Nói đến Côn Đảo giờ đây chúng ta không chỉ nói đến khung cảnh bình yên, bãi cát mịn, biển xanh trong vắt mà người ta còn nhớ tới cả những câu chuyện tâm linh truyền miệng bất tận gợi nhắc một quá khứ chiến tranh đẫm máu.
Côn Đảo là Đảo Tù. Côn Đảo nổi tiếng với hệ thống nhà tù gồm 127 phòng giam, 42 xà lim, 504 phòng biệt lập như Chuồng Bò, Chuồng Cọp thời Pháp, Chuồng Cọp thời Mỹ và 18 Sở tù quản lý để đày ải người tù làm lao dịch khổ sai. Xem thêm: Chuyện ma có thật Việt Nam có nhiều người nước ngoài biết đến
Nơi đây có đến 20.000 linh hồn chắc vẫn còn lạc lối, hai trại tử tù man rợ và ngôi mộ chị Võ Thị Sáu linh thiêng. Trong đó chỉ có 1907 người có mộ, trong số mộ chỉ có 702 ngôi mộ có tên! Nghĩa là ở Côn Đảo tử tù chết chồng lên nhau, bất cứ một tấc đất nào cũng có hài cốt người tử tù năm xưa.
Cũng có thể do nơi đây đã trải qua một quá khứ đau thương, những anh hùng, chiến sĩ của chúng ta đã nằm xuống vùng đất này, do đó những câu chuyện bí ẩn được khắc họa lại như để nhớ đến những con người này.
Câu chuyện linh thiêng quanh nhà tù Côn Đảo
Chuồng Cọp, Côn Đảo: Đây là trại giam được Mỹ xây dựng để giam giữ và tra tấn những người theo cách mạng. Chuồng Cọp được dân trong vùng xem là nơi xảy ra nhiều hiện tượng bí ẩn và kì lạ như có tiếng nói, tiếng bước chân hay tiếng la hét vào buổi tối.
Nỗi đau tận xương, tận tụy đó họ không thể nào quên. Và những vong linh đấy vẫn còn kêu khóc thảm thiết về nỗi đau cũ của mình.
Những câu chuyện linh thiêng về hồn cô Võ Thị Sáu
Đến nay, chuyện cô Sáu linh thiêng bà con Côn Đảo kể cả ngày không hết. Nghe chuyện tôi cứ miên man nghĩ về sự tồn tại vĩnh cửu của con người. Người như Võ Thị Sáu, dù chết khi 17 tuổi, nhưng là người sống mãi trong lòng người dân.
Người lính đó tự nhiên đội áo mưa đi ra phía nghĩa trang rồi bị sét đánh chết tím tái và cháy xém như cục than ngay dưới chân phần mộ cô Sáu. Từ đó không ai dám bén mảng tới chọc phá mộ phần cô Sáu nữa.
- Cô Liễu vợ của tên giám thị Ruby vì tò mò nên đúng đêm 30 Tết mang hương hoa lên thắp nhang trước mộ Cô Sáu thì bỗng dưng thấy có người con gái mặc áo trắng bước từ trong mộ đi ra, cô Liễu thấy vậy vội quỳ xuống lạy lấy lạy để. Suốt quãng đường về nhà đi tới đâu cô Liễu cũng thấy bóng cô gái trước mặt. Cô Liễu về kể lại với chồng, vậy nên cả hai vợ chồng năm đó bắt đầu lập bàn thờ Cô Sáu ở nơi trang nghiêm nhất, sớm hôm lo hương khói.
Hắn sốt li bì, không ăn uống gì được và đưa vào nhà thương Côn Đảo nhưng không chữa được, làm giấy chuyển hắn vào Chợ Quán. Ba ngày sau hắn chết.
- Tên chúa Đảo Bạch Văn Bốn thời Mỹ – Diệm là tên chúa đảo đầu tiên khét tiếng chống cộng, cưỡng áp tù nhân ly khai cộng sản, cấm không cho viếng thăm mộ Cô Sáu. Trong suốt 4 năm làm tỉnh trưởng Côn Đảo đã có 500 tù nhân bị giết.
Hắn biết chuyện Cô Sáu linh thiêng, nhưng hắn cho là luận điệu tuyên truyền của Việt Cộng. Đêm khuya hôm ấy hắn mở cửa Dinh ra sân và thấy một người con gái bước ra Cầu Tàu, hắn rút súng cầm tay. Chợt cô gái quay lại, bước tới và nhìn thẳng vào mắt hắn. Sợ quá, hắn bủn rủn tay chân, để rơi khẩu súng hớt hải chạy vào nhà, đóng cửa lại và cầu nguyện. Từ đó hắn rất sợ Cô Sáu.
- Một tỉnh trưởng tên Tăng Tư lập bàn thờ cô Sáu tại tư dinh, và không dám tàn nhẫn với tù nhân. Tăng Tư đã một lần dùng oai linh Cô Sáu để xử kiện. Hai tên giám thị nghi ngờ nhau ăn trộm, làm đơn kêu kiện.
Tăng Tư ra lệnh, hai đứa nhảy lên xe lên mộ Cô Sáu mà thề. Đứa nào gian cô Sáu biết ngay. Thế là có đứa sụp xuống nhận tội! Chính tên Tăng Tư này đã về Chợ Lớn đặt một tấm bia mộ Võ Thị Sáu bằng cẩm thạch chở ra Đảo, làm lễ đặt bia rất long trọng.
Tấm bia mộ bằng đá cẩm thạch đó dùng được 9 năm, lại một tên tù tên là Sước nghênh ngang vác búa đập phá. Sáng hôm sau, thấy vắng Sước, người ta đi tìm thì thấy hắn đã nằm chết trên một tảng đá to phía bờ biển.
Cho đến nay, vào ban đêm, người dân trên đảo vẫn thi thoảng thấy rõ bóng dáng một người con gái trẻ mặc áo trắng quần đen bay lơ lửng từ nghĩa địa Hàng Dương vào các xà lim trại giam rồi bay về biển. Hàng ngày trên ngôi mộ linh thiêng ấy luôn có nhiều hoa tươi trên đảo nhưng cũng không ai biết ai đã mang tới, và mang tới khi nào.
Minh Minh (Tổng hợp)