Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Hãy thôi xem Đức Phật là Thần linh cứu thế

Thứ Sáu, 03/04/2020 14:26 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Không nên thần thành hóa mọi việc lên và tuyệt đối phải quán triệt tư tưởng rằng không nên xem Đức Phật là Thần linh cứu thế vì ngài đơn giản chỉ là người đi trước, hiểu trước nên ngài dẫn đường chỉ lối cho chúng ta.
 

1. Phi nhân quả là gì?


Ngày nay, mọi người thường có xu hướng rằng có ai đó đang điều phối hạnh phúc của con người và người đó có thể tạo dựng hạnh phúc, những điều phúc lành, phước báo chúng ta. Trong một bài giảng Thầy Thích Thiện Thuận về chủ đề Phi Nhân Quả, thầy khuyên chúng ta không nên có một cái nhìn sai lầm như thế.

Phi Nhân Quả có nghĩa rằng không đúng với nhân quả, không hợp với nhân quả. Nhân là nguyên nhân, Quả là kết quả. Phàm việc gì hiện tại chúng ta đón nhận đều bắt nguồn từ những nguyên nhân sâu xa của nó ở trong quá khứ.

Và quá khứ theo nhân sinh quan của Phật giáo không chỉ hạn hữu từ khi chúng ta sinh ra giữa cuộc đời này mà nó được tiếp nối từ những quá khứ sâu xa của những kiếp trước từ rất lâu mà trong Kinh nói là vô lượng kiếp. Chúng ta không thể tính được cho nên có khi gọi là vô thị, tức là không xác định được điểm bắt đầu. 
 
Khi mình nhận thức được nhân quả chúng ta sẽ có chiều hướng thay đổi cuộc đời của mình, vươn lên từ số phận. Đạo Phật dạy chúng ta phải có ý thức trách nhiệm với bản thân của mình với những nỗi niềm đau khổ mà chúng ta đang phải gánh chịu và chúng ta hoàn toàn không ỷ lại với một đấng thần linh nào đó sẵn sàng chìa tay ra để cứu vớt mình.

Hoàn toàn không có điều đó mà chúng ta phải mạnh dạn đương đầu để chuyển hóa nó không yếu đuối chạy trốn tất cả những khổ đau và không đổ lỗi cho bất kỳ ai cũng không cần phải van xin ai hết.  
 
Hay thoi xem Duc Phat la Than linh cuu the
 
Nghiệp chướng này, nghiệp báo này chúng ta đã tạo ra từ lúc đó cho đến bây giờ và nó dẫn tới những nguyên nhân cho nên chúng ta thấy tại sao có hai anh em song sinh được cha mẹ chăm sóc như nhau và được giáo dục như nhau thế mà một người thành đạt còn một người không dù hai người thông minh như nhau và học đều giỏi. Vì sao? Chúng ta không giải thích được.
 
Nói theo kiểu mà những người đi cúng sao, dâng sao, giải hạn thì hai người này có cùng một ngày sinh ra cùng một năm cùng một giờ thì cùng một ngôi sao chiếu vào. Tại sao có một ngôi sao lại phân biệt người kia ưu đãi người này và hai ngôi sao đó là một hay là hai? Vậy cúng sao nào? Dâng sao nào? 
 
Chúng ta hiểu đơn giản thế này, hai anh em có hai nghiệp báo khác nhau chỉ có cộng nghiệp là sinh trong một gia đình cho nên có người thành đạt có người không. Không có sự cầu xin nào có thể phá vỡ được tính nhân quả, thay đổi được nghiệp báo mà chính chúng ta đã tạo ra, nếu cầu xin được thì luật nhân quả đã không tồn tại.

Cho nên, mỗi hiện tượng mà trốn tránh sự thật đau khổ đó hay là cầu xin một đấng thần linh nào đó để ban phước cho mình, hiện tượng đó hoàn toàn không đem tới điều tốt đẹp và không có hiệu quả để cải thiện cuộc sống của chúng ta. Không phải là con đường đi của đệ tử Phật cho nên Đức Phật dạy cho chúng ta luật nhân quả. 
 
Phật giáo chỉ ra 7 nỗi khổ lớn của đời người, không chừa một ai là theo nhân quả chi phối đời sống con người và vạn vật trước khi Đức Phật ra đời. Từ loài vật cho tới thực vật cho tới sự việc và con người chúng ta đều không thoát ra khỏi luật nhân quả này.  
 
Nhan qua phuoc bao la do chinh chung ta tao ra
 
Đức Phật chỉ thống kê lại và sát lập lại truy kiếm của mình, sự nhận thức về các biến chuyển trong cuộc sống xã hội và chính lại bản thân mình qua luật Nhân Quả đã có từ trước chứ không phải Đức Phật là người chế ra luật nhân quả.

Dù Ngài không ra đời thì luật nhân quả vẫn tồn tại thí dụ như chúng ta đầu tư cho con em mình đi học đó là nhân, con em mình thành đạt đó là quả. Mình uống nước là nhân, mình hết khát đó là quả. Mình mắng người khác là nhân, bị mắng lại là quả. Mình giận hờn người khác là nhân, mình bị người khác giận hờn lại là quả. 
 
Khi hiểu được nhân quả mình vui vẻ đón nhận nó. Biết được cuộc đời này không có gì vô duyên vô cớ cho nên mình đâu có thể cầu xin được. Khi chúng ta hiểu nhân quả chúng ta biết được rằng nhân vô tình sẽ đưa tới quả vô tình. Nhân quả rất là sòng phẳng.
 
Thực sự Bồ Tát Quan Thế Âm là Bồ Tát lắng nghe tiếng đau khổ của chúng sinh khi kêu gọi danh hiệu ngài nhưng đây là tiếng huyền diệu của chân tâm. Khi mình niệm Bồ Tát Quan Thế Âm nơi đó không phải là chúng ta van xin nữa, mà nơi đó chúng ta lắng lòng để nhìn lại những nỗi khổ đau của mình và ai cũng có những tiếng gọi từ chân tâm.

Cho nên Bồ Tát Quan Thế Âm mới nghe được tất cả các âm thanh của chúng sinh , được gọi là Phản văn văn tự tấn – tức là nghe ngược lại tiếng lòng mình.

Khi một người nghe được những tiếng nói tham lam, tiếng nói ích kỷ, tiếng nói từ đáy lòng mình phát ra và tu sửa thì ta đã chạm được bàn chân Bồ Tát Quan Thế Âm. Sự cảm ứng ở đó rất quan trọng, chính ở chỗ tĩnh tâm. Chứ không phải chúng ta gào lên, kêu khóc, và chúng ta than van khổ sở.  
 
Duc Phat la nguoi di truoc chi duong cho chung ta
 
Nếu như chúng ta hiểu được nhân quả rồi thì chúng ta thấy sao về hiện tượng nhét tiền vào tay Phật? Cúng dường tam bảo dù một hạt thóc, hạt gạo bằng tâm thành kính thì phước báo đó vô lượng.

Chứ không phải chúng ta vất tiền vào đó, nhét tiền vào đó giống như bố thí cho ăn mày là không chấp nhận được cho nên các vị Phật tử đã hiểu biết về nghiệp báo, về những nhân duyên trong cuộc đời của mình do chính mình tạo ra và chính mình cải thiện thì chúng ta sẽ bước qua được những hủ tục đó. 
 
Những tâp tục không đúng như thế đặc biệt do mình tạo ra chuyện khổ, chuyện vui mà mình không cảm nhận, không hiểu được điều đó rồi mình làm như thế thì vô tình sẽ đi thành cái lối mòn, người trước bày người sau làm mình không biết mình làm sai nhưng mình không hiểu ra được. 
 

2. Không nên xem Đức Phật là Thần linh cứu thế


Nếu có Thần linh sao vẫn để cho Châu Phi đầy rẫy đói nghèo, cuộc sống này còn nhiều bất công và tội ác, đầy rẫy những tiếng khóc và nước mắt. Một Trung Đông khói lửa, máu và sinh mạng con người vẫn đổ ra hàng ngày bởi khủng bố. Thượng đế đâu sao không giải quyết vấn đề này? Nếu Thần linh mà vô tâm đến thế thì liệu họ có lắng nghe tiếng cầu khẩn van xin của mình vì mình là người nhỏ nhoi quá trong cuộc đời này thần linh có nghe không?

Thời Đức Phật người ta quan niệm rằng Phạm Thiên – Thượng Đế là đấng tạo hóa ngay từ trước khi Đức Phật ra đời đã có quan điểm này và đạo Bà La Môn đã chủ trương. Tức là Phạm Thiên là đáng tối cao, đấng thượng đế tạo ra tất cả mọi hiện tưởng, cảnh vật, sự việc và con người của chúng ta. Và mỗi con người có một số phận, số phận đó cũng là Thần linh ban cho mình. Thuyết định mệnh bắt nguồn từ những điều này. 
 
Đức Phật đã hỏi Phạm Thiên: “Người có mắt ắt người thấy được cảnh đau thương của cuộc đời, nếu oai lực của Phạm Thiên là vô hạn tại sao người không tạo ra một vũ trụ tốt đẹp. Tại sao ngài không nâng tay lên để ban phước lành.

Tại sao muôn loài do chính ngài tạo ra lại phải bị đọa đày trong cảnh khổ đau. Tại sao ngài không ban hạnh phúc cho tất cả. Tại sao đời sống lại đầy rẫy những xấu xa, tội ác. Tại sao gian tham giả dối lừa đảo lại chiến thắng còn chân thật và công lý lại thất bại. Ta liệt Phạm Thiên vào hàng bất công đã tạo ra một thế giới hư hỏng”.
 
 
Duc Phat day chung ta rang khong nen tin vao dang than linh nao cuu do chung ta
 
Đức Phật là người dựng lên lại niềm tin và sự hiểu biết của con người khi đối diện với số phận nghiệt ngã và những phũ phàng của cuộc đời đem đến cho chúng ta. Vì thế, hoàn toàn không tin vào Thần linh nào hết và không nên xem Đức Phật là Thần linh cứu thế.

Ngài cũng chỉ là người thầy dẫn đường, khai mở ra con đường mà mình đã đi qua. Ngài bằng thực chứng của đời sống nội tâm có lịch sử ghi rõ ràng và hôm nay chúng ta đi theo con đường đó thì chúng ta xác nhận niềm tin đó chứ không thể biến Đức Phật thành Thần linh.
 
Cầu an, tụng kinh cũng là một cách chúng ta nén lòng lại trước những đau thương của cuộc đời. Khi tập trung tụng kinh niệm Phật chúng ta không còn lo lắng, không còn muộn phiền, không còn gây gổ với ai hết. Cho nên 3 nghiệp: Thân, khẩu, ý chúng ta tạm thanh tịnh trong lúc tụng kinh.
 
Cho nên tụng kinh càng nhiều càng bình an và chúng ta phát nguyện đi trên con đường Đức Phật đã đi để con thay đổi những thứ đã làm con đau khổ trong cuộc đời này từ quá khứ đến hôm nay.
 
Con xưa đã tạo bao ác nghiệp
Đều do vô thị tham sân si
Từ thân, miệng, ý phát sinh ra 
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X