Trong quá trình phát triển của mình, đạo Mẫu đã có một mối quan hệ tương giao với các hiện tượng tín ngưỡng và tôn giáo khác, trong đó nổi trội lên là Đạo Phật.
Bạn thì kết luận là ở Việt Nam Đạo Phật ra đời trước Đạo Mẫu.
Bạn khác tu Mật thì nói Phật cao hơn Mẫu vì Mẫu còn phải quy y Phật và Mẫu cũng chỉ là hàng bồ tát.
Bạn thì nói không phân biệt Phật Thánh vì Vạn pháp quy tông.
Có bạn tiêu cực hơn thì Phật là nhất, đạo Mẫu là tà ma ngoại đạo đã quy y Phật thì không quy y thánh thần… có rất nhiều ý kiến đưa ra mà chưa có hồi kết. Vậy đạo Phật và đạo Mẫu, đạo nào ra đời trước, nguồn gốc ra sao?
Nguồn gốc của đạo Mẫu
Xuất phát từ đó nên họ rất coi trọng các hiện tượng tự nhiên huyền bí như: mưa, sấm, chớp, gió, bão… và các vật linh thiêng; các linh hồn của người đã khuất như tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
Cũng từ đó đã hình thành ra một hệ thống văn hóa tín ngưỡng vô cùng phong phú. Khởi thủy của Đạo Mẫu là tục thờ Mẹ Trời, Mẹ Đất, Mẹ Nước, Mẹ Lúa, tục thờ các Nữ thần và thờ tứ Pháp: Mây, mưa, sấm,chớp…xuất phát từ đó mà hình thành lên.
Đất là Mẹ (âm) đồng nghĩa với người mẹ luôn thu nhận mọi nguồn sinh lực từ Trời (người cha) sinh sôi ra vạn vật muôn loài.
Với những quan niệm trên mà người Việt cổ coi trọng Mẹ Đất, các hiện tượng siêu nhiên huyền bí, kết hợp với niềm tin và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, hình thành nên tín ngưỡng Tam phủ và Tứ phủ (mang tính thuần việt) với 3 vị nữ thần chính trông coi 3 cõi của tự nhiên: Cõi Trời – Mẫu Thượng Thiên. Cõi Đất hay Núi rừng – Mẫu Địa hay Mẫu Thượng Ngàn. Cõi sông bể – Mẫu Thoải tương ứng với các cõi ấy là các phủ: Thiên, Nhạc, Địa, Thủy.
Trên đây chính là nền tảng hình thành lên hệ thống tín ngưỡng của dân tộc chính là Đạo Mẫu ngày nay.
Nguồn gốc của đạo Phật
Tượng Đức Phật nhập Niết Bàn Chùa Thiên Phước |
Họ thu nạp các yếu tố có lợi trong hệ thống tín ngưỡng dân gian thờ Mẹ Thiên Nhiên, thờ Nữ Thần, thờ Tứ Pháp để hình thành nên Phật Mẫu Man Nương và Tứ Pháp, những ngôi đền thờ này chuyển hóa thành chùa (Chùa Dâu – Bắc Ninh). Nhưng phải đến thời Lý, thì Phật Giáo mới phát triển mạnh mẽ.
Vậy đạo nào cao hơn?
Do cả hai Đạo cùng phát triển trên mảnh đất Việt và đều dựa vào nền tảng tín ngưỡng nông nghiệp.
Chính vì thế mà một số ngôi chùa hiện nay có kiểu phối thờ “Tiền Phật hậu Thánh”. Theo tôi đó không phải sự hình thành trước sau, đạo nào có trước đạo nào có sau, hay Phật cao hơn Thánh, đây là mối quan hệ tương giao, tôn kính lẫn nhau cùng phát triển.
Bằng chứng cho sự thay đổi thích nghi của Đạo Phật rõ nhất ta có thể nhận ra là: Quan Âm Bồ Tát theo sách nhà Phật thì là một vị bồ tát nam giới, nhưng khi du nhập vào nước ta với tín ngưỡng tôn thờ Nữ Thần, tôn thờ Mẹ Đất – Mẹ Nước (yếu tố âm).
Quan Âm Bồ Tát là nam hay nữ? Quan Âm trong đạo Phật của Việt Nam hiện lên với hình tượng là người mẹ với khuôn mặt như một Nữ Thần.
Đây là sự lựa chọn đúng đắn của các nhà truyền đạo, để tồn tại và ăn sâu vào cộng đồng người Việt, đạo Phật buộc phải dựa vào một tín ngưỡng thờ Nữ Thần của người Việt cổ để tồn tại phát triển thành thế tam sơn Trời – Phật – Mẫu. Trên Phật còn có Cha trời, Mẹ Đất người Cha người Mẹ tổ tiên của dân tộc Việt.
ST.