Câu chuyện về Đức Phật tiết lộ ai là người mạnh nhất
Có lần đang đi thuyết giảng ở một trong những thành phố cổ ở Ấn Độ, có một nhà sư lại gần hỏi Đức Phật:
- Thưa Ngài, trên đời này ai là kẻ mạnh nhất?
Đức Phật tóm tắt câu chuyện như sau:
- Hôm nay, ta không nên dùng sự giết chóc để phân định thắng thua, thay vào đó là bằng cách tranh luận có được không?
- Được thôi, nhưng ai sẽ là người phân định thắng thua?
- Hai bên của chúng ta đều có những người có trí tuệ siêu việt, hãy để họ cùng quyết định xem ai sẽ là người chiến thắng.
- Vậy ngươi hãy nói trước đi.
Thần Indra mỉm cười nhường thần Asura với lý do:
- Ta có thể nói trước, nhưng vì ngươi từng là vua của bầu trời nên ngươi hãy nói trước đi.
- Những kẻ để người khác sỉ nhục mình mà không phản ứng, vỗ ngực tự hào rằng sự khoan dung của mình khiến anh ta ở đẳng cấp cao hơn so với kẻ hung hăng kia thực chất chỉ là những kẻ ngốc nghếch và yếu thế.
- Cứ cho là anh ta ngốc nghếch và yếu thế đi, nhưng chính sự khoan dung ấy lại đem đến cho chúng ta những lợi ích lớn nhất. Khoan dung chính là đức tính tốt đẹp nhất của con người. Nó còn tuyệt vời hơn cả tất cả những danh tiếng hay của cải trên thế giới này cộng lại.
- Đã không khôn ngoan gì thì những kẻ ngốc cần phải hành động cho đúng đắn. Chúng giống như những con bò lười biếng cần những con bò nhanh nhẹn hơn dùng sừng thúc đẩy. Do đó, cách tốt nhất để kiểm soát những kẻ ngốc nghếch và lười biếng là phải dùng roi vọt.
- Theo ta cách tốt nhất để đối đãi với những kẻ ngốc là dùng sự kiên nhẫn. Khi gặp một người đang kích động, nếu anh có thể chờ đợi trong sự im lặng thì cơn tức giận của anh ta sẽ dần dần dịu đi. Một người không giận dữ hay thù ghét ai chính là một vị thánh hoặc là đệ tử của một vị thánh. Đây chính là người mà chúng ta nên ở bên.
Một người mà đầu óc lúc nào cũng chỉ có sự tức giận, dễ nổi cáu sẽ gặp phải những trở ngại sừng sững như núi. Ngược lại, nếu ta có thể kiềm chế cơn giận ngay khi nó xuất hiện, giống như dùng yên cương để thuần hóa một con ngựa hoang nghĩa là chúng ta đã làm được một việc tốt, cuộc đời lúc nào cũng sẽ bằng phẳng, thênh thang.
Sức mạnh cơ bắp chỉ là thứ yếu
Khi nói về kẻ mạnh nhất, trong hình dung của chúng ta đó phải là người có thân hình vạm vỡ, sức dài vai rộng, tay múa kiếm điêu luyện trong các trận chiến và có khả năng đánh bại bất cứ ai trên đời. Thế nhưng qua câu chuyện Đức Phật tiết lộ ai là người mạnh nhất đã cho ta thấy rằng sức mạnh cơ bắp không nói lên được điều gì, thậm chí có những người ta tưởng là kẻ yếu đuối lại mạnh mẽ hơn những gì ta tưởng.
Sự thật là không ít câu chuyện tương tự như "Châu chấu đá voi" để thấy hình dáng hay tương quan lực lượng bên ngoài không thể là thứ có thể đánh giá được tình hình vì những thứ tưởng như nhỏ bé nhưng lại mang sức mạnh vượt trội hơn những thứ to lớn mà ta nhìn thấy theo mắt thường. Sức mạnh ý chí bên trong mới là thứ để chúng ta bàn tới vì sức mạnh cơ bắp của mỗi người là có hạn, nhưng ở người có ý chí sắt đá thì nghị lực là vô hạn.
Một sự thật không thể chối cãi đó là, những người thường dùng bạo lực để giải quyết vấn đề mới là kẻ yếu đuối, những ông chồng đánh vợ, những người chỉ vì chút mâu thuẫn đã đánh người... âu cũng chỉ là những kẻ yếu hèn mà thôi.
Những người động một tí là gọi bè bạn người thân mang dao vác gậy đi tìm đối phương trả thù thật ra chỉ là những kẻ hèn nhát phải cậy vào cơ bắp và bầy đàn mới có được dũng khí để đối diện với những khó khăn trong đời sống. Còn những người động một tí đã la ó, quát thét, hăm đâm dọa đánh cũng chỉ là kẻ thiếu khả năng thích nghi với cuộc sống...
Mỗi khi nóng giận, bực mình là trút giận vào người khác cho thấy tâm lý không được vững do thiếu sự rèn luyện bản thân.
Thế nên mới có câu: Khi ngôn ngữ bất lực thì bạo lực lên ngôi, nghĩa là một người chẳng đủ tri thức để phân tài thì dùng nắm đấm - biểu hiện của sự hèn kém của mình để phân bua.
Chúng ta phải ý thức được rằng cơn giận chỉ mang đến tai họa và tìm cách điều chỉnh cảm xúc kịp thời, tránh việc dùng đến bạo lực. Đúng như Kinh Hoa Nghiêm có nói: “Nhất niệm sân tâm khởi, bá vạn chướng môn khai”, là “Một ý niệm giận hờn nổi lên thì trăm ngàn cửa nghiệp chướng đều mở ra”. Vì vậy, mỗi khi cơn giận sinh khởi thì nhận thức rằng suy nghĩ tiêu cực đang bắt đầu xuất hiện, hãy tìm cách kiềm chế nó để hạn chế những rắc rối về sau.
Không đề cao bạo lực cũng là lối tư duy hiện đại và được con người áp dụng cho cuộc sống của chúng ta hiện nay. Bằng chứng là xưa kia để chinh phạt thế giới, các nước lớn đã dùng chiến tranh để đánh chiếm những nước nhỏ - những quốc gia được xem là yếu thế hơn. Thế nhưng ngày nay, họ chọn cách xâm chiếm bằng cách tinh vi hơn đó là bằng trí tuệ, bằng việc dùng văn hóa để trộn lẫn, ai yếu thế sẽ bắt đầu để văn hóa mình lai tạp, méo mó, kết cục của những kẻ yếu sẽ là kẻ dần mất đi bản sắc dân tộc, văn hóa, cá tính con người mình.
Bạn có đủ mạnh mẽ mặc cho người đời chì chiết?
Liệu bạn có thể im lặng mặc cho người đời chì chiết, vu oan, hay thậm chí ép ta tới đường cùng? Việc này thật khó vì phản ứng thường thấy của chúng ta là tức giận, là phản ứng mạnh mẽ một cách rất tự nhiên, rất con người. Kết quả là thường đổ thêm dầu vào lửa, khiến tình huống càng trở nên tồi tệ hơn.
Thế nên mới có việc có những hậu quả khôn lường khi những cơn giận bộc phát gây cho người ta thương tật hoặc thiệt mạng. Nhưng ngược lại, những người kiểm soát được cảm xúc, cơn giận của mình, làm được những điều khó khăn ấy, hẳn nhiên sẽ nhận được sự tôn trọng, nể phục.
Hãy nhìn những tấm gương của không ít người nổi tiếng hiện nay đang bị báo chí "dập" cho tơi tả nhưng phản ứng của họ là gì? Đó là IM LẶNG, mặc cho những kẻ kia bôi nhọ, cố tình làm xấu, suy diễn đánh giá về mình, mặc cho độc giả gào thét rằng lên tiếng giải thích đi thì họ vẫn chỉ giữ sự im lặng.
Có thể hiện tại mọi người không hiểu và tức giận hơn với sự im lặng đó nhưng sau này họ sẽ biết rằng, giá trị của nó mang lại cực kỳ lớn. Vì thực ra hiểu lầm không cần giải thích vì càng nói chẳng có ai tin, thời gian rồi sẽ mang lại câu trả lời chính đáng cho tất cả.
Chính Đức Phật được xem là người mẫu mực, người người kính nể thế nhưng cũng không ít người ghen tức và tìm cách làm hại Ngài hết lần này tới lần khác. Thậm chí Đức Phật bị vu khống tội tà dâm và giết người, thế nhưng những lần như thế Ngài vẫn bình chân như vại, không một lời giải thích hay oán thán.
Vậy làm sao để trở thành kẻ mạnh như lời Phật dạy bằng việc không oán hận, phải có lòng bao dung và sẵn lòng tha thứ cho những lỗi lầm của người khác?
Càng nhiều hàng rào phòng thủ quanh bản ngã, ta càng thấy cái ngã dễ bị thương tổn, dễ mất an toàn. Vì nó đã được đồng hóa với nhà cửa, gia đình, bạn bè, của cải tài vật, danh tiếng, với đủ thứ mà ta xem là nhu cầu thiết yếu cho sự sống.
Cần nhà cửa ta sẽ sợ nhà cửa, cần danh sợ mất danh, cần tình yêu ta sợ mất tình yêu, cần bạn bè sợ mất bạn bè... Và bởi vì chúng ta cần quá nhiều thứ trên đời, nên nỗi sợ cứ thế biến ta thành những kẻ phụ thuộc, không có được sự bao dung, vô tư, thoải mái cần thiết để đủ tĩnh tâm trước bất cứ biến cố cuộc đời.
Những tham chấp đó bám riết lấy ta nên chỉ khi ta hiểu một chữ BUÔNG đúng nghĩa ta sẽ thấy tâm mình nhẹ nhàng hơn, an ổn hơn và sẽ biết khi nào cần bao dung, tha thứ hay yêu thương và trở thành kẻ mạnh mẽ hơn bất cứ ai.