8/12 âm lịch nấu cháo cúng dường Phật Thích Ca Mâu Ni

Thứ Năm, 13/04/2017 09:15 (GMT+07)

(Lichngaytot.com) Theo Phật giáo Bắc tông, ngày 8/12 âm lịch là ngày Thích Ca Mâu Ni Phật thành đạo, gọi là thành đạo hội, thành đạo tiết hay lễ thành đạo, dân gian còn quen gọi tết mùng 8 tháng chạp.


 
Nhiều ghi chép có viết, Thích Ca Mâu Ni trước khi thành đạo đã trải qua khổ hạnh nhiều năm, gầy trơ xương. Sau được cô gái chăn cừu cung dưỡng nên thể lực khôi phục, ngồi ngay ngắn dưới gốc bồ đề, đêm thấy ngôi sao sáng vụt qua bầu trời, ngộ đạo thành Phật.
 
Liên quan tới ngày thành đạo của Phật Thích Ca Mâu Ni có rất nhiều ý kiến, ghi chép bất đồng quan điểm. “A Hàm kinh” thì ghi là ngày 8/2 âm lịch (cũng là ngày Đức Phật xuất gia), “Phương Đẳng Ban Nê Hoàn kinh” thì là ngày 8/4, “Đại Đường Tây Vực ký” lấy ngày mùng 8/ 3 hoặc ngày 15/ 3, “Phật Tổ thống kỷ” lấy ngày 8/2. Phật giáo Nam tông lại coi ngày 15/5 âm lịch là ngày tam khánh, tức là đồng thời Phật sinh, Phật thành đạo, Phật nhập Niết Bàn.
 
Với Phật giáo Bắc tông, lấy ngày 8/12 âm lịch là ngày Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo, dâng hoa quả và nấu cháo cung dưỡng Phật, gọi là cháo mùng 8 tháng chạp. Phật giáo cho rằng ăn cháo có rất nhiều lợi ích nên ở chùa thường ăn cháo buổi sáng. Vào ngày lễ Phật thành đạo thì càng chú ý, sẽ nấu cháo hạt sen, táo đỏ, ý nhân, bạch quả, ngân hạnh, lạc, đậu xanh dâng lên tam tòa.

 
Chúng Phật tử tin rằng, ngày này dâng cháo lên Phật thì đặc biệt cát tường, không chỉ có thể tự mình thụ lộc mà còn nên mang về cho người nhà cùng hưởng. 
 
Ngày này nên chăm đi chùa để hưởng không khí làm lễ thanh tịnh, linh thiêng đồng thời nhớ tới ơn đức của Phật Thích Ca Mâu Ni, tham gia tụng niệm đọc kinh cho tâm hồn thanh thản, hướng về Phật học. Đức Phật là Giáo chủ Phật giáo Tây Phương, người khai hóa Phật giáo, độ hóa chúng sinh sẽ soi đường chỉ lối cho chúng sinh làm điều hay việc thiện, tiến tới thân tâm an lạc.
 
Người đang đau ốm, bệnh tật, muộn phiền khổ sở hãy thành tâm cúng dường Phật Thích Ca Mâu Ni, nấu cháo làm lễ mà thụ lộc cháo đó cùng người thân trong gia đình, nhất tâm thành kính nhất định tai qua nạn khỏi, mọi việc thông thuận theo chiều hướng an nhiên, tốt lành.
 
 
Trình Trình