Chớ làm điều này khi đi lễ chùa, HỌA nhiều hơn PHÚC

Thứ Ba, 24/04/2018 16:02 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Đi lễ chùa cầu phúc là truyền thống bao đời này của người dân đất Việt. Tuy nhiên, nếu bạn làm những điều này thì e rằng bao nhiêu công quả cũng tiêu tán hết.
  

1. Khạc nhổ bừa bãi, nằm ngồi tùy tiện

 
Đã bước chân vào cửa chùa thì nên ý thức mình đang ở chốn linh thiêng, nhất là trong Phật đường và Tam bảo càng phải giữ tâm thành kính. Chuyện khạc nhổ là điều cấm kị khi đi lễ chùa, là hành động bất kính với Thần Phật. Ngoài ra, dù có mệt mỏi thì cũng nên tìm nơi nghỉ chân thích hợp bên ngoài sân chùa, tuyệt đối không được nằm hay ngồi tùy tiện bên trong Phật đường hay Tam bảo. Phạm phải những điều này khi đi lễ chùa thì có năng đi lễ cầu phúc cũng bằng không.
 

2. Nói to, cười đùa vô ý


 
Theo quan niệm dân gian, người ta kiêng nói chuyện quá lớn tiếng trong chùa, càng không được cười đùa vô ý, bởi nhà chùa là nơi thanh tịnh, là nơi tĩnh tâm, thờ cúng Phật. Chính vì thế, mọi người đều đi lễ chùa với lòng thành kính, việc nói cười, đùa giỡn ở chốn này được coi là bất kính và đại kị, trái với ý nghĩa đích thực của việc bái Phật.
 

3. Ăn mặc thiếu chỉn chu

 
Cách ăn mặc của mọi người là vấn đề muôn thuở, nhưng xã hội càng phát triển thì dường như xu hướng ăn mặc thiếu vải càng lên ngôi. Ở đâu đó, việc ăn mặc hở hang có thể là thời trang, là xu thế, nhưng riêng ở nơi thờ cúng Thần Phật như chùa chiền thì đó là sự bất kính, thiếu tôn nghiêm.

 
Khi đi lễ chùa, tốt nhất bạn nên cất những bộ quần áo màu sắc sặc sỡ quá mức hay những chiếc váy đầm, quần soóc quá ngắn, áo hở vai… Trang phục phản cảm sẽ khiến cho bao nhiêu công quả chẳng được Thần Phật chứng giám bởi hành động bất kính của bạn.
 
Tốt nhất bạn nên chọn trang phục trang nghiêm, chỉn chu, giản dị mà vẫn gọn gàng, sạch sẽ. Không cần phải diện đồ lộng lẫy khi đi lễ chùa, còn nếu ăn mặc lố lăng đến làm vẩn đục cửa chùa thì chính là hành động phạm giới, khiến công quả tiêu tán mà quả báo vô cùng.
 

4. Cúng đồ mặn ở Phật điện

 
Phật điện ở đây còn được gọi là chính điện, tức nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Ở nơi này không được đặt đồ cúng mặn mà chỉ được dâng lễ chay mà thôi. 

 
 
Nếu bạn sắm lễ mặn thì hãy dâng lễ ở những khu vực chùa có thờ tự các vị Đức ông, Thánh, Mẫu. Nên nhớ, chỉ đặt ở ban thờ hay điện thờ mà thôi. Đừng dâng lễ sai chỗ mà phạm phải điều bất kính với Thần Phật. Có những nguyên tắc cơ bản khi đi lễ nhất định phải biết, chớ quên nhé.
 

5. Dâng Phật vàng mã, tiền âm phủ

 
Khi đi lễ chùa, mọi người thường có thói quen mua đồ lễ, nhưng nhớ là không được dâng cúng Phật tại chùa bằng vàng mã hay tiền âm phủ. Nếu bạn đã lỡ sắm lễ này thì nên đặt ở ban thờ thần linh, Thánh, Mẫu hay ban thờ Đức ông. Tiền thật cũng nên tránh đặt lên hương án của chính điện mà nên bỏ vào hòm công đức là hơn.
 

6. Vào chùa bằng cửa chính

 
Một trong những điều kiêng kị khi bước chân vào cửa chùa chính là đi vào chùa qua cửa chính. Theo lễ nghi của nhà chùa, cửa chính dành riêng cho Đức Phật, Ngọc đế, Quân vương. Dân thường khi đi lễ chùa chỉ nên đi vào bằng cửa phụ mà thôi.
 

7. Mang nhiều đồ đạc linh tinh vào bái Phật


 
Những đồ tùy thân mang theo người như mũ áo, khăn, túi xách, gậy gộc… chớ nên mang vào khu Tam bảo. Tốt nhất, trước khi vào bái Phật, bạn hãy đặt đồ đạc của mình trên bàn, trên chiếu, nếu không thì đặt ở góc Tam bảo rồi mới tiến hành bái Phật, tránh để đồ đạc linh tinh bừa bãi ảnh hưởng đến không gian thành kính nơi cửa chùa. Mời bạn tham khảo thêm Những bài văn khấn cúng lễ tại đình, đền, chùa, miếu, phủ.
 

8. Lấy đồ của chùa mang về nhà

 
“Của Bụt mất một đền mười”, đồ của chùa tuyệt đối không được lấy mang về nhà, trừ khi được người nhà chùa cho phép. Phật điển đã ghi rõ, “Nhân nhỏ, quả lớn”, thành tâm cúng dường thì lễ dù nhỏ cũng vẫn có được phúc báo lớn. Còn những kẻ tâm địa xấu xa, rắp tâm trộm đồ của Thần Phật thì chỉ là thứ rất nhỏ thôi nhưng cũng gây ra quả báo cực kì lớn.
 
Ngoài ra, người xưa còn có lệ sau khi thụ lộc tài ở chùa thì lưu lại chút ít công đức ở chùa, tùy vào điều kiện của gia chủ. Chớ nên xem đó là việc đương nhiên, khi sư trụ trì cho thì thoải mái nhận, bởi làm vậy dễ phạm tội “Luân đạo thực quả báo”, là căn nguyên khiến cho con người ta rơi vào địa ngục khi chết.