Đức Phật cảnh báo 5 loại tai nạn nguy hiểm
Chuyện kể lại thời Đức Thế Tôn còn tại thế, có một vị trưởng giả tên là Âm Duyệt vô cùng giàu có trong vùng nhưng ông mãi không có con. Thế nhưng một thời gian sau, nhờ phúc đức có từ đời trước mà một lần có tới 4 loại phúc đến cùng một lúc:
Thứ hai, rất nhiều ngựa trắng trong nhà ông để được rất nhiều ngựa con khoẻ mạnh.
Thứ ba, vua phong cho ông chức tước kèm phần thưởng hậu hĩnh.
Thứ tư, tàu buôn của ông gửi đi nước ngoài đều vừa về tới bến, thành công mỹ mãn.
- Thứ nhất là không biết sẽ bị lửa thiêu cháy lúc nào;
Thứ hai là đề phòng nạn bão lụt không kịp;
Thứ ba là bị quan quyền dùng sức mạnh tịch thu mà không sao kháng cự;
Thứ tư là sinh con bất hiếu hư đốn tiêu phí đến khánh tận gia sản;
Thứ năm là giặc cướp đến cướp đoạt.
Lại nói, kiếp trước có người đã từng bố thí 7 lần, nhưng mỗi lần bố thí xong đều vô cùng hối hận tiếc rẻ. Do không bố thí với tâm chí thành nên sau đó, người ấy tuy có vô số tiền của, nhưng cũng bị phá sản 7 lần.
Gieo trồng điều thiện lành tránh đánh mất phúc báo
Trong cuộc sống hiện đại chúng ta cũng đã chứng kiến không ít gia đình đang ăn nên làm ra, của ăn của để rải khắp nơi, họ thường xuyên tổ chức tiệc tùng mời bạn bè mỗi khi "trúng mánh". Thế nhưng, chỉ được đôi ba năm thì cảnh nhộn nhịp đó thưa dần khi việc kinh doanh của họ cứ lụi tàn theo thời gian. Ai cũng thắc mắc, không hiểu sao việc làm ăn của họ thất bát, gia đình tan đàn xẻ nghé thế kia.
Để giải thích cho việc này, bạn bè, chòm xóm nghĩ rằng những gia đình này đen đủi, gặp vận rủi vì ta đâu đủ thần thông như Đức Phật để biết căn duyên nào gây ra sự cố này đối với họ.
Thực ra Đức Phật cảnh báo 5 loại tai nạn nguy hiểm phía trên đều là mối nguy mà tất cả chúng ta đều có thể gặp phải trong cuộc sống này. Nghĩa là hiện tại ta có thể có được tiền bạc, của cải, danh vọng, gia đình hạnh phúc,... nhờ phúc báo mà mình đã có từ trước đây nhưng chúng luôn tiềm tàng nguy cơ mất tất.
Vì phàm là con người ta không hoàn hảo, cũng không đủ tinh tấn, lỗi lạc để làm việc gì cũng đúng, thế nên trong lúc tạo ra thiện nghiệp ta cũng tạo ra ác nghiệp. Cuộc sống sung túc mà ta có được nhờ thiện nghiệp trổ quả nhưng ác nghiệp cũng mang lại cho ta "trái đắng" bất cứ lúc nào.
Thế nên Đức Thế Tôn mới khuyên rằng đừng vì mong cầu không chịu biết đủ, tính toán chi li, đến khi chết dù một đồng xu nhỏ cũng không mang theo được thì hối hận cũng quá muộn màng.
Do đó chớ nên tính toán chi li và bạn tính cũng chẳng bằng trời tính, đừng cố tỏ ra khôn lanh, ma mãnh làm gì vì khi hết phước đức thì vận rủi cứ vậy mà kéo đến. Hãy chọn lối sống sống vô tư, phóng khoáng với mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi cần.
Thế nhưng điều đó không có nghĩa là bỏ qua những lời cảnh báo về những hiểm nguy mà Đức Phật đã nói, cần phải biết phòng ngừa cho những bất trắc có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nhất là thời điểm đang sung túc nhất cũng chớ tỏ ra kiêu căng, tự mãn hay hại người kẻo phúc đức nhanh chóng tiêu tan.
Đừng thấy, cuộc sống của mình đang thuận lợi, lên như diều gặp gió mà lơ là, chủ quan vì rắc rối luôn rình rập, do đó, vừa chọn phương án an toàn để đảm bảo cuộc sống ở mức đơn giản, khiêm tốn dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, phòng tránh khó khăn luôn có nguy cơ ập đến lúc nào không hay.
Để kéo dài cuộc sống sung sướng ta càng phải sống thiện lành hơn, tạo ra nhiều phúc báo hơn bằng việc giúp người bằng cái tâm của mình. Nếu cảm thấy lạc lối, ta có thể học hỏi từ cách Phật hướng dẫn trở thành người lương thiện để chúng ta bớt cảm thấy khó khăn, nản chí trong quá trình tìm cách tích đức, giúp người, giúp đời giữa cuộc sống nhiễu nhương này.