Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

5 sắc màu trên lá cờ Phật giáo hội tụ mọi phép màu nhiệm - Điều không phải ai cũng biết!

Thứ Sáu, 28/02/2020 14:29 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Phép màu nhiệm ấy sẽ biến mọi mong ước của bạn trở thành hiện thực một khi bạn đã hiểu và ứng dụng nó trong cuộc sống này.
Mục lục (Ẩn/Hiện)

Ở nhiều nước trên thế giới, lá cờ Phật giáo luôn được treo cạnh quốc kỳ. Lá cờ này khá phổ biến, gồm 5 màu cơ bản: Xanh, vàng, đỏ, trắng và cam. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu lá cờ này là gì, ý nghĩa hay nguồn gốc ra sao?
 

1. Cờ Phật giáo là gì?

 
Hiểu 1 cách đơn giản, đây là lá cờ biểu trưng cho tinh thần thống nhất cho Phật giáo trên toàn thế giới. Đồng thời, nó tượng trưng cho niềm Chính tín, sự ưa chuộng hòa bình của Phật tử khắp nơi. 

La co Phat giao, nguon goc va y nghia
 

2. Ý nghĩa lá cờ ngũ sắc của Phật giáo

 
Lá cờ Phật giáo được thiết kế dựa vào 6 vòng hào quang của Đức Phật Thích Ca khi ngài được giác ngộ và các màu sắc cầu vồng. 
 
Cờ gồm 5 màu là xanh, vàng, đỏ, trắng, cam, biểu trưng cho Ngũ căn, Ngũ lực, tinh thần hòa hợp của Phật giáo. 
 
Các màu sắc được thể hiện ở 6 sọc, riêng sọc thứ 6 là gồm 5 màu gộp lại. 
 

Giải thích ý nghĩa màu sắc

 
Mỗi màu sắc tượng trưng cho một “Căn” và có ý nghĩa khác biệt:
 
- Màu xanh dương: tượng trưng cho Định căn: Tình yêu thương, lòng bác ái và hòa bình.
 
- Màu vàng: tượng trưng cho Niệm căn: Trung đạo, tránh cực đoan, sống khổ hạnh.
 
- Màu đỏ: tượng trưng cho Tinh tấn căn: Thực hành, đức hạnh, phẩm giá, thành tựu và trí tuệ. Có Tinh tấn mới khắc phục được mọi trở ngại, nghịch cảnh.
 
- Màu trắng: tượng trưng Tín căn: Phật Pháp, sự giải thoát khỏi không gian, thời gian, niềm tin không lay chuyển.
 
- Màu cam: tượng trưng Huệ căn: Giáo huấn của Đức Phật Thích Ca, trí tuệ.
 
- Màu tổng hợp ở dọc cuối cùng: Tin thần đoàn kết của Phật giáo đồ trên toàn thế giới. 

Co Phat giao co nguon goc va y nghia gi
 

Giải thích Ngũ căn, Ngũ lực

 
Ngũ căn

“Căn” ở đây là căn bản, gốc rễ, nguồn gốc để tất cả các thiện pháp xuất phát.
 
“Ngũ căn” là 5 căn, gồm Tín căn, Tấn căn, Định căn, Niệm căn, Huệ căn.
 
Ngũ căn chính là phương tiện công hiệu giúp người tu tập thẳng tiến trên bước đường tu đạo, chứng quả.
 
- Tín căn
 
“Tín” là sự tin tưởng, là lòng tin mạnh mẽ, vững chắc. Đây không phải là tin tưởng mù quáng hay vô điều kiện, bất chấp lý trí, mà là kết quả của sự suy luận sáng suốt, quan sát kỹ càng trước khi hành động. Đó là căn bản phát sinh các hạnh lành. 
 
Phật dạy, tin là mẹ vô lượng của công đức. Tin ở đây chính là tin vào Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng).
 
Tin vào Phật: Các Phật tử suốt đời tin tưởng theo Phật, để hướng tiến đến sự giác ngộ, giải thoát mà Ngài đã thân chứng khi vượt qua 8 kiếp nạn.
 
Tin vào Pháp: Pháp là chân lý, là sự thật mà đức Phật đã khám phá và truyền lại.
 
Tin vào Tăng: Tăng là người thực hành các giáo lý của Đức Phật để giác ngộ mình và người khác.
 
- Tấn căn
 
“Tấn” là tinh tấn. Tấn căn là sự dũng mãnh tinh tấn trên bước đường tu tập không bao giờ lùi bước. Có lòng tin rồi mà không vững vàng thực hiện thì sẽ chẳng đi đến đâu. 
 
- Niệm căn
 
“Niệm” là ghi nhớ. Nhớ đến những phương pháp thực hành: Niệm thí (tu tập bổ thí); Niệm giới (việc trì tịnh giới đoạn trừ phiền não); Niệm thiên (nhờ nghĩ đến cách tu tập 4 thiền định, để thanh lọc hết các phiền não).
 
- Định căn
 
“Định” hay “tịnh” là lắng tâm yên tịnh, chuyên chú vào chính pháp, để suy đạt thật nghĩa của nó. 
 
- Huệ căn
 
“Huệ” là trí huệ sáng suốt, thâm nhập được chân tướng của vạn pháp. Nói đơn giản, huệ căn là trí huệ do thiền định đã làm lặng sạch.
 
Ngũ Lực
 
“Ngũ lực” là gì? Ngũ là 5, lực là năng lực. Hiểu đơn giản, ngũ lực tức là 5 năng lực vĩ đại, 5 thần lực của Ngũ căn. 
 
Hay nói dễ hiểu hơn, Ngũ căn như năm cánh tay, còn Ngũ lực như là sức mạnh của 5 cánh tay ấy.
 
1. Tín lực: tức là thần lực của đức tin, hay sức mạnh lớn lao, vi diệu do tín căn phát sinh.
 
2. Tấn lực: tức thần lực của đức tinh tấn, hay sức mạnh bất thối chuyển, kiên cố, có thể san bằng mọi trở lực, sức mạnh này do tấn căn phát sinh.
 
3. Niệm lực: tức là thần lực của sự ghi nhớ, hay sức mạnh lớn lao bền chắc của niệm căn.
 
4. Định lực: tức thần lực của sự tập trung tư tưởng hay sức mạnh vĩ đại của định căn.
 
5. Huệ lực: tức thần lực của trí huệ hay sức mạnh vô biên của huệ căn.
 
Tựu chung, Ngũ căn và Ngũ lực vừa làm 2 căn bản, vừa là nghị lực để phát sinh, tăng trưởng vô lượng công đức.

Hiểu được điều này, ứng dụng vào cuộc sống hiện tại, mỗi người sẽ tự tìm được lối thoát, sự thành công hay giàu có cho chính mình. Đó chính là phép màu kỳ diệu ẩn chứa trong lá cờ ngũ sắc thiêng liêng này.
 

3. Nguồn gốc cờ Phật giáo

 
Lá cờ này được ra mắt và sử dụng lần đầu tiên vào năm 1885 tại Colombo, Sri Lanka, đúng ngày đại lễ Phật đản. 
 
Có điều, đến ngày 25/5/1950, lá cờ này mới chính thức được chấp nhận để trở thành biểu trưng cho toàn thể hội Phật giáo thế giới. 
 
Người thiết kế lá cờ này là Henry Steel Olcoott, đại tá quân đội đã về hưu người Mỹ, có biệt danh là “người Phật giáo da trắng”. Ông cũng là người Mỹ đầu tiên quy y cửa Phật. 
 
Năm 1879, ông đến Sri Lanka du lịch và nhanh chóng bị đạo Phật thu hút. Năm 1880, ông quay lại nơi này và đề nghị với Ủy ban Phật giáo Colombo về việc thiết kế một lá riêng.
 
Ngày 6/5/1951, lá cờ xuất hiện tại chùa Từ Đàm (Huế) trong Đại Hội Phật giáo 3 miền. Đại hội đã chấp thuận đây cũng là lá cờ Phật giáo Việt Nam. 
 

4. Biến thể của cờ ngũ sắc Phật giáo


Lá cờ này xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới với nhiều tông phái khác nhau. Chính vì thế, nó có biến thể nhằm nhấn mạnh giáo lý riêng của từng tông phái. Tuy nhiên, nó không làm mất đi ý nghĩa chung của lá cờ Phật giáo thế giới.

La co Phat giao cua Nepal
Lá cờ Phật giáo của Nepal
La co cua Tinh do chan tong
Cờ của Tịnh độ chân tông
Co Phat giao Nhat Ban
Cờ Phật giáo của Nhật Bản
Co Phat giao cua Thai Lan
Cờ Phật giáo biến thể của Thái Lan
Co phat giao cua Tay tang
Biến thể cờ Phật giáo Tây Tạng
Co Phat giao cua Mien Dien
Lá cờ của Miến Điện
 

Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X