(Lichngaytot.com) Ngày 8/2 âm lịch hàng năm là ngày Phật tử kỷ niệm Đức Phật xuất gia. Hãy cùng tìm hiểu thêm về Đức Phật là ai, Phật xuất gia ngày nào, năm bao nhiêu tuổi và hành trình tu đạo của Ngài nhé.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là ai?
Đức Phật trước khi xuất gia thành đạo thì cũng chỉ là 1 người bình thường. Theo truyền thuyết, Đức Phật vốn là Thái tử Tất Đạt Đa, con trai của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Da. Vua Tịnh Phạn trị vì 1 vương quốc nhỏ với người dân thuộc bộ tộc Thích Ca (Skakya).
Vốn từ 12 năm trước khi Thái tử ra đời, nhà vua đã nghe lời tiên tri của các tu sĩ rằng con trai của Ngài ra đời sẽ là 1 người vĩ đại, hoặc là trở thành 1 vị vua anh minh, hoặc là sẽ trở thành 1 nhà hiền triết lừng danh của nhân loại.
|
Thái tử ra đời được chư tiên chúc mừng, hoa sen nâng bước dưới chân |
Năm 624 TCN, thái tử Tất Đạt Đa ra đời. Tương truyền khi Ngài ra đời đã có nhiều sự lạ xảy ra như xuất hiện dải mây ngũ sắc hay thái tử vừa sinh ra đã đi 7 bước, dưới mỗi bước chân lại nở ra 1 bông hoa sen nâng gót cho Ngài, gọi là “7 bước hoa sen”. Tìm hiểu thêm về
Những điềm báo cát tường trong ngày Đức Phật đản sinh
Vua Tịnh Phạn muốn con trai nối nghiệp mình thành vua chứ không phải làm 1 người tu sĩ nên từ khi Tất Đạt Đa còn nhỏ đã được giữ lại sống trong cung điện chứ không mấy khi ra ngoài.
Thái tử sinh ra và lớn lên trong nhung lụa, không hề biết đến những buồn khổ của thế giới bên ngoài, được học văn võ toàn tài. Đến tuổi trưởng thành, thái tử kết hôn với công chúa Gia Du Đà La và có 1 con trai.
Ngày Đức Phật xuất gia là ngày nào?
Mặc dù sinh ra và lớn lên giữa chốn hoàng cung xa hoa nhưng thái tử Tất Đạt Đa vốn nhận thức rõ ràng về cuộc sống. Một ngày nọ, thái tử xin vua cha ra ngoài thành đi dạo.
Ra tới cửa Đông, Ngài nhìn thấy 1 ông lão già yếu tóc bạc, răng đã rụng, mắt đã mờ, lại còn lưng còng, tai điếc đang bước đi xiêu vẹo.
Tới cửa Nam, Ngài nhìn thấy 1 người đang nằm trên bãi cỏ đau đớn khóc than.
Ba cảnh thống khổ trên đời về tuổi già, nỗi đau và cái chết càng củng cố thêm suy nghĩ về sinh sống là khổ, thái tử thương xót chúng sinh và mong muốn làm được điều gì đó giúp đỡ mọi người.
Một ngày nọ thái tử tình cờ gặp 1 vị tu sĩ và thỉnh giáo về ích lợi của việc tu hành thì được trả lời rằng: “Ta tu hành là để dứt bỏ mọi ràng buộc của cõi đời, cầu cho bản thân mình thoát khỏi bể khổ, thành chính giác để phổ độ chúng sinh được giải thoát như mình.”
Lời của vị tu sĩ cũng là mong muốn, hoài bão mà Tất Đạt Đa mong muốn thực hiện, song khi Ngài thỉnh cầu vua cha thì bị từ chối. Thái tử chỉ xin vua cha nếu giải quyết được 4 điều sau thì sẽ thành tâm lo chăn dân trị nước, tạm thời không nghĩ đến việc đi tu.
Bốn việc đó là: Làm sao để ta trẻ mãi không già, làm sao để khỏe mãi không đau ốm, làm sao để sống mãi không chết, làm sao để mọi người hết khổ.
Vua Tịnh Phạn không trả lời được.
|
Phật xuất gia ngày 8 tháng 2 âm lịch |
Thái tử Tất Đạt Đa sau nhiều đêm suy nghĩ đã quyết định xuất gia tu đạo. Một đêm khuya, Ngài từ biệt vợ con rồi trốn khỏi cung thành. Hôm đó là ngày mùng 8 tháng 2 âm lịch.
Đức Phật xuất gia năm bao nhiêu tuổi?
Câu hỏi Đức Phật xuất gia ngày nào đã được trả lời ở phần trên, ngày Đức Phật xuất gia là ngày 8/2 âm lịch. Nhưng hiện nay vẫn đang có nhiều luồng thông tin tranh cãi về việc Đức Phật xuất gia năm bao nhiêu tuổi.
Trong sách Lịch sử Phật giáo, pháp sư Thánh Nghiêm viết rằng, đa phần các vị cổ đức cho rằng Tất Đạt Đa xuất gia năm 19 tuổi.
Học giả Phật giáo nổi tiếng thế giới người Srilanka là đại đức Nàrada Mahà Thera lại khẳng định trong cuốn Đức Phật và Phật pháp rằng Đức Phật xuất gia năm 29 tuổi (594 TCN).
Ở Việt Nam, hòa thượng Thích Thiện Hoa từng viết trong cuốn Phật học phổ thông rằng Phật xuất gia ngày 8/2 âm lịch năm 19 tuổi.
Trong Từ điển Phật học Hán – Việt có viết, Đức Phật xuất gia tu khổ hạnh 6 năm rồi thành đạo năm 35 tuổi. Tức là Phật xuất gia khi 29 tuổi.
Như vậy, về việc Đức Phật xuất gia năm bao nhiêu tuổi hiện đang tồn tại 2 luồng thông tin, đó là năm 19 tuổi và năm 29 tuổi. Song riêng về ngày Phật xuất gia thì đều thống nhất là ngày 8/2 âm lịch.
Tại sao chúng ta kỷ niệm ngày Đức Phật xuất gia?
Cứ tới ngày 8/2
âm lịch là Phật tử khắp nơi trên thế giới lại long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật xuất gia. Người ta coi đây là ngày tưởng nhớ, tán thán công đức và hạnh nguyện tu hành của Đức Phật, người đã có sự hy sinh cao cả và vĩ đại để cứu thoát loài người khỏi bể khổ trần gian.
Với người tu tại gia thì đây là ngày đặc biệt, có thể giúp họ tăng thêm niềm tin vào Phật pháp nhiệm màu, gia tăng tinh tấn và trưởng dưỡng những yếu tố nuôi dưỡng tâm linh, củng cố niềm tin về tu hành mang lại an lạc cho người thân và những người xung quanh. Sâu hơn nữa, phật tử tại gia khi đã đủ ý chí thì có thể xuất trần từ bỏ con đường thế tục mà đứng trong hàng ngũ tăng đoàn, sống kiếp này và cả kiếp vị lai.
Con đường thành đạo của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Trong 6 năm tu khổ đạo của Đức Phật, chúng ta có thể chia làm 6 giai đoạn như sau:
Thái tử xuất gia
Đó là đêm ngày 8/2 âm lịch, khi Tất Đạt Đa cùng tùy tùng là Xa Nặc trốn khỏi cung thành ra đi. Đến sông A nô ma, Ngài lấy gươm cắt tóc trao cho Xa Nặc và giao lại toàn bộ trang sức và ngựa trở về bẩm tấu với vua cha về quyết định của mình rồi 1 mình tầm đạo. Tìm hiểu thêm về
Tướng lạ về bàn chân của Đức Phật
Thái tử hỏi đạo
Tất Đạt Đa đi khắp nơi để tìm hiểu các đạo đang lưu hành nhằm biết được đâu là đạo chân chính có thể giải thoát cho muôn loài. Sau 3 lần hỏi đạo, từ chư tiên ở rừng Bạt Già, ông Alala ở thành Tỳ Xá Lỵ đến ông Uất Đầu Lam, Ngài vẫn chưa tìm thấy được cảnh giải thoát.
Thái tử tu khổ hạnh
Sau khi tầm đạo không thành, Tất Đạt Đa ngộ ra rằng chính bản thân phải hành trì chuyên tu mới có thể tìm rõ Đạo chánh. Ngài tu khổ hạnh trong 6 năm với 5 người bạn đến khi cơ thể gầy gò ốm yếu thì nhận ra việc hành hạ thân xác không đem lại ích lợi gì, muốn giác ngộ thì phải phát trí huệ.
Bạn có biết
Vì sao Đức Phật, Bồ Tát ngồi trên hoa sen mà không phải loài hoa khác?
Phật thành đạo
Ma vương sợ Tất Đạt Đa thành đạo mà giác ngộ muôn loài sẽ đảo lộn mọi thứ nên rủ nhau quấy phá song do định tâm chuyên chú mà Ngài chiến thắng được mọi cám dỗ.
Đức Phật truyền đạo
Sau khi thành đạo, Đức Phật bắt đầu thuyết pháp và giáo hóa. Trong hơn 49 năm, Ngài đã độ cho hàng ngàn hàng vạn đệ tử, không phân biệt sang hèn.
Đức Phật nhập Niết bàn
An An