Trong bài viết trước Vong hồn, cô hồn thực sự có hay không chúng ta đã cùng nhau đi tìm câu trả lời để nhận ra các oan hồn không chỉ tồn tại mà chính chúng ta cũng là một vong hồn khi mình cảm thấy cô đơn, không nơi nương tựa, vô định trong cuộc đời này. Và bài viết sau chúng ta sẽ cùng tìm cách giúp đỡ họ và cho chính chúng ta.
Có những loại cô hồn nào?
Chẩn tế cô hồn là một biện sự khoa nghi, trong đó chư Tăng thừa oai lực Tam bảo khai thị cho các vong hồn giác ngộ Chánh pháp mà được siêu độ đồng thời ban phát cho họ đầy đủ thực phẩm, vật dụng để không còn thiếu thốn, đói lạnh. Mười hai loại cô hồn được triệu thỉnh bao hàm tất cả mọi người thuộc đủ các tầng lớp, thành phần trong xã hội.
Trong đó có một loại cô hồn rất đặc biệt đó là Ty y Thích tử chi lưu, Ty y tức là áo đen, thích tử là những người con họ Thích tức là những người xuất gia có duyên lành xuất tu nhưng bị đọa lạc thành dạ sọa hay ngạ quỷ thì đây cũng là một kiểu cô hồn. Xuất gia mà tu hành không khéo, chết bị đọa lạc cũng trở thành cô hồn.
Lý do là có nhiều người quá cung kính các thầy, trong khi các thầy tu đạo chưa cao, đức chưa lớn, chưa có phước đáng để nhận sự cung kính, rồi các thầy tưởng mình sắp bước lên tòa sen, bỏ phế đi chuyện tu tập của mình mà thọ hưởng tất cả những phước lạc của nhân thiên. Phước lạc đó xem như tiền mượn thôi, không do năng lực tu tập của mình thì không tồn tại và sau khi chết không giải thoát được mà bị đọa lạc trở thành cô hồn.
Khi Phật Giáo từ Ấn Độ truyền qua Trung Quốc rồi từ đó sang Việt Nam thì đặc biệt có một hệ thống được phát triển rất thịnh hành đó gọi là Mật Giáo.
Vấn đề cứu độ tất cả các loại cô hồn này thật sự rất quan trọng, chính những điều này thôi thúc làm cho ngài Bất không tam tạng đời nhà Đường dịch các khoa nghi gọi là Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Đà La Ni là vì ngài thấy được những tăng ni tu hành mà bị đọa lạc không giải thoát kêu gào cũng những chúng sinh khác đau khổ, trầm luân.
Ngài thấy sao chùa cúng mỗi ngày mà chúng sinh không ăn được, không thọ hưởng được thực phẩm đó. Sự no đủ đó không có được cho nên ngài mới dựa vào trong bộ Kinh Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Đà La Ni để thuật lại việc tôn giả An An được Đức Phật chỉ dạy cách cúng thí như thế nào giúp cho Ngạ Quỷ tăng thêm phước thọ và không còn bị đói khát.
Dựa trên bộ kinh này, ngài dịch ra và soạn ra và đến đời nhà Tống thì Mật Tông Càn thêm phát triển lúc đấy các vị đại sư của Mật Tông mới soạn ra một Khoa nghi gọi là Du Già Tâp Yếu Diệm Khẩu Thí Thực Khoa Nghi vẫn chưa biết tác giả… nêu ra những loại chúng sinh mà sau khi chết không siêu bị đọa lạc.
- Phụ tài khiếm mạng đây là những oan gia, trái chủ tức là nợ nần hay là trụy thai mà chết.
- Khinh Bạt tam bảo đây là những oan hồn chết do bất hiếu, bạo nghịch, bất đạo, tạo ra những cái nghiệp.
- Giang hà thủy nghịch tức là cô hồn chết về sông về biển, về suối tức là chết chìm vì nước. nên tới đó cúng bằng một mâm cơm, muối gạo, bánh trái nhưng tốt nhất là nấu đồ chay để họ không kết thêm nghiệp xác nói: “Tôi tới đây, tôi thấy quý vị tôi thương, tôi mong cho quý vị no đủ, đừng ở lại chỗ này mà nghe câu niệm phật (5-10 phút) rồi đọc Quy y Phật, Quy y Pháp, Quy y Tăng để quy y cho họ.
Trong kinh phật đức phật dạy rất rõ là kêu hương linh quy y phật, quy y Linh, quy y tăng chỉ nói 3 lần là đủ.
- Biên địa tà kiến cô hồn đây là chỉ cho những oan hồn uổng tử chết ở những nơi xa xôi hẻo lánh ở trong rừng trong rú ở những nơi biên ải không có người tới, họ sống rồi chết đi ở đó vất vơ vất vưởng, họ không có ánh sáng chánh pháp nên không được ai cai thị.
- Ly hôn cách địa oan hồn chỉ những oan hồn phiêu bạt giang hồ, rày đây mai đó bỏ xứ đi đến xứ người làm ăn buôn bán rồi chết ở quê người, chết ở dọc đường, chết bờ, chết bụi.
- Phó hỏa đầu nhai chỉ những oan hồn uổng tử chết do tự tử hoặc tự đâm cổ, thắt cổ, hoặc đâm vô tim hoặc uống thuốc độc hoặc nhảy xuống sông tự tử, nhảy xuống vách núi hoặc giả là làm như thế nào đó để tự bức tử mình, tự kết thúc mạng sống của mình. Loại oan hồn này rất hung dữ vì họ biết trước cái chết mà vẫn bước vào cái chết không thể siêu được, họ đã chịu khổ nhục rất nhiều.
- Nô tì kết sự chỉ những oan hồn nô lệ bị bức tử hoặc là làm lao dịch mà chết do chủ ép mà chết. Những người này không ai hương khói, những người đi làm nô lệ không có ai cúng. Làm osin suốt cả cuộc đời cho cái hôm đem đi chôn, đi thiêu rồi cúng thắp 3 nén nhanh rồi thôi. Những người chết ở trong cung còn khổ hơn nữa.
- Manh lung ám á, là những oan hồn lúc sống bị đui điếc, câm ngọng, không có người chăm sóc, chết không có ai lo lắng cho.
Làm gì để các cô hồn được siêu thoát?
Khi sống mỗi người mỗi vẻ khác nhau nhưng khi chết đi tất cả đều giống nhau ở chỗ bị đói, bị khát, bị lạnh, bị đau khổ và rất mong được yêu thương, chia sẻ. Có thể thấy, tất cả các chúng sinh đều có Phật tính và đều có thể thành Phật và cô hồn này cũng có thể thành Phật ở ngày mai do đó chúng ta muốn chia sẻ với họ bằng cách chúng ta thương yêu và gửi thức ăn, áo quần đến cho họ bằng cả tấm lòng thành kính, tha thiết của mình. Với tâm bình đẳng đó Cam Lồ Pháp Vũ.
Chẩn Tế Cô Hồn được thành lập bằng một Pháp hộ gọi là Đàng Tràn. Đàng Tràn chẩn tế này chúng ta gọi theo dân gian là Trai Đàn nghĩa là Đàn chay. Trai, là chỉ tổ chức cúng lễ hoàn toàn dùng đồ thực phẩm hoa quả, đèn nến chay tịnh. Đàn, là cách thiết lập hình thức lớn và tuân thủ một nguyên tắc nhất định. Ở đây Đàn tràng tuân thủ theo nguyên tắc bố trí Mạn Đà La của Mật tông hay thiết kế đồ hình an vị theo Phật giào Đại Thừa.
Trai Đàn được dùng nhiều vì tính giáo dục và nhân văn của nó rất sâu sắc vì nó chuyển tải tình người. Đốt vàng mã hoàn toàn không có trong khoa nghi và Đức Phật dạy nhưng vì văn hóa của chúng ta bị ảnh hưởng bởi người Trung Quốc nên chúng ta hay đốt vào dịp cúng cô hồn.
Tất cả đều phải sử lý song chương, phải lấy thanh tịnh làm gốc thì mới có thể tạo dựng được công đức cho cô hồn gieo hạt giống lành vào trong đó. Khai thị cho cô hồn để dứt đi tất cả những cảnh giới của họ do họ đã từng tạo ra do tâm thức tham đắm sân si rồi họ khởi lên thiện nghiệp họ mới có thể thoát được.
Vị Gia trì phải triệu tập họ về Đàn Tràng này nhận sự bố thí pháp, bố thí tài thực để tất cả các chúng sinh này thâm nhập Phật pháp và có thể no đủ, vì thế, không hề đơn giản để có thể thỉnh được những cô hồn này. Chúng ta khai thị cho họ biết rằng tất cả cảnh giới của chúng sinh đều do tâm tạo ra thì tự tâm thay đổi mới thoát được những cảnh giới khổ đau đó.
Trai Đàn chẩn tế là giải nghiệp và chuyển hóa nghiệp, đây là 2 yếu tố của một Đàn Tràng chẩn tế cô hồn. Khi tìm hiểu làm thế nào để chuyển nghiệp sẽ hiểu rằng việc lập Trai Đàn giúp khai thị cho các cô hồn, chuyển hóa nghiệp cho họ, giải hết các nghiệp cho họ.
Vì thế, nên là hoạt động mang tính cộng đồng, phải nhiều người kết hợp lại, mọi người cùng có tâm niệm thương xót những người đang đâu khổ ở cảnh giới tối tăm trong đó cũng có bản thân chúng ta như chúng ta đang giận hờn, oán thù, tham lam, không tìm ra lối thoát, mình vẫn là một cô hồn.
Minh Minh (Tổng hợp)