán?
Có 90% hôn nhân là nhân duyên của kiếp này, còn nhân duyên kiếp trước là ít. Có hai tình huống mà chúng ta có thể xem nó là nhân duyên kiếp trước:
1 - Đôi nam nữ đó mới gặp nhau lần đầu hoặc 1, 2 lần, sau đó là thấy không thể sống thiếu nhau. Kể từ khi chính thức là vợ chồng của nhau cho đến lúc qua đời, họ chung thuỷ một vợ một chồng, yếu tố hạnh phúc chiếm đại đa số trong gia đình của họ và những yếu tố bất hoà gần như là không có, mà nếu có thì gần như không đáng kể.
Đó là kết quả của một đời sống hạnh phúc mà trước đó hai người đã cam kết với nhau là gặp nhau trong kiếp sau. Cho nên kiếp này họ mới gặp nhau lần đầu, tiềm thức tâm của họ cảm nhận được tần số của người bạn đời kiếp trước của mình rất là thân quen, họ đã chọn đúng người đó thôi, chứ không phải là người khác.
Trong kinh Jàkata là bản kinh nói về những kiếp trước của đức Phật có một đoạn Ngài nói là: “Công chúa Da Du Đà La và ta (với tư cách là Thái tử Tất Đạt Đa) không phải chỉ là vợ chồng ở kiếp này tâm đầu ý hợp mà ở nhiều kiếp trước đã từng là vợ chồng của nhau”. Đó là một dữ liệu rất là quý, cho thấy là đạo Phật chấp nhận hôn nhân mang tính là kiếp trước, người ta chung thuỷ nhau quá, hạnh phúc nhau quá, cho nên người ta không muốn mất nhau ở kiếp này nên muốn vẫn tiếp tục gặp nhau.
Đó là kết quả của một đời sống hạnh phúc mà trước đó hai người đã cam kết với nhau là gặp nhau trong kiếp sau. Cho nên kiếp này họ mới gặp nhau lần đầu, tiềm thức tâm của họ cảm nhận được tần số của người bạn đời kiếp trước của mình rất là thân quen, họ đã chọn đúng người đó thôi, chứ không phải là người khác.
Trong kinh Jàkata là bản kinh nói về những kiếp trước của đức Phật có một đoạn Ngài nói là: “Công chúa Da Du Đà La và ta (với tư cách là Thái tử Tất Đạt Đa) không phải chỉ là vợ chồng ở kiếp này tâm đầu ý hợp mà ở nhiều kiếp trước đã từng là vợ chồng của nhau”. Đó là một dữ liệu rất là quý, cho thấy là đạo Phật chấp nhận hôn nhân mang tính là kiếp trước, người ta chung thuỷ nhau quá, hạnh phúc nhau quá, cho nên người ta không muốn mất nhau ở kiếp này nên muốn vẫn tiếp tục gặp nhau.
2 - Đó là những ân oán. Và tình huống này rất là hiếm. 100 trường hợp, đôi lúc không có 1 trường hợp. Gặp nhau họ cũng thương đắm đuối nhau vậy, nhưng khi ở chung một thời gian họ trở thành kẻ thù của nhau để hành hạ nhau, trừng phạt nhau. Kiểu này thì không phải là quan điểm của Phật giáo, đó là quan điểm ở trong dân gian là đạo Nho.
Người trọng về chủ nghĩa hình thức thì chọn vợ chọn chồng thiên về nét đẹp, khi sắc đẹp không còn nữa thì tình yêu cất cánh bay. Người chọn vợ chọn chồng thiên về tài chính thì khi nào đó trở nên nghèo thì tình yêu kết thúc.
Do đó, nói tóm lại theo Phật giáo thì không nên xem kết hôn là trả nợ ân oán, vì người trả nợ không bao giờ vui, không thể nào được hạnh phúc. Như vậy là để nhân duyên vợ chồng được tốt thì theo đức Phật chúng ta phải đánh giá niềm tin tôn giáo, đời sống đạo đức, kiến thức hiểu biết và sự độ lượng của người mà mình sẽ gắn bó trọn đời có nhau.
Nhưng đừng vì đổ cho số phận mà oán giận nhau. Ví dụ như một người phụ nữ từ thời khắc được gả làm vợ của một người đàn ông thì sẽ đem toàn tâm thân giao phó cho người đàn ông này. Sau khi kết hôn, họ một mực yêu thương gia đình và chăm sóc chồng con. Nhưng có những người cả đời không nhận được một câu động viên khích lệ của người chồng. Thậm chí có người còn bị chồng không quan tâm, coi trọng. Thế là họ sinh ra bực bội, than vãn và phàn nàn về người chồng của mình.
Nhưng con người cũng có thể làm cải biến được nên nhà Phật mới khuyên con người ta sám hối, ăn năn hối lỗi, tu sửa bản thân. Chỉ cần người làm vợ cố gắng từ bỏ tâm hiếu thắng, chế ngự sự cao ngạo, mọi việc phải lấy nhẫn nhịn làm trọng, không tranh giành với chồng thì tự nhiên mâu thuẫn sẽ giảm dần. Vì thế, hãy học Lời Phật dạy về tình yêu thương giúp bạn tìm kiếm tình yêu đích thực.
Nếu xem kết hôn là trả nợ ân oán sẽ khiến bản thân không có động lực gìn giữ gia đình. Luôn cố gắng làm tốt bổn phận của mình, hiểu thảo với cha mẹ đôi bên, hòa thuận với anh chị em, khoan dung với mọi người, chỉ để ý bản thân làm như nào thành người tốt, không so đo suy nghĩ người ta có tốt với mình hay không, nếu làm được như vậy thì chắc chắn tình cảm hai vợ chồng thí chủ sẽ được cải biến.
Đừng cố gắng truy hỏi nguyên nhân trong tiền kiếp thì cho dù có truy hỏi được rõ ràng, tỉ mỉ thì cũng có lợi ích gì đâu? Một người nếu có thể kiên trì thực hiện theo, chắc chắn sẽ có kết quả tốt. Còn như không có kết quả tốt, thì nhất định là bởi vì còn chưa thực sự kiên trì.
Cho nên, trong gia đình, vợ chồng đừng nên trách mắng nhau bởi vì như vậy, nợ kiếp trước chưa giải quyết xong lại tăng thêm nợ ở kiếp này, tức là “nghiệp cũ chưa hết lại thêm nghiệp mới.” Hãy đối xử tử tế với nhau để hóa giải nợ kiếp trước.
Nhà Phật có câu: “Chúng sinh là bình đẳng.” Người chồng hay người vợ không phải là tài sản riêng của mình, chỉ là có một đoạn nhân duyên với mình ở kiếp trước, kiếp này đến để kết thúc đoạn nhân duyên đó mà thôi.
Nghèo không phải thực sự là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc sống không hạnh phúc ví hàng ngàn năm trước đây con người vẫn có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc mà không cần đến vật chất của cải của thời đại hôm nay. Chồng và vợ lúc nào cũng phải tương kính lẫn nhau, họ phải học cách chia sẻ những vui buồn trong đời sống hằng ngày. Tương kính và cảm thông là hai thứ quan trọng nhất trong cuộc sống hạnh phúc gia đình.
Nhà Phật có câu: “Chúng sinh là bình đẳng.” Người chồng hay người vợ không phải là tài sản riêng của mình, chỉ là có một đoạn nhân duyên với mình ở kiếp trước, kiếp này đến để kết thúc đoạn nhân duyên đó mà thôi.
Nghèo không phải thực sự là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc sống không hạnh phúc ví hàng ngàn năm trước đây con người vẫn có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc mà không cần đến vật chất của cải của thời đại hôm nay. Chồng và vợ lúc nào cũng phải tương kính lẫn nhau, họ phải học cách chia sẻ những vui buồn trong đời sống hằng ngày. Tương kính và cảm thông là hai thứ quan trọng nhất trong cuộc sống hạnh phúc gia đình.
Quan niệm một vợ một chồng trong Phật Pháp |
Dù là những kinh điển Phật giáo không đề cập đến vấn đề chế độ một vợ một chồng hoặc là chế độ đa phu đa thê, song người Phật tử tại gia được khuyên hạn chế ở chế độ một vợ một chồng. Đức Phật không đặt ra những luật lệ cho đời sống hôn nhân nhưng đưa ra những lời khuyên cần thiết dạy chư Phật tử tại gia làm thế nào để sống một đời sống hôn nhân hạnh phúc.
Có những sự liên hệ phong phú trong những bài pháp của Ngài rằng người ta nên khôn ngoan và khéo léo trung thành với chế độ một vợ một chồng và không tham đắm vào sắc dục và bỏ vợ mình đi theo những người phụ nữ khác.
Đức Phật nhận ra rằng một trong những nguyên nhân chính của sự suy vi của người đàn ông là sự dính líu của anh ta đối với những người phụ nữ khác. (Kinh Parabhava)
Đức Phật nhận ra rằng một trong những nguyên nhân chính của sự suy vi của người đàn ông là sự dính líu của anh ta đối với những người phụ nữ khác. (Kinh Parabhava)
Một cuộc hôn nhân tốt đẹp phải phải triển và phát huy dần dựa trên cơ sở của sự hiểu biết chứ không dựa trên sự ép buộc, gượng ép, xuất phát từ lòng chung thuỷ và thành thật với nhau chứ không chỉ hoàn toàn dựa trên sự ham muốn. Thể chế của hôn nhân cung cấp một nền tảng tốt đẹp cho sự phát triển của văn hoá, một sự hội nhập vui vẻ của hai cá nhân để được nuôi dưỡng và thoát khỏi trạng thái cô đơn buồn tẻ, sự nghèo khổ và sợ hãi.
Trong hôn nhân, mỗi bên phát huy một vai trò bổ sung cho nhau, tạo nên sức mạnh và dũng khí đạo lý, mỗi bên biểu lộ sự công nhận vai trò hỗ trợ và đánh giá cao những kỹ năng của nhau. Không nên mang ý niệm trọng nam khinh nữ, hoặc trọng nữ kinh nam. Mỗi bên hỗ tương cho nhau, làm một người bạn đời dựa trên sự bình đẳng, biểu lộ sự nhã nhặn, hào phóng, yên tĩnh và nhiệt tâm với nhau.
Trong hôn nhân, mỗi bên phát huy một vai trò bổ sung cho nhau, tạo nên sức mạnh và dũng khí đạo lý, mỗi bên biểu lộ sự công nhận vai trò hỗ trợ và đánh giá cao những kỹ năng của nhau. Không nên mang ý niệm trọng nam khinh nữ, hoặc trọng nữ kinh nam. Mỗi bên hỗ tương cho nhau, làm một người bạn đời dựa trên sự bình đẳng, biểu lộ sự nhã nhặn, hào phóng, yên tĩnh và nhiệt tâm với nhau.
Quan hệ tình dục trước hôn nhân
Vào thời Đức Phật, Ngài không nói gì về việc sinh hoạt tình dục trước hôn nhân, và không có luật nào nghiêm cấm những sinh hoạt này cho người tại gia.
Chúng ta có thể suy luận rằng nếu cả hai người trong cuộc đều đến tuổi trưởng thành và đồng thuận việc này, họ hoàn toàn chịu trách nhiệm về những hành động của họ, miễn là việc làm của họ đừng làm tổn hại tới người khác. Tuy nhiên, việc làm này bị nghiêm cấm nếu một trong hai người này còn ở tuổi vị thành niên (vẫn còn dưới sự kiểm soát của cha mẹ), và nếu việc này làm cha mẹ và những người trong gia đình của người trẻ đó buồn phiền.
Chúng ta có thể suy luận rằng nếu cả hai người trong cuộc đều đến tuổi trưởng thành và đồng thuận việc này, họ hoàn toàn chịu trách nhiệm về những hành động của họ, miễn là việc làm của họ đừng làm tổn hại tới người khác. Tuy nhiên, việc làm này bị nghiêm cấm nếu một trong hai người này còn ở tuổi vị thành niên (vẫn còn dưới sự kiểm soát của cha mẹ), và nếu việc này làm cha mẹ và những người trong gia đình của người trẻ đó buồn phiền.
Tình yêu hôn nhân giữa người chồng và người vợ dĩ nhiên là một yếu tố quan trọng trong việc tạo lập gia đình và xã hội. Tuy nhiên, người ta có xu hướng trở thành bị ràng buộc quá nhiều vào tình yêu như thế và trở thành ích kỷ trong tình yêu.
Họ có thể không biết đến cái tình yêu rộng lớn hơn mà họ nên có đối với tất cả chúng sanh.” Mặc dầu theo luật nhà Phật, Tăng Ni phải sống đời độc thân. Họ có thể đã từng có gia đình trước khi xuất gia; tuy nhiên, sau khi xuất gia họ phải từ bỏ cuộc sống thế tục
Hôn nhân là một sự quy ước của xã hội, một thể chế do con người tạo ra nhằm vì mục đích an lạc, hạnh phúc của con người, để phân biệt xã hội loài người với đời sống thú vật và duy trì tật trự và sự hoà hợp trong quá trình sinh sản.
Ly hôn
Đạo Phật không nghiêm cấm ly dị như là đạo Thiên Chúa. Hôn nhân trong Thiên Chúa giáo được gọi là nhất hôn, nghĩa là trong một kiếp người chỉ được hôn nhân một lần duy nhất thôi, ai đã ly dị mà tái hôn lại lần thứ hai được xem là phạm giới và không được giáo hội của Vatican La Mã công nhận.
Nếu người bạn đời đó bị chết đi, việc tái giá cũng được xem là không thích hợp, không được cho phép. Còn đạo Phật cho phép chúng ta được quyền tự do ly hôn, tái hôn, vì khi hôn nhân đó còn hợp pháp thì chúng ta phải chung thuỷ một vợ một chồng. Đó là sự khác biệt về quan hệ hôn nhân.
Nếu người bạn đời đó bị chết đi, việc tái giá cũng được xem là không thích hợp, không được cho phép. Còn đạo Phật cho phép chúng ta được quyền tự do ly hôn, tái hôn, vì khi hôn nhân đó còn hợp pháp thì chúng ta phải chung thuỷ một vợ một chồng. Đó là sự khác biệt về quan hệ hôn nhân.
Ly hôn hay ly dị không cấm theo quan điểm của Phật giáo mặc dù quy luật tất yếu chắc chắn là không thể phát sinh nếu những mệnh lệnh (giới luật) của Đức Phật được tuân giữ một cách nghiêm khắc. Nam và nữ phải có quyền tự do chia tay nhau nếu họ thực sự không thể hợp tình hợp ý nhau.
Chia tay là cách chọn lựa thích hợp nhất để tránh cảnh khổ đau của cuộc sống gia đình phải diễn ra trong một khoảng thời gian dài. Đức Phật còn đi xa hơn nữa là khuyên người đàn ông già không nên lấy vợ trẻ bởi vì người già và người trẻ không thể tương hợp nhau, sẽ tạo ra những vấn đề không đáng, sự bất hoà và sự suy vi (Kinh Parabhava).
Duyên tận duyên tán, tất cả sẽ phân ly. Đừng oán trách người chồng hay người vợ của mình mà hãy trả giá, bỏ công sức ra nhiều hơn, lặng lẽ giúp đỡ người kia nhiều hơn ngay bây giờ, bạn chắc chắn sẽ nhận được quả ngọt. Phàn nàn người khác cũng chỉ là tự làm hại mình mà thôi.
Sống độc thân có nên không?
Lời phật dạy về hạnh phúc vợ chồng: Đến với nhau là duyên tiền định, hôn nhân được xem như một vấn đề mang tính cá nhân và riêng tư chứ không phải là một trách nhiệm đối với tôn giáo. Không có quy luật nào trong Phật giáo buộc con người phải kết hôn, hoặc là ở độc thân hoặc là sống một đời sống hoàn toàn trinh bạch.
Sống độc thân là sự kiềm chế khoái lạc nhục dục. Một số người chỉ trích Phật giáo họ nói rằng: Giáo Pháp đi ngược lại thiên nhiên và họ cho là đời sống tình dục là tự nhiên và nó cần thiết.
Sống độc thân là sự kiềm chế khoái lạc nhục dục. Một số người chỉ trích Phật giáo họ nói rằng: Giáo Pháp đi ngược lại thiên nhiên và họ cho là đời sống tình dục là tự nhiên và nó cần thiết.
Phật giáo không chống lại tình dục. Ðức Phật giới thiệu nếp sống độc thân bởi vì tình dục và hôn nhân không dẫn đến sự an lạc tối cao và sự trong sạch của tâm.
Sự từ bỏ (xuất gia) thật là cần thiết cho một người muốn đạt được sự phát triển tinh thần và phẩm hạnh ở mức độ cao nhất. Nhưng sự xuất gia này phải tự nguyện và không bắt buộc. Xuất gia phải đến từ một sự hiểu biết rốt ráo về bản chất của con người - bản chất không thỏa mãn những thỏa thích của cảm giác.
Sự từ bỏ (xuất gia) thật là cần thiết cho một người muốn đạt được sự phát triển tinh thần và phẩm hạnh ở mức độ cao nhất. Nhưng sự xuất gia này phải tự nguyện và không bắt buộc. Xuất gia phải đến từ một sự hiểu biết rốt ráo về bản chất của con người - bản chất không thỏa mãn những thỏa thích của cảm giác.
Những người Phật tử đã từ bỏ cuộc sống trần tục, nguyện tuân giữ giới luật này bởi vì họ nhận thức rõ ràng những sự ràng buộc và những phiền toái của cuộc sống của một người có gia đình. Ðời sống hôn nhân có thì ảnh hưởng hoặc làm giảm bớt sự phát triển tâm linh khi sự khao khát tình dục và sự chấp thủ chứa đầy cái tâm và những cám dỗ làm lu mờ sự an lạc và sự tinh khiết của tâm.
Minh Minh
Minh Minh