Còn quá nhiều sai lầm trong việc thắp hương ngày Tết

Thứ Tư, 03/02/2016 16:05 (GMT+07)

Dùng một tay cắm hương, thắp hương liên tục, nhiều nén cùng lúc... là những sai lầm thường thấy trong việc thắp hương ngày Tết.


Thắp hương ngày Tết, rằm hay mùng 1 là một trong những tập tục lâu đời của người Việt. Tuy vậy, không phải ai cũng nắm được cách thức cắm hương đúng chuẩn.

1. Quy tắc bất di bất dịch khi thắp hương


- Chủ yếu sử dụng hương có nguồn gốc từ hương liệu thiên nhiên. Tránh dùng các loại hương làm từ chất hóa học, vừa tổn hại sức khỏe lại không biểu đạt được tấm lòng thành kính đối với thần linh, người đã khuất.

 Còn quá nhiều sai lầm trong việc thắp hương ngày Tết

- Nơi có thể thắp hương: Hương có thể được dùng ở những nơi cúng dường chư Phật như đọc kinh, lễ tụng, giảng kinh thuyết pháp, trai giới, thỉnh cầu... Còn trong gia đình, có thể dùng hương ở trên ban thờ, phòng khách... Nói chung là không hạn chế.

- Cách lưu trữ hương: Nên để hương ở nơi cố định, sạch sẽ và khô ráo. Khi mua, nên chọn những hộp hương có thể đậy kín. Không nên để hương chưa đốt trên ban thờ. Khi lấy hương cần phải nhẹ nhàng, thận trọng, tránh làm hương đổ, rơi vãi xuống đất.

- Khi thắp hương: Quần áo chỉnh tề, phong thái bản thân đoan chính, trang nghiêm. Đứng ở vị trị vừa phải, không quá gần mà cũng không quá xa bát hương. Cần giữ tâm trạng bình tĩnh, thái độ ôn hòa, tránh lo lắng, vội vã.

Nếu châm hương có ngọn lửa, cần dùng bàn tay phẩy tắt lửa hay cầm hương vẩy lên xuống để dập lửa. Tuyệt đối không được dùng miệng thổi tắt lửa.

- Tư thế cầm hương: Sau khi châm hương, nên cầm hương với tư thế tay trái ở bên ngoài còn tay phải ở bên trong. Sau đó để hai tay giơ cao ngang mày, cung kính hành lễ. Khấn lễ xong, dùng hai tay cắm hương vào bát. Nếu là lễ trước tượng Phật, thì cắm vào lư hương, bắt đầu làm lễ cúng dường chư Phật Bồ tát.

- Số lượng hương: Không cần thiết phải thắp quá nhiều hương. Mỗi bát chỉ dùng 1 nén là được, nếu bát mới, có thể thắp 3 nén.

 
- Lưu ý: Trước khi thắp hương, nên sắp xếp ổn thỏa mọi đồ lễ, vật phẩm. Tránh trường hợp đang khấn dở lại phải dừng lại để sắp lại đồ trên ban thờ. Ngoài ra, cần thường xuyên lau rửa những đồ vật hay tiếp xúc với hương như lư hay hộp hương.

Khi dâng hương, miệng nên ngậm lại, khấn cầu hoặc tụng niệm nhỏ và không nên nói chuyện với người đứng bên cạnh. Khi cúng lễ hoàn tất, nếu có tàn hương rơi vãi, nên dùng khăn sạch để lau. Không nên dùng miệng thổi bay tàn hương đó.

2. Những loại hương thường được dùng trong ngày Tết


- Hương que: Loại hương này xuất hiện từ thời kỳ Tống Minh. Thời gian cháy của hương khá dài nên còn được gọi là hương trường thọ hay hương tiên.

Hương que có hai loại, một có lõi và một không lõi. Thông thường, hương dùng trong gia đình là hương que nhỏ, thời gian cháy ngắn, sinh ít khói. Còn hương que to, thời gian đốt dài, được sử dụng cúng ở đình chùa.

 
- Hương vòng: So với hương que, thời gian đốt của hương vòng lâu hơn. Có thể chia hương vòng thành 2 loại. Loại cỡ lớn có thể treo trực tiếp lên để đốt hoặc đặt trên giá hương trong lư hương để đốt ở chùa viện, đạo quán hay từ đường.

Còn hương vòng cỡ nhỏ được dùng trong cúng dường hay tu hành cá nhân, thắp ở ban thờ Phật chứ không phải trên bàn thờ gia đình.

- Hương tháp: Loại hương này được làm từ trầm hương, đàn hương, đinh hương, nhũ hương cộng với nước rồi ép thành hình chóp nhọn nhỏ. Thông thường, tháp hương được đặt trực tiếp trên đĩa hương phẳng để đốt hoặc đốt trong lư có rải tàn hương.

Sau khi đốt, tàn hương loại này sẽ có dạng tháp nhọn, không bị rơi vãi ra xung quanh, sử dụng tương đối tiện lợi, thời gian đốt hương tháp sẽ ngắn hơn so với hương que và hương vòng nên thường được sử dụng trong gia đình.

Xem thêm video: Tìm hiểu những thú vị về tục kiêng kị ngày Tết và đầu năm