Cúng Rằm tháng Giêng giờ nào tốt nhất?

Thứ Sáu, 19/02/2016 21:10 (GMT+07)

Vào ngày rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu), mọi gia đình thường đi lễ chùa đồng thời làm lễ cúng Phật và gia tiên để cầu mong những điều tốt lành cho bản thân và gia đình. Nên cúng Rằm tháng Giêng giờ nào tốt, ngày 14 hay 15 và cúng giờ nào chuẩn nhất không phải nhiều người đã biết.

 

Nên cúng Rằm tháng Giêng vào chính rằm và giờ Ngọ

 
Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu được mọi người cúng vào ngày 15 tháng Giêng. Đây là ngày chính Rằm.
 
Không phải bất cứ lúc nào cúng rằm tháng Giêng đã đúng cách. Ngược lại, giờ “chuẩn” để cúng rằm tháng Giêng theo phong tục từ xưa của cha ông ta là thường cúng vào giờ Ngọ!
 
Nhiều người tin rằng, thời điểm này là lúc Phật giáng lâm. Bởi thế ngày rằm tháng Giêng, người Việt rất coi trọng lễ cúng tại nhà. Các gia đình thường sắm hai lễ cúng rằm, một là cúng Phật, hai là cúng gia tiên vào giờ Ngọ.

Tuy nhiên, hiện nay do điều kiện cuộc sống, mỗi gia đình lại tùy biến linh động cúng vào ngày, giờ khác nhau, nhưng đều thể hiện tinh thần chung là tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, thần thánh.
 
Bên cạnh đó, người người đi chùa cầu an, cầu may, cúng sao giải hạn…
 
Tùy vào điều kiện kinh tế hay phong tục tập quán mà mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng mỗi gia đình chuẩn bị đồ cúng khác nhau. Nhưng tựu chung là đều thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, Phật thánh và cầu mong một năm an lành, may mắn. Có hai dạng lễ cúng là lễ cúng chay (cho ban thờ Phật) và lễ cúng mặn (cho ban thờ gia tiên).
 
Nếu là Phật tử thì có thể tới chùa hoặc ngồi trước bàn thờ Phật (tại gia) tụng kinh Phổ Môn hoặc kinh Dược Sư để cầu bình an cho gia đạo và đọc bài ca tụng công đức của Đức Phật như sau:
 
 

Tán Phật

 
Phật thân rực rỡ tựa kim san
Thanh tịnh không gì thể sánh ngang
Vô Thượng Chí Tôn công đức mãn
Cúi đầu con lạy Phật Sơn Vương.
 
Phật đức bao la như đại dương
Bảo châu tàng chứa đủ bên trong
Trí tuệ vô biên vô lượng đức
Đại định uy linh giác vẹn toàn.
 
Phật tại chân như pháp giới tàng
Không sắc không hình chẳng bụi mang
Chúng sinh bái vọng muôn hình Phật
 
Bỗng thấy tai nàn tận hóa tan.