Câu chuyện Đức Phật so sánh tiền bạc với rắn độc
Tại nước Xá Vệ khi Đức Phật còn tại thế, có lần nọ khi đi qua một vùng quê, Đức Phật dừng bước bên thửa ruộng và chỉ cho đệ tử A Nan và nói:
- A Nan, con hãy nhìn xuống chỗ gò đất ở thửa ruộng phía trước mặt kia, dưới gò đất đó có một con rắn độc rất đáng sợ.
- Đúng vậy thưa Sư Tôn. Ở đấy đúng là có rắn độc thật đáng sợ!
- Này lão nông, ngươi phạm tội ăn cướp, bị phán tội tử hình. Khi lên đoạn đầu đài tại sao lại không ngừng kêu la? Câu nói đó có nghĩa là gì?
Thấy giàu nhanh chớ vội mừng
Trên thế giới đã có vô số ví dụ về những người nổi tiếng sớm, bằng tài năng trời ban, họ kiếm tiền dễ dàng sau đó lại bị mất phương hướng cuộc sống ở tuổi 30 vì họ tưởng họ đã đạt được tất cả. Thiếu mục tiêu, thiếu lòng quyết tâm, thiếu động lực,... nên cuộc đời của họ tưởng rằng rất rực rỡ nhưng cuối cùng lại đi vào ngõ cụt.
Vì thế, những cực khổ của ngày hôm nay mới thực sự là cơ hội để ta có thể thành tựu những huy hoàng trong tương lai. Một người nếu muốn đạt được thành công thực sự trong cuộc đời nhất định phải nhẫn nhịn chịu khổ, chăm chỉ làm việc nhưng không quên mở rộng tấm lòng.
Ngày nay, từ trẻ cho tới già không phân biệt thành thị hay nông thôn, kẻ ngu hay người trí,... đều bị đánh vào tâm lý làm giàu nhanh nên dễ bị rơi vào cái bẫy của các đường dây lừa đảo.
Đặc biệt những tay bịp bợm rất khôn ngoan, biến tướng dưới các hình thức đang hot hiện nay như khởi nghiệp, chứng khoán, bất động sản,... kêu gọi đầu tư, góp vốn, chung tiền... của những "tay mơ" ham làm giàu. Kết quả là không ít gia đình tan cửa nát nhà chỉ vì một phút mông muội như thế này.
Điều đáng nói là tại Việt Nam, nhiều hình thức huy động vốn để tham gia đầu tư tiền ảo cho tới bất động sản đã bị biến tướng thành hình thức đa cấp, một mô hình Ponzi (lấy tiền của người sau trả lãi cho người tham gia trước) đánh vào lòng tham của con người.
Gần đây, biết bao vụ lừa đảo đã được phanh phui với giá trị thiệt hại lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng, nhưng dường như vẫn chưa làm sáng mắt một bộ phận người dân vẫn hy vọng vào các cơ hội làm giàu nhanh.
Thậm chí, gần đây chúng còn thuê người nổi tiếng để "lăng xê" trên trang cá nhân khiến ai ai cũng tin tưởng và đổ tiền vào đấy. Mới đây cô nàng Ngọc Trinh cùng hàng loạt sao Việt khác đã có bước đi sai lầm khi "tiếp tay" cho hình thức lừa đảo này và bị dân tình phản ứng rất dữ dội vì sự thiếu hiểu biết của cô nàng - một người nổi tiếng với sức ảnh hưởng lớn - dùng sự nổi tiếng của mình "dẫn dụ" người dân thiếu hiểu biết vào chỗ bị lừa.
Chớ trách tiền, trách mình trước
Trách cứ tiền bạc có phải là lối tư duy khôn ngoan? Chính cách nghĩ tiền là tội lỗi hay những người giàu có toàn là kẻ bất lương thì là cách "chụp mũ" một cách thiếu hiểu biết, và đó chính là tư duy người nghèo, khiến hầu hết chúng ta chẳng khá lên được.
Nếu bạn hiểu vì sao người Do Thái coi trọng sự giàu có bạn sẽ biết rằng có mục tiêu tiền bạc để bản thân sáng tạo hơn, có kế hoạch cuộc đời rõ ràng hơn,... thì đó là điều rất tốt.
Thực ra tiền cũng chỉ là một vật vô tri, vô giác, chúng hoàn toàn không có tội, không phải chịu trách nhiệm cho những việc con người làm. Chính chúng ta, người sử dụng những đồng tiền ấy cho mục đích gì mới phải trả giá cho những gì mình đã làm mà thôi.
Chính bạn nếu có trong tay nhiều tiền nhưng tiêu xài hoang phí, không chịu lao động để gia tăng tài sản, cuối cùng để bản thân nợ nần chồng chất, để mình tán gia bại sản tức là tự đẩy mình vào địa ngục.
Ngược lại, có những người học được cách sử dụng tiền bạc khôn ngoan, biết cách tiêu tiền đúng đắn và hợp lý, biết dùng tiền để làm việc nghĩa thì có nghĩa là biết tạo phước báu cho mình ở kiếp này và kiếp sau nữa.
Nghe lời Phật dạy về tiền bạc bạn sẽ hiểu rằng tiền là công cụ tuyệt vời cho chúng ta trong cuộc sống. Thế nhưng thay vì tập trung đến tiền, hãy tập trung tới việc tạo phúc. Ví dụ như dùng tiền để giúp những người nghèo khó, xây trường học cho trẻ em, xây cầu cho những vùng xa xôi, hẻo lánh,... mang lại cuộc sống tốt hơn cho mọi người thì tiền thực sự là người bạn tốt của chúng ta đấy chứ!