1. Đức Phật có phản đối chuyện yêu đương?
1.1. Cô gái trẻ theo đuổi đệ tử của Đức Phật
Một môn đồ khá gần gũi của Đức Phật ngày đó tên là Ananda - một thanh niên rất trẻ và đẹp trai nên được rất nhiều người yêu mến, trong số đó có cô gái nông dân tên Matanga đã "cảm nắng" Ananda khi cậu xin nhờ cô uống nước.
Đức Phật hỏi cô: "Ananda đã chọn đi theo con đường Phật pháp. Nếu muốn làm vợ cậu ta, cô phải xuất gia làm một bhikkhuni (nữ xuất gia) trong vòng một năm. Cô có sẵn lòng làm điều đó không?".
Cô nhận ra rằng chỉ khi không còn 5 cái tham này thì cuộc sống mới có được sự bình an, tự tại. Cứ như vậy, qua mỗi ngày, tình cảm của cô gái cũng đã nguội dần. Chỉ trong chưa đầy nửa năm, cô đã nhận ra sự đeo đuổi từ một phía của mình là vô ích, thậm chí còn làm phiền đến cuộc sống của người khác.
Những câu nói hay về tình yêu là cánh cửa hé mở giúp chúng ta tìm hiểu về thế giới tình yêu đầy màu sắc và cũng rất thần bí.
1.2. Bài học
Câu chuyện về nàng Matanga cho chúng ta thấy cách giải quyết vấn đề vô cùng khéo léo của Đức Phật. Dù tình huống khó khăn là thế nhưng Ngài vẫn bình tĩnh và kiên trì, giúp đối phương từ từ hiểu ra vấn đề.
Như hiện nay, khi bố mẹ không hài lòng chuyện con cái yêu đương họ sẽ nổi giận lôi đình, cố gắng ngăn cấm bằng mọi cách. Họ không lường trước được những hậu quả đáng tiếc từ những hành động thiếu suy nghĩ này. Kết quả là có quá nhiều chuyện đau lòng xảy ra do sự cấm đoán với thái độ tiêu cực như thế.
Với cách xử lý của Đức Phật, Ngài đã có thể biến một bất hạnh của bản thân thành sự may mắn. Việc này vừa có thể được giải quyết tận gốc lại không khiến lòng người oán hận hay gây ra bi kịch nào. Nếu có thể làm được điều đó là bạn đã hoàn toàn làm chủ được cuộc đời mình và không khó khăn nào có thể làm khó bạn.
Sẽ có không ít người tò mò không hiểu, Đức Phật có phản đối chuyện yêu đương hay không? Thực tế Ngài chưa bao giờ ngăn cấm cả, nên đừng quá bất ngờ khi Đức Phật chấp thuận chuyện tình cảm của cô gái.
Ngài chỉ vì lo lắng rằng khi những người Tu hành vướng vào chuyện tình cảm thì khó tập trung, một khi mình đang muốn giúp chúng sinh nhưng chính bản thân đang vướng bận thì khó lòng giúp được ai khác. Đó mới là cốt lõi vấn đề mà không phải ai cũng hiểu được.
Lời Phật dạy về duyên nợ tình yêu không phải là lời khuyên nên yêu hay không, cũng chẳng chỉ xem yêu thế nào thì tốt, thế nào thì không tốt. Đơn giản đây chỉ
2. Tình cảm luôn là vấn đề khó nói
Yêu một ai đó là chuyện rất bình thường, nhưng yêu một người xuất gia thì sẽ phải yêu đơn phương trong đau khổ.
Các cô gái dễ gặp tiếng sét ái tình, đôi khi là thứ tình cảm đơn phương khó lòng tự mình thoát ra nổi, đôi khi chỉ là lầm lẫn giữa tình cảm tôn giáo và tình cảm cá nhân, dần dần rơi vào trong lưới tình lúc nào không biết.
Nên hiểu rằng người tu là người đã cắt ái ly thân, cắt bỏ sự ham muốn thường tình của thế tục để xuất gia, tu hạnh thanh tịnh, trụ trì ngôi nhà chánh pháp trách nhiệm rất nặng nề, vì thế đừng vì muốn thỏa mãn chút cảm xúc nhất thời của mình mà làm hại cả mình, cả người.
Khi tình cảm lại khiến bạn cứ rơi mãi vào những chuỗi ngày đau khổ thế thì đâu còn là tình yêu.