4. Chuyện trùng tang mất 6 mạng người ở Thái Bình
Sự việc lạ lùng xảy ra ngay sau khi gia đình anh Út - con ông Trần Văn Rạng quyết định di dời một ngôi miếu thờ thần để xây nhà. Việc này dấy lên lo ngại họ đã xúc phạm đến thần linh nên bị “ma hành, thánh vật”.
Trước tiên là anh Viết - con ông Rạng bất ngờ qua đời, sau đó là chính ông Rạng lại có biểu hiện lạ, bỗng trở nên ngờ nghệch, sức khỏe cứ yếu dần. Họ làm đủ các loại xét nghiệm, chiếu chụp, đều chẳng tìm ra căn nguyên bệnh tật.
Đúng 1 tháng sau ngày anh Viết mất, ông Trần Văn Rạng đã đột ngột qua đời, sau một cơn co giật cứng người giống hệt anh con trai.
Trong hôm cúng 100 ngày mất ông Rạng, cháu của ông là bé Khánh mới 6 tuổi, con trai của anh Trần Văn Út và chị Vũ Thị Nhung bỗng ngã lăn đùng ra chiếu co giật. Chỉ vài phút sau, khi mọi người còn đang hoảng loạn, sợ hãi thì cháu đã tắt thở.
Điều đáng nói là cùng lúc hàng chục người trong gia đình, rồi hàng xóm cũng lăn ra ngất xỉu nhưng lát sau thì tỉnh lại hết. Riêng bà Đào, anh Út và vợ là chị Nhung bị nặng nhất. Cả 3 mẹ con bà Đào đều bị những cơn co giật rúm người, mặt mũi méo xệch, mắt trợn ngược cứ như bị trúng độc.
Mọi người vội vàng đưa bà Đào, anh Út, chị Nhung đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Tuy nhiên bà Đào chết trên đường đến bệnh viện. Còn anh Út và chị Nhung thập tử nhất sinh trong bệnh viện, phải thở ôxy.
Khi mộ bà Đào đã đắp xong, mọi người làm lễ cúng cơm 3 ngày, thì chị Vũ Thị Nhung được xuất viện, khi ở nhà bố mẹ đẻ không sao nhưng hễ cứ về nhà chồng là lập tức chị lại run lẩy bẩy, có dấu hiệu xảy co giật, vì sợ quá, không ai cho chị về nhà chồng nữa.
Sau hơn nửa tháng điều trị tích cực đã được ra viện, anh Út muốn về nhà hương khói cho bố mẹ vì anh là anh trai và cậu con trai duy nhất. Chị Nhung thấy chồng nhất quyết về nên cũng can đảm theo chồng về nhà.
Bữa đó vợ chồng anh Út đang ngồi ăn cơm trên ghế thì anh Út bỗng nhiên ngã xuống rơi cả bát, chết ngay lập tức và không kịp trăng trối câu gì. Chị Nhung lúc này cứng đờ người, không há nổi miệng, sau đó chị cũng bất tỉnh luôn. Chị được cứu sống khi người thân đưa đi bệnh viện kịp thời.
Sau cái chết bất đắc kỳ tử của bà Nguyễn Thị Đào và cháu nội Trần Quốc Khánh, cùng hàng loạt người bất tỉnh nhân sự tại lễ cúng trăm ngày ông Trần Văn Rạng, thì đại gia đình hoang mang tột độ.
Với cái chết bí ẩn của 6 người trong gia đình, lúc đó, có cả trăm nhà khoa học tìm về nghiên cứu, gửi mẫu đất nước, thực phẩm sang cả nước ngoài để nghiên cứu.
Một đồng chí khi đó là phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình phải đứng ra chỉ đạo giải quyết vụ việc chấn động dư luận. Có cả trăm công an, cảnh sát vào cuộc điều tra, nhưng vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cái chết của họ.
Kết luận: Chuyện những cái chết trùng tang trên đấy khiến ai cũng cảm thấy sợ hãi. Thế nhưng, đến nay, hiện tượng những cái chết liên tiếp xảy ra trong cùng một gia đình vẫn gây hoang mang, khó hiểu. Nói về điều này, TS Đỗ Kiên Cường, một người rất am hiểu về những khả năng tiềm ẩn của con người cho rằng: “Trùng tang” đơn giản chỉ là sự trùng hợp mang tính ngẫu nhiên. Trong đó, bản chất của sự trùng hợp là luật số lớn trong lý thuyết xác suất và thống kê.
Định luật này đơn giản có thể hiểu là: “Với một mẫu xét đủ lớn, bất kỳ hiện tượng kỳ lạ nào cũng có thể xảy ra”.
Bên cạnh đó, nếu người trong gia đình vẫn cảm thấy bất an thì có thể gửi vong lên chùa cho dù có tin vào chuyện trùng tang hay không.
Việc này trước hết giúp chúng ta an tâm về tâm lý, khi gửi “vong” lên chùa thì nhà chùa có trách nhiệm giúp đỡ để họ được siêu thoát. Có như vậy chúng ta mới có được cuộc sống bình yên, không còn lo lắng về những cái chết bí ẩn nữa.