1. Ý nghĩa cúng cơm cho người mới mất
- Lễ cúng mở cửa mả (3 ngày),
- Lễ cúng cơm (trong vòng 100 ngày),
- Cúng tuần,
- Lễ ngũ thất (35 ngày),
- Lễ chung thất (cúng 49 ngày),
- Lễ tốt khốc (cúng 100 ngày),
- Lễ Tiểu Tường (giỗ đầu),
- Đại Tường (giỗ hết),
- Trừ phục (bỏ tang sau 27 tháng),
- Cải tang (bốc mộ),
- Kị nhật (giỗ từ năm 3 trở đi).
- Thể hiện sự tưởng nhớ, tấm lòng thành kính. Đây là thời điểm để người sống có thể bày tỏ nỗi lòng, những điều chưa kịp nói với người đã mất.
- Bài cúng cơm vong hay còn lại là nghi lễ chúc là cách con cháu bày tỏ mong muốn người quá cố phù hộ cho việc làm ăn được thuận lợi và cuộc sống may mắn.
- Cúng cơm còn thể hiện sự xót thương, là lời tạm biệt với người mới mất.
- Người trong gia đình muốn tiễn đưa người mới mất một đoạn đường cuối cùng.
- Mâm cơm cúng vong cùng các nghi lễ đi kèm là để người đã khuất thanh thản yên nghỉ và sớm được siêu thoát.
2. Bài cúng cơm cho người mới mất
Theo lệnh các phụ mẫu, cô dì chú bác, các anh, các chị, anh rể em dâu, các con, các cháu…. Kính lạy.
Thế giới tâm linh vô cùng rộng lớn khiến nhiều người tò mò. Đi sâu vào nghiên cứu thế giới này, dường như các nhà khoa học chưa đưa ra được câu trả lời chính
3. Cách cúng cơm hàng ngày cho người mới mất
3.1 Cúng cơm vong linh bao nhiêu ngày?
Người xưa quy định, khi có người qua đời, người nhà phải cúng cơm hằng ngày, trưa, chiều đủ 3 năm mới hết cúng. Ngày nay các Thầy cúng giảm chế bớt lý do con cháu thường xa nhà, nhà đơn chiếc, nên chỉ còn cúng cơm đến 100 ngày thì ngưng. Rồi đến cúng tiểu tường, tròn một năm đối cha mẹ, người thân qua đời.
Người Phật giáo, hoặc tu sĩ xuất gia thì việc cúng kiếng dành cho các tu sĩ có phần trịnh trọng hơn nhiều. Các đệ tử thay phiên lo việc cúng cơm, làm các việc báo ân Thầy Tổ, nên việc cúng cơm được duy trì đến 3 năm mới không còn cúng nữa.
Thực ra là 24 tháng là tới ngày cúng mãn khó, mãn tang, đại tường. Chúng ta cũng cần nên biết thêm việc tính ngày mãn tang, ngày giỗ chạp. Ngày cúng 100 ngày, cúng giáp năm, cúng mãn tang thì tính tháng nhuần, mặc dù có dư một tháng nhưng vẫn tính là 24 tháng, đám giỗ thì tính nhuần.
3.2 Cách bày cơm cúng vong
- 3 bát cơm (Có nơi cúng 6 chén nhưng không được cúng 5 chén), bát được đặt theo hàng ngang, bát ở giữa đơm đầy nhất và đặt một đôi đũa để trên. Đây là bát dành cho người mới mất. 2 chén 2 bên thì hơi lưng và để mỗi bên 1 chiếc để mời Tả mạng thần quang, Hữu mạng thần quang. 2 bát này chỉ để mỗi bát một chiếc đũa, tuyệt đối không để 2 chiếc, nếu không cô hồn có thể tranh cơm với người mới mất.
- 1 quả trứng đã được bóc sạch vỏ.
- 1 ít muối trắng, sạch.
- 1 bát canh có thìa.
- 1 món ăn mặn mà người đó yêu thích lúc sinh thời.
- 7 lát gừng nếu cúng cơm cho nam giới và 9 bát gừng nếu cúng cơm cho nữ giới.
- 1 chén nước sạch.
3.3 Làm lễ khai yết hầu
Theo quan niệm xưa, người đã mất chỉ còn là những hình bóng mơ hồ và nhẹ nhàng. Do đó, phải khai yết hầu thì họ mới có thể hấp thụ, nhận những món ăn mà người sống gửi cho.
Đặc biệt là với những người chết trẻ, những người còn nhiều vấn vương với cuộc sống nơi trần gian, lưu luyến tình cảm với các thành viên trong gia đình.
Khai yết hầu sẽ giúp vong linh nhận thức được hương linh. Điều này giải thích vì sau khi cúng cần thắp hương. Vong linh của người mới qua đời sẽ cảm nhận được mùi hương, nhận ra đó là thức ăn dành cho mình, từ đó họ nhận ra sự ra đi của mình, không cảm thấy bất ngờ vì điều này.
Không cần phải làm mâm cao cỗ đầy mà chỉ cần làm đơn giản, quan trọng nhất là sự thành tâm - điều này người đã mất cảm nhận được rất rõ.
Theo quan niệm của người xưa, sau khi mất, người đã khuất sẽ đến một thế giới tốt đẹp hơn, sẽ được chọn tái sinh trong 3 cõi: Phật, Trời và người. Cầu siêu là một hình thức tiễn người đã mất đi đoạn đường cuối cùng, là việc làm sau cuối mà những người ở lại có thể giúp cho người đã mất trước khi đến với một miền đất mới.
Lễ cúng 49 ngày là gì, có ý nghĩa như thế nào mà lại quan trọng đến thế và phải chuẩn bị những gì để cúng lễ trong những ngày này?
4. Những lưu ý khi cúng cơm cho người mới mất
- Trước hết, gia chủ cần dọn nhà cửa sạch sẽ trước khi thắp hương, đọc bài văn cúng để thể hiện sự tôn trọng với những người đã mất. Đồng thời, người đọc bài cúng cơm hàng ngày cho người mới mất và con cháu cần ăn mặc lịch sự, sạch sẽ, gọn gàng, chỉnh tề. Con cháu không được mặc quần ngắn, áo cộc tạo cảm giác thất lễ.
- Gia chủ cần chọn vị trí đặt bát hương sao cho hợp lý nhất, tránh xung đột, phạm phải thần linh hay với người đã khuất. Gia chủ có thể nhờ tới sự tư vấn của các thầy phong thủy để chọn được vị trí thích hợp nhất.
- Trước khi thắp hương, người nhà không được nếm, ăn trước. Trong khi cúng thì nên cắt cử người trông đề phòng chó mèo làm xáo trộn. Bao giờ thắp hương xong gia chủ mới được ăn.
- Không thắp hương bằng xôi đỗ đen hay các món riêu cua, riêu ốc… Nếu muốn cúng đồ nếp, gia chủ có thể sử dụng bánh chưng, xôi đỗ xanh hoặc xôi trắng.
- Mâm cơm cúng nên đổi món thường xuyên, có thể chuẩn bị các món mặn mà người đã khuất đặc biệt yêu thích. Nếu không thể chuẩn bị hàng ngày thì có thể dâng lên hàng tuần hoặc hai tuần một lần phù hợp với hoàn cảnh từng gia đình.
- Bên cạnh các món người đã khuất yêu thích, hãy ưu tiên đồ ăn chay, thanh tịnh. Bởi theo quan niệm, ăn các món ăn chay tịnh sẽ giúp linh hồn người đã khuất nhẹ nhàng và dễ siêu thoát hơn.
- Trong 49 ngày đầu khi người mới mất, tuyệt đối không cúng đồ mặn mà chỉ được cúng đồ chay. Sau lễ 49 ngày, gia chủ mới có thể làm các món ăn mặn cho người đã khuất.
- Không đặt cơm trực tiếp lên bàn thờ gỗ đẹp và tuyệt đối không đặt đồ cúng dưới đất. Gia chủ cần chuẩn bị một chiếc bàn thấp hơn ban thờ. Thông thường, thấp hơn khoảng 50cm là thích hợp nhất, nên lau bằng nước gừng rồi để khô mới đặt mâm lên nhé.
- Trong quá trình đọc bài cúng, con cháu cần đứng phía sau người chủ lễ, hai tay chắp lại, để trước ngực, nhẹ nhàng nhắm mắt. Đồng thời, hãy thành tâm nghe đọc di huấn, không xôn xao, nói chuyện riêng hay làm việc riêng. Điều này thể hiện sự thiếu tôn trọng với người đã mất.
Tin bài cùng chuyên mục: