(Lichngaytot.com) Cảm giác Đức Phật đau đến mức hôn mê bất tỉnh là điều không hề dễ chịu một chút nào nhưng cách phản ứng của Ngài khiến chúng ta cần phải thức tỉnh và rút ra bài học quý giá cho mình.
Đức Phật đau đến mức hôn mê bất tỉnh
Trong một lần đi khất thực cùng đệ tử A-nan-đà khi gần đến một thôn làng, Phật Thích Ca vì không cẩn thận nên giẫm lên cành cây gãy, dằm tre nằm ngổn ngang trên mặt đất đau đến thấu tim gan. Các đệ tử biết được sự tình đã cùng nhau hỗ trợ, dìu Ngài quay về tịnh xá.
Trong lúc đau tưởng muốn ngất đi, mọi người dùng phương thức dân gian để băng bó vết thương cho Đức Phật. Thế nhưng dường như vết đau không thuyên giảm, nó vừa đau vừa sưng tấy, người vẫn hôn mê bất tỉnh.
Các đệ tử lo lắng lo sợ Phật Thích Ca vì sự cố này mà rời khỏi thế gian. Một vị đại thần đi báo vua: "Đại vương, nguy rồi, chân của Phật Thích Ca bị cành cây đâm phải, hiện tình thế vô cùng nguy cấp". Vua nghe tin ngay lập tức đến thăm Đức Phật.
Các đệ tử lo lắng lo sợ Phật Thích Ca vì sự cố này mà rời khỏi thế gian. Một vị đại thần đi báo vua: "Đại vương, nguy rồi, chân của Phật Thích Ca bị cành cây đâm phải, hiện tình thế vô cùng nguy cấp". Vua nghe tin ngay lập tức đến thăm Đức Phật.
Xe đến cửa tịnh xá, vua liền nhanh chóng xuống xe, đi vào trong để hỏi thăm Ngài, Đức vua kính cẩn đến trước giường Phật Thích Ca vẫn thấy Ngài chưa tỉnh, ngài liền quỳ gối trước giường, nắm tay Đức Phật và nói:
- Đức Phật, ta là vua Ajatashatru, nghe tin Ngài bị thương nặng nên ta đến thăm. Ngài nhất định phải thương xót chúng sinh, ngài không thể đi được, thần dân đất nước đều cần Ngài.
- Đức Phật, ta là vua Ajatashatru, nghe tin Ngài bị thương nặng nên ta đến thăm. Ngài nhất định phải thương xót chúng sinh, ngài không thể đi được, thần dân đất nước đều cần Ngài.
Phật Thích Ca lúc này mở mắt, nắm tay đức vua đáp lời:
- Đại vương ngồi dậy đi.
- Đại vương ngồi dậy đi.
Đức vua bèn ngồi bên giường, Phật Thích Ca cũng được đệ tử dìu ngồi dậy, Ngài nhìn các đệ tử đang đứng xung quanh rồi nói:
- Mọi người đừng quá lo lắng, người trên thế gian luôn mang theo nghiệp chướng, họ đem nghiệp đi nhưng cũng để nghiệp lại. Trong thời gian qua, mặc dù ta sống theo con đường hành thiện, nhưng cũng khó tránh khỏi có vài quan niệm sai lầm. Một ý nghĩ sai, ngàn nạn khó thoát.
- Mọi người đừng quá lo lắng, người trên thế gian luôn mang theo nghiệp chướng, họ đem nghiệp đi nhưng cũng để nghiệp lại. Trong thời gian qua, mặc dù ta sống theo con đường hành thiện, nhưng cũng khó tránh khỏi có vài quan niệm sai lầm. Một ý nghĩ sai, ngàn nạn khó thoát.
Cho nên mỗi kiếp ta đều muốn tiêu giải nghiệp chướng, mặc dù nghiệp nên giải đã giải được rồi nhưng những nghiệp chưa giải vẫn còn đó, nên ta vẫn phải tiếp tục làm việc cần phải làm.
Tất nhiên sau đó Phật Thích ca không rời khỏi nhân thế vì sự cố này.
Tại sao Đức Phật đã thành đạo mà vẫn còn đau đớn?
Sẽ có không ít người thắc mắc không biết vì sao khi Phật đã thành đạo nhưng vẫn chịu những nỗi đau tầm thường như là bị cành cây gãy và dằm tre đâm phải. Sao cơ thể của Ngài lại dễ bị tổn thương đến vậy?
Thực ra, khi Đức Phật đang ở thế gian này cũng có thân người như chúng ta, không phải cứ thành đạo là có mình đồng da sắt, khi còn sống ở thế gian vẫn chịu ảnh hưởng của nghiệp lực, vẫn phải trải qua những nỗi đau thân thể như bất cứ ai khác.
Ngài có trí tuệ tối thượng chứ không phải thân thể của một vị Thánh vô hình, không có nghĩa là Thần Thánh ở cõi phàm trần này.
Chính Ngài cũng thừa nhận trong lời giải thích với Đức Vua rằng không phải tất cả những gì mà mình chứng ngộ ra là đúng vì thế "khó tránh khỏi có vài quan niệm sai lầm" nên cũng phải nhận quả của điều này cũng là lẽ dĩ nhiên.
Thế mới thấy, người tài trí xưa nay hiếm như Ngài chẳng mấy ai nhưng vẫn có lúc Ngài làm sai, phạm phải sai lầm, trong khi đó, chúng ta càng chưa thể đạt được mức giác ngộ như Đức Phật nên việc phạm sai lầm cũng là điều hoàn toàn hiểu được và thông cảm được.
Vậy mà không ít người ngày nay tự hào vỗ ngực xưng hùng xưng bá vì nghĩ rằng mình là giỏi nhất, thông minh nhất. Họ không đủ trải nghiệm để biết rằng núi cao còn có núi cao hơn, vì thế tốt hơn hết ta hãy học cách giữ thái độ khiêm tốn trong mọi việc mới là cách hành xử khôn ngoan.
Thực ra, khi Đức Phật đang ở thế gian này cũng có thân người như chúng ta, không phải cứ thành đạo là có mình đồng da sắt, khi còn sống ở thế gian vẫn chịu ảnh hưởng của nghiệp lực, vẫn phải trải qua những nỗi đau thân thể như bất cứ ai khác.
Ngài có trí tuệ tối thượng chứ không phải thân thể của một vị Thánh vô hình, không có nghĩa là Thần Thánh ở cõi phàm trần này.
Chính Ngài cũng thừa nhận trong lời giải thích với Đức Vua rằng không phải tất cả những gì mà mình chứng ngộ ra là đúng vì thế "khó tránh khỏi có vài quan niệm sai lầm" nên cũng phải nhận quả của điều này cũng là lẽ dĩ nhiên.
Thế mới thấy, người tài trí xưa nay hiếm như Ngài chẳng mấy ai nhưng vẫn có lúc Ngài làm sai, phạm phải sai lầm, trong khi đó, chúng ta càng chưa thể đạt được mức giác ngộ như Đức Phật nên việc phạm sai lầm cũng là điều hoàn toàn hiểu được và thông cảm được.
Vậy mà không ít người ngày nay tự hào vỗ ngực xưng hùng xưng bá vì nghĩ rằng mình là giỏi nhất, thông minh nhất. Họ không đủ trải nghiệm để biết rằng núi cao còn có núi cao hơn, vì thế tốt hơn hết ta hãy học cách giữ thái độ khiêm tốn trong mọi việc mới là cách hành xử khôn ngoan.
Chắc chắn không ít lần chúng ta ca thán rằng tại sao người tốt sao vẫn khổ nhưng cái gốc của điều này là ở chỗ vì ta chưa đủ trí tuệ để đủ hiểu rằng những việc mình làm mỗi ngày có thực sự là điều tốt hay chưa. Ví dụ như khi ta giúp đỡ mọi người đó mới chỉ là cách nghĩ của chúng ta trong khi kết quả có thể ngược lại, có thể ta làm hại họ cũng không chừng.
Vì thế, ta cũng chỉ là con người nên đúng như Đức Phật từng nói cứ mang thân người là đã có những nỗi khổ riêng rồi. Thế nên, ta càng phải càng hiểu và thấu cảm nỗi đau của người khác và xem đó là chuyện thường tình. Đừng bắt nạt, hay tỏ vẻ hơn thua, tranh đua làm gì.
Luôn sống bao dung với mọi người, đừng ngại cho đi, giúp người như là cách để xoa dịu nỗi đau, nỗi khổ của nhân loại.
Xem thêm: Đừng khó chịu với những nỗi đau trong cuộc sống, hãy gửi lời cảm ơn tới chúng
Luôn sống bao dung với mọi người, đừng ngại cho đi, giúp người như là cách để xoa dịu nỗi đau, nỗi khổ của nhân loại.
Xem thêm: Đừng khó chịu với những nỗi đau trong cuộc sống, hãy gửi lời cảm ơn tới chúng
Đừng để nỗi đau điều khiển chúng ta
Đã có lúc Đức Phật đau đến mức hôn mê bất tỉnh như thế nhưng Ngài không một lời oán thán, đơn giản là chấp nhận nó như là chấp nhận về hậu quả của sai lầm của mình từng gây ra vậy.
Đấng Thế Tôn từng giảng rằng: "Một người bình dị không được học hỏi mỗi khi phải gánh chịu một giác cảm đau đớn, thì sẽ ta thán, oán trách, đau buồn, đấm ngực và hoảng sợ. Đấy là cách mà người ấy cảm nhận hai sự đau đớn: trên thân xác và trong tâm thần.
Chẳng khác gì như người ta bắn một mũi tên vào một người nào đó, sau đấy lại bắn thêm một mũi thứ hai: người này tất phải chịu sự đau đớn của hai mũi tên. Cũng thế, một người bình dị không được học hỏi mỗi khi phải gánh chịu một cảm nhận đớn đau thì sẽ ta thán, oán trách, đau buồn, đấm ngực và hoảng sợ. Đấy là cách mà người ấy cảm nhận cả hai thứ khổ đau: trên thân xác và cả trong tâm thần".
Đấng Thế Tôn từng giảng rằng: "Một người bình dị không được học hỏi mỗi khi phải gánh chịu một giác cảm đau đớn, thì sẽ ta thán, oán trách, đau buồn, đấm ngực và hoảng sợ. Đấy là cách mà người ấy cảm nhận hai sự đau đớn: trên thân xác và trong tâm thần.
Chẳng khác gì như người ta bắn một mũi tên vào một người nào đó, sau đấy lại bắn thêm một mũi thứ hai: người này tất phải chịu sự đau đớn của hai mũi tên. Cũng thế, một người bình dị không được học hỏi mỗi khi phải gánh chịu một cảm nhận đớn đau thì sẽ ta thán, oán trách, đau buồn, đấm ngực và hoảng sợ. Đấy là cách mà người ấy cảm nhận cả hai thứ khổ đau: trên thân xác và cả trong tâm thần".
Vậy ta nên làm gì đây? Thay vì kháng cự lại sự đau đớn ấy theo bản năng thì ta nhắc nhở bản thân rằng đó là điều ta cần chấp nhận, không trốn tránh, không tức giận, không tự trói mình với khổ đau thêm nữa.
Ta cũng chỉ cảm nhận một sự đau đớn duy nhất trên thân xác, không có một sự đau đớn nào xảy ra trong tâm thần. Đấy cũng chẳng khác gì như người ta chỉ bắn một mũi tên vào bạn và sau đấy thì không bắn thêm một mũi tên nào khác nữa.
Nhờ thế mà ta minh bạch nguồn gốc nỗi đau, xoa dịu tinh thần không còn bị chi phối bởi sự vô minh bướng bỉnh mà hầu hết chúng ta đang trải qua.
Theo như Đức Phật nói: "Cảm nhận sự đau đớn, người ấy cảm thấy mình tách rời ra với nó. Cảm nhận được giác cảm không thích thú cũng không đau đớn, người ấy cảm thấy mình tách rời ra với nó. Ví thế, có thể xem người ấy như là một môn đệ cao quý được hưởng sự giáo huấn, đã tách ra khỏi sự sinh, sự già nua và cái chết, đã tách ra khỏi mọi thứ lo buồn, ta thán, đau buồn, khốn cùng và tuyệt vọng. Ta bảo cho các tỳ kheo biết rằng người ấy đã thoát ra khỏi khổ đau".