Con ranh con lộn là gì? Tại sao có những người mất tới 3-4 đứa con một cách bí ẩn

Thứ Tư, 20/09/2023 17:16 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Hiện tượng con ranh con lộn là gì được lý giải với nhiều cách khác nhau và mỗi người có một quan niệm riêng về sự việc có phần bí ẩn và khó giải thích này.
Mục lục (Ẩn/Hiện)

1. Con ranh con lộn là gì?

 
Vấn đề con ranh con lộn xảy ra khá phổ biến trong dân gian từ xưa đến nay, đó là hiện tượng nói về những đứa trẻ yếu ớt, khó nuôi, thường sống chỉ được vài tháng hoặc vài năm. Đặc biệt có những trường hợp, bà mẹ rất dễ mang thai lại và trong lần 2, lần 3, lần 4 cũng xảy ra vấn đề tương tự, trẻ không sống được lâu.

Gia đình xảy ra hiện tượng con ranh con lộn khiến bà mẹ khốn khổ chịu nỗi đau mất mát khi những đứa con sinh ra đều chết và đôi khi chúng cùng trong khoảng một thời gian nào đó giống nhau, có nguyên nhân tương tự. 

Thậm chí, có những gia đình làm dấu, để lại ký hiệu trên thân thể đứa trẻ và sau khi sinh lần 2 hay 3 đều nhận thấy những kí hiệu hay vết sẹo đó nằm trên thân thể của bé mới sinh.

Thật ra vấn đề con ranh con lộn không riêng gì ở Việt Nam mà trên thế giới cũng thường xuất hiện, tại các bệnh viện ở Anh, Pháp, Đức, Nga, Ấn Độ, Mỹ,... đều có giữ lại các hồ sơ lưu trữ những trường hợp lạ lùng kỳ dị về con ranh con lộn.

Theo tiến sĩ Ian Stevenson thì dấu vết bẩm sinh như các vết bớt ở các hài nhi cũng biểu hiện cho trường hợp con ranh con lộn.

Vết bớt tiền kiếp: Có phải những vết bớt tiết lộ về kiếp trước của người đó?
Vết bớt tiền kiếp là cụm từ mọi người dùng để chỉ mối liên hệ giữa vết bớt với kiếp trước. Người ta cho rằng, đó là dấu hiệu, sợi dây mong manh kết nối giữa 
 

2. Lý giải vấn đề con ranh, con lộn

 

2.1 Theo luân hồi nghiệp báo 

 
Theo những người tin vào luân hồi, nghiệp báo thì những gì đang xảy ra ở hiện tại đều có nguyên nhân từ trong quá khứ. Theo các nhà nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến cõi chết và hiện tượng luân hồi thì từ lâu, chúng ta cũng đã có thể thấy được các hiện tượng liên quan đến tiền kiếp, nhiều sự kiện về luân hồi. 

Khi hiểu khái niệm con ranh con lộn là gì chúng ta cũng hiểu rằng hiện tượng con ranh con lộn có thể xem như đóng vai trò quan trọng và nổi bật trong vấn đề dấu tích luân hồi, dấu hiệu của tiền kiếp. Thế nên hiện tượng con ranh con lộn chính là chứng tích của những nghiệp quả mà cha mẹ đứa bé đã gây nên ở quá khứ hoặc tiền kiếp.

Có nghĩa rằng ở kiếp trước cha mẹ đứa bé đã làm điều ác nên phải chịu hình phạt hiện tại. Ví dụ như bố mẹ của đứa trẻ trong quá khứ đã từng phạm sai lầm nghiêm trọng khiến oan gia trái chủ mất mạng, thế nên nó đến kiếp này để đòi nợ. Có thể người mẹ, người cha đã làm hại con cái kẻ khác, hành nghề phá thai hay cố ý làm cho kẻ khác bị hư thai...

Thế nên ở kiếp hiện tại, những người này phải chịu quả báo, phải trải qua cảm giác đau khổ mình đã từng gây ra cho người khác. Họ đau đớn vì đứa trẻ nhỏ mới sinh ra đã lìa đời, đó hình phạt nặng nề đối với kẻ làm cha làm mẹ. 
 

2.2 Theo truyền thuyết Quỷ Phạm Nhan
 

Theo truyền thuyết xưa thì nguyên nhân của con ranh con lộn là do Quỷ Phạm Nhan gây ra. Đó là một kẻ được xem là bán nước, hại dân và bị hành hình đau đớn nên uất hận, sau khi chết thành Quỷ hại người.
 
Phạm Nhan có tên là Nguyễn Bá Linh là con của ông bố người Tàu, mẹ người Việt. Khi Bá Linh tới tuổi trưởng thành được bố mang về nước để dạy dỗ, vốn thông minh, nhanh trí nên sau này ông còn đỗ tiến sĩ (đời nhà Nguyên). Thế nhưng vì từng học được phép phù thủy nên ông thường xuyên kiêu ngạo, làm nhiều điều phạm pháp và bị triều đình nhà Nguyên xử phạt tử hình.
 
Gặp đúng lúc quân Nguyên đang chuẩn bị sang đánh Việt Nam, Nguyễn Bá Linh vốn từng thông thuộc hết địa hình Đại Việt nên ông xin được làm người tiên phong để dẫn đường cho quân Nguyên tiến hành xâm lược Đại Việt và được đồng ý.

Vốn có khả năng của một phù thủy, Nguyễn Bá Linh liên tiếp thắng trận. Nhưng trận chiến ở sông Bạch Ðằng, Yết Kiêu với tài lặn sâu và lâu dưới nước, đêm khuya lẻn lên thuyền bắt sống, trói Bá Linh bằng dây thừng 5 màu.

Sau đó Nguyễn Bá Linh bị đưa về tỉnh Hải Dương để xử chém nhưng ông dùng phép phù thủy khiến cho người xử trạm ông hoảng sợ vì cứ chém đầu xong thì đầu khác lại mọc ra.

Hưng Ðạo Vương hay tin liền đích thân đến và rút kiếm báu của mình ra phạt ngang một đường trước mặt Nguyễn Bá Linh để cảnh cáo. Nhìn thấy đường gươm Bá Linh cảm thấy kinh sợ và biết mình khó thoát nên yêu cầu: 
 
- Tôi muốn được ăn một mâm cỗ trước khi chết. 
 
Thế nhưng Hưng Ðạo Vương tức giận đáp trả:
 
- Người là phù thủy đáng khinh ghét chỉ xứng đáng ăn máu huyết người đàn bà sinh đẻ mà thôi.
 
Nói xong Hưng Ðạo Vương trao kiếm cho Ðao Phủ để chém đầu Nguyễn Bá Linh. Sau khi chết, cơ thể của Bá Linh được chia làm 3 nơi khác nhau, trong đó phần đầu được cho vào một cái giỏ mây đem liệng xuống sông Thanh Lương. Dân chài thường xuyên kéo lên thấy đầu của Bá Linh, sợ quá họ đem chôn đầu ở cạnh bờ sông.

Vì hận thù câu nói xưa kia của Hưng Đạo Vương, vong Quỷ của Nguyễn Bá Linh thường trở về vùng Ðông Triều để hại người. Nguyễn Bá Linh thường xuyên tìm cách để gây bất trắc cho phụ nữ trong vùng, khiến vô số sản phụ bị chứng sản hậu, xuất huyết, bị bệnh về đường kinh nguyệt và sinh dục và nhất là sinh con yểu tử...
 
Từ đó, mọi người thường dùng truyền thuyết này để giải thích hiện tượng con ranh, con lộn.
Vì sao con người phải luân hồi? Phải chăng chính là món quà cuộc sống?
Chỉ khi tìm hiểu vì sao con người phải luân hồi chúng ta mới hiểu rằng là người cũng là một điều tuyệt vời trên hành trình khám phá cuộc sống của mỗi cá nhân, 

2.3 Theo Tử Vi, Lý Số 

  
Không giải thích theo truyền thuyết và cũng không theo hiện tượng luân hồi, khía cạnh Tử Vi, Lý Số giải thích vấn đề con ranh con lộn theo giờ sinh, theo đó việc trẻ nhỏ sinh ra bị chết yểu là do bị phạm vào các giờ kỵ nguy hiểm.
 
Có 5 giờ đại kỵ gây chết chóc yểu vong đó là: Giờ Quan sát, Giờ Kim Sà, Giờ Tướng Quân, giờ Dạ Đề, giờ Diêm Vương. 
 

a. Giờ Quan Sát


Theo Tử Vi học thì trẻ sinh ra trong giờ Quan Sát khó nuôi, có khi đứa bé sinh ra được vài giờ thì chết hoặc khi người mẹ chuyển dạ hài nhi cũng qua đời. Nếu chúng lớn lên trưởng thành thì cũng ngỗ ngược, khó trị, dễ trở thành tội phạm,... Chúng cũng rất dễ bị bệnh tật, da xanh xao, thiếu sức sống,..

Người ta tính giờ Quan Sát bằng cách căn cứ vào giờ sinh và tháng sinh của đứa bé để định cát, hung. Theo khoa Tử Vi thì mỗi tháng trong năm có một giờ Quan Sát tương ứng như sau:
  • Tháng giêng: Giờ Tị (9:00 - 11:00)
  • Tháng hai: Giờ Ngọ (11:00 - 13:00). 
  • Tháng ba: Giờ Mùi (13:00- 15:00).
  • Tháng tư: Giờ Thân (15:00 - 15:00).
  • Tháng năm: Giờ Dậu (17:00 - 19:00).
  • Tháng sáu: Giờ Tuất: (19:00 - 21:00). 
  • Tháng bảy: Giờ Hợi (21:00 - 23:00). 
  • Tháng tám: Giờ Tý (23:00 - 1:00).
  • Tháng chín: Giờ Sửu (Từ 1:00 - 3:00). 
  • Tháng mười: Giờ Dần (3:00 - 5:00).
  • Tháng mười một: Giờ Mão (5:00 - 7:00).
  • Tháng mười hai: Giờ Thìn (7:00 - 9:00). 
Nếu đứa bé sinh vào tháng 6 nhằm vào giờ Tuất tức là bị phạm giờ Quan Sát. Vì khoa Tử Vi xuất phát từ Trung Hoa nên phải tính theo ngày Âm lịch và giờ Âm lịch. Vì thế phải đối chiếu với giờ chính thức quốc tế. 


b. Giờ Kim Xà Thiết Tỏa


Đây được xem là giờ vô cùng nguy độc và được xếp vào hạng bậc nhất trong tất cả những giờ đại kỵ cho chuyện sinh nở. Trẻ phạm giờ này khó sống qua 12, 13 tuổi thường thì còn tìm hiểu thêm sự xung khắc giữa người mẹ và đứa bé. Nếu may mắn cũng yểu trước 30 hoặc mang thương tật đau khổ suốt đời. 
 
Để tính giờ Kim Xà Thiết Tỏa, trước hết phải biết năm, tháng, ngày, giờ sinh nào, rồi tự cung Tuất trên bàn tay (Tay trái) mà bắt đầu tính năm Tý, tính xuôi cho đến năm sinh thuộc về cung nào, rồi tự cung ấy mà khởi tháng 1 (tháng Giêng) tính ngược lại cho đến tháng sinh thuộc về cung nào, rồi lại từ cung ấy khởi ngày mồng một (ngày 1) tính xuôi cho đến ngày sinh thuộc về cung nào, rồi lại từ cung ấy mà khởi giờ Tý tính ngược cho đến giờ sinh, rồi mới xem giờ sinh ấy ở cung nào. Theo đó phạm giờ Kim Xà đó là khi:
  • Nếu sinh con trai mà phạm phải cung: THÌN - TUẤT.
  • Nếu sinh con gái mà phạm phải cung: SỬU - MÙI.
Nếu cung này là cung Tuất hay cung Thìn sẽ rất nguy hiểm cho đứa con trai mới sinh vì gặp đúng giờ Kim Sà. Nếu là cung Mùi hay cung sửu thì có thể vượt qua nguy hiểm nhưng cũng khó nuôi, dễ bị đau ốm vì đó cũng là giờ Bàng Giờ.
 
Đối với đứa bé mới sinh là gái thì nếu gặp cung Tuất hay Thìn thì thoát yểu tử nhưng lại khó nuôi còn nếu phạm vào cung Sửu, Mùi thì sẽ nguy hiểm vì vì đã gặp giờ Kim Xà. 

 
c. Giờ Tướng Quân, giờ Dạ Đề, giờ Diêm Vương 


Ngoài ra, con trẻ mới sinh phạm giờ Tướng Quân tuy có xấu nhưng không nguy hiểm đến tính mạng mà chỉ có tật khóc đêm, khờ khạo. Cách tính giờ Tướng Quân:
  • Mùa Xuân: Sinh giờ Thìn, Tuất, Dậu.
  • Mùa Hạ: Sinh giờ Tí, Mão, Mùi.
  • Mùa Thu: Sinh giờ Dần, Ngọ, Sửu.
  • Mùa Đông: Sinh giờ Thân, Tị, Hợi.
Những đứa trẻ phạm giờ Dạ Đề thường hay khóc đêm và khóc dai. Theo đó, giờ Dạ Đề bao gồm:
  • Mùa Xuân: Sinh giờ Ngọ.
  • Mùa Hạ: Sinh giờ Dậu.
  • Mùa Thu: Sinh giờ Tý.
  • Mùa Đông: Sinh giờ Mão.
Trường hợp cuối cùng cũng đáng quan tâm đó là phạm giờ Diêm Vương. Trẻ sinh trong giờ Diêm Vương có triệu chứng lạ lùng hay co giật chân tay, thần kinh bất ổn và đôi khi nói những lời kỳ dị như bị ma quỷ ám ảnh. Thường các nhà bói toán tính theo mùa sinh tương ứng với giờ xấu Diêm Vương như:
  • Mùa Xuân giờ Sửu và Mùi.
  • Mùa Hạ giờ Thìn giờ Tuất.
  • Mùa Thu giờ Tý giờ Ngọ.
  • Mùa Đông giờ Mão, giờ Dậu.
Cho dù theo Tử Vi, Lý Số nói về giờ không tốt nhưng một câu hỏi đặt ra là làm thế nào khiến hài nhi chào đời vào đúng giờ đó? Phải chăng đó là sự tình cờ, là sự tuân theo quy luật chuyển hóa của các giai đoạn thời gian tự nhiên trong vũ trụ như thụ thai lúc nào thì giai đoạn phát triển phôi thai đến ngày sinh nở đã định theo đúng chu kỳ thời gian đó?  
 

3. Hóa giải nghiệp con ranh con lộn


Đôi khi sự chết yểu của trẻ cũng là lời cảnh báo để người làm cha hay mẹ soi xét lại bản thân, từ đó tìm cách tự mình sửa đổi, hoán cải... Từ đó gia đình chăm chỉ làm việc thiện, giúp đời, giúp người để thể hiện sự sám hối của mình.

Nhất là đối với quan niệm dân gian Việt Nam thì khi người mẹ có con chết yểu, điều họ nghĩ đến dễ trả lời cho câu hỏi tại sao họ lại chịu điều bất hạnh là ở tiền kiếp hay ngay trong kiếp hiện tại, có thể họ đã làm điều gì đó không phải. Nỗi qua sự kiện đứa con chết yểu đã là một cảnh báo đáng lưu tâm và đáng phải sám hối, sửa đổi.

3.1 Bán khoán


Theo cách dân gian, chúng ta hay bán cho Đức ông, ở chùa có tượng mặt đỏ, trùm vải đỏ, trông nghiêm nghị đầy thần khí, đặt trên bệ thờ phía tay phải nhà bái đường của ngôi chùa.
 
Khi tiến hành bán khoán, bố mẹ đứa trẻ lên chùa (hay vào đền, nếu bán cửa thánh) nhờ vị trụ trì hay người trông coi tại đó viết sớ, ghi rõ tên tuổi đứa trẻ, ngày, tháng, năm, giờ sinh, bán cho Đức Thánh tên là gì… kèm với mâm lễ vật (thường là lễ mặn, như xôi gà, trầu rượu, vàng hương), đặt lên bàn thờ Đức Thánh mà đứa trẻ cần bán tới, khi cúng xong (cháy 2/3 hương) thì đem hoá vàng và sớ.
 
Thời gian bán khoán thường từ 10 -12 năm, có khi đến 20 tuổi, sau đó mới làm lễ chuộc con về nuôi.
 
Trong thời gian làm “con nuôi” Đức Thánh, các ngày lễ trọng hàng năm: như Rằm tháng Giêng, rằm tháng Bảy, Tết Nguyên đán… bố mẹ và đứa trẻ (khi đã lớn) đến Đền, Chùa thắp hương khấn lễ “cha nuôi”.
 

3.2 Dùng chú Lăng Nghiêm


Cách đơn giản dễ áp dụng là hành trì chú Lăng Nghiêm. Đệ 1 chú Lăng Nghiêm có 1 câu tên là Phiến Đa Xá. Câu này thuộc pháp Tiêu Tai. Tác dụng là tiêu trừ những tai ương hạch tử, chết non, yểu mệnh.

Chú này không chỉ dùng cho người xuất gia, trừ tà,… thực ra chú này rất gần gũi với đời sống hằng ngày chúng ta, ai cũng có thể sử dụng được.

Nên ai mà bị nạn con ranh con lộn thì cứ trì 1 biến chú Lăng Nghiêm và dành 25 phút đọc câu Nam Mô Phiến Đa Xá rồi xin 10 phương chư Phật hóa giải oan khiên tiền kiếp để sanh con và nuôi dạy thuận lợi hơn.

Thật ra chú Lăng nghiêm là phương pháp thai giáo rất hiệu quả và sanh con có nhiều phước báo. Nên hằng ngày thọ trì và lúc mang thai nên thọ trì thì để thai giáo thì cuộc sống an vui hơn.

Nếu không hiểu nghĩa thì cứ hằng ngày thọ trì Lăng Nghiêm để sám hối nghiệp mình đang mang cũng được, còn hiểu nghĩa thì cứ trích 1 câu đó ra hành trì thêm miên mật để giải trừ.

Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: