Cách chuyển bàn thờ người mới mất chuẩn xác với từng bước cụ thể

Thứ Hai, 01/08/2022 15:04 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Nếu không biết phải làm thế nào chuyển bàn thờ người mới mất hãy tham khảo trong bài viết sau để biết cách làm sao cho đúng và chính xác nhất.
Mục lục (Ẩn/Hiện)

1. Bàn thờ người mới mất 


Bàn thờ vong hay bàn thờ người mới mất có thể là một cỗ bàn hoặc tủ thờ được dùng để trưng bày bát hương, nhang đèn cũng như những vật phẩm cho người đã khuất.

Tại bàn thờ sẽ có bài vị hay di ảnh của người quá cố. Đồng thời, bàn thờ còn có thể xem như là nơi cư ngụ, mái nhà mới dành cho vong linh người đã khuất.

Lập bàn thờ vong người mới mất không cần quá cầu kỳ, phô trương. Cách bài trí bàn thờ vong tương đối đơn giản và kính lễ, bao gồm:  
  • Bốc bát hương mới. 
  • Bài vị (hoặc di ảnh). 
  • Mâm ngũ quả.
  • Lọ hoa. 
  • Chén nước.
  • Đèn thờ.  
Mục đích của việc lập bàn thờ người mới mất: Đây là thủ tục quan trọng, là tín ngưỡng thờ cúng tốt đẹp của người Việt nhằm thờ cúng và tưởng nhớ đến những người đã khuất. Hiểu một cách đơn giản, thờ cúng là cách duy nhất để kết nối giữa hai thế giới âm - dương.

Ngoài ra, việc lập bàn thờ cũng là để để thuận tiện cho việc tụ họp, sum vầy những ngày lễ giỗ của gia tiên. Nhất là đối với các trường hợp đột ngột qua đời, lúc này vong linh sẽ được nhập vị và gọi về tụ họp, lắng nghe lời cầu chúc, tụng kinh cầu nguyện giúp sớm siêu thoát khỏi trần gian, sớm đầu thai sang kiếp khác.
 
 
 
Cách đặt bàn thờ vong người mới mất thường sẽ ở bên cạnh bàn thờ gia tiên. Chưa được thờ chung với tổ tiên mà được lập một bàn thờ riêng tại gian thờ hoặc gian nhà ngang. Chỉ sau 49 ngày, cúng rước bát nhang người mới mất chuyển lên bàn thờ tổ tiên. Từ đây sẽ kính lễ như ban thờ gia tiên. 
 
Tại sao có tục cúng tuần cho người chết trong 49 ngày?
Nghi thức cúng thất hay cúng tuần trong tâm linh người Việt đã tồn tại từ lâu. Tại sao có tục cúng tuần? Cúng tuần có ý nghĩa như thế nào đối với người đã

2. Các bước chuyển bàn thờ người mới mất 

Theo giải thích như trên thì chỉ sau 49 ngày gia chủ mới có thể bắt đầu việc chuyển bàn thờ người mới mất. Dưới góc nhìn dân gian, người đã khuất cũng rất linh thiêng, thế nên cần cẩn trọng, tỉ mỉ với việc di chuyển bàn thờ.

Bước 1: Chọn ngày lành tháng tốt

 
Gia chủ cần thực hiện đầy đủ, nghiêm túc từng bước để người đã khuất sớm siêu thoát. Và việc đầu tiên cần làm đó là chọn ngày tốt.

Dân gian quan niệm mỗi ngày con người sẽ có những vận mệnh, điều tốt và xấu khác nhau. Chính vì vậy không được bỏ qua việc coi tử vi, cung hoàng đạo, tuổi, ngày tháng,… để tìm ra được ngày lành cho việc di chuyển bàn thờ.

Gia chủ có thể tự xem sách tử vi uy tín, các website như Lichngaytot.com để chọn ra ngày hoàng đạo hoặc có thể mời thầy phong thủy, thầy cúng về để nhờ họ xem ngày chính xác hơn. 
 

Bước 2: Chuẩn bị mâm lễ cúng 49 ngày


Trong thủ tục chuyển bàn thờ người mới mất sau 49 ngày cần phải chuẩn bị mâm lễ cúng đơn giản như sau: 
  • 1 con gà luộc.
  • 1 đĩa xôi (hoặc hơn).
  • 1 đĩa hoa quả.
  • 1 chai rượu màu trắng.
  • 1 bình hoa tươi.
  • 3 lá trầu têm sẵn.
  • 1 bát nước sạch.
  • 1 bát gạo.
  • 1 bát muối.
  • 2 con ngựa giấy, vàng và đỏ.
  • 2 bồ đồ cúng, cũng vàng và đỏ, nhưng nhớ phải có đầy đủ hài, mũ, hia, kiếm để cúng Thổ công, Thổ địa..
  • Một ít vàng mã (nhiều ít tùy gia chủ) và sớ. 

Bước 3: Vái lạy, thắp hương


Thủ tục vái lạy, thắp hương diễn ra ngay sau khi để mâm lễ cúng lên bàn thờ đúng thời gian đã chọn trước đó.
 
Trước tiên, bạn phải quỳ sấp dưới đất và lạy bàn thờ vong linh 3 cái rồi thắp cho họ 3 nén nhang. Kế đến mọi người sẽ phải đọc văn khấn, xin phép để dời bàn thờ vong. 
 

Bước 4: Đọc văn khấn


Người xưa thường nói "đất có thổ công, sông có hà bá" vì ở ngôi nhà nào có người ở đều có những vị thần cai quản trông coi nhà cửa. Nếu chuyển bàn thờ nên lưu ý đừng tự chuyển mà chưa khấn xin, cũng như cúng kiếng trình bày với thần linh.
 
Việc di chuyển đột ngột, không cúng khấn sẽ dễ làm kinh động đến thần linh, ông bà tổ tiên của ngôi nhà, dễ dẫn đến nhiều điều xui rủi, không may mắn.

Nếu gia chủ vẫn chưa biết phải đọc văn khấn như thế nào, thì có thể thực hiện dựa trên mẫu xin chuyển bàn thờ sau 49 ngày như sau:

"Nam mô A Di Đà Phật,
Nam mô A Di Đà Phật,
Nam mô A Di Đà Phật,
 
Con xin lạy 9 phương trời, 10 phương Phật. Con xin lạy các vị thần thánh, hiển linh, linh thiêng, về đây giúp đỡ.
 
Hôm nay là ngày... tháng... năm...
 
Con tên là Nguyễn Văn A, tín chủ của cụ Nguyễn Thị B, ngụ tại địa chỉ...
 
Con xin kính lạy, cầu xin các bậc ông bà, tổ tiên, linh thiêng nơi 9 suối. Ngày hôm nay, con xin phép được thực hiện chuyển bàn thờ mới, mong mọi người phù hộ, độ trì, mọi việc suôn sẻ, sức khỏe dồi dào, bình an vô sự".
 
Lưu ý: Trên đây chỉ là bản văn khấn gợi ý để gia chủ tham khảo, bạn hoàn toàn có thể thay đổi lời khấn để phù hợp với mỗi cá nhân.
 

Bước 5: Dâng lễ vật và đuổi tà


Sau khi khấn xong thì gia chủ hãy đem tiền vàng cùng tờ văn khấn chuyển bàn thờ đi hóa. Gạo và muối các bạn rắc từng thứ trước cửa chứ không đem vào nhà sử dụng lại nữa.
 
Sau khi chúng ta đã đọc văn khấn xong thì hãy dâng lễ vật lên bàn thờ. Đưa tiền vàng mã và tờ văn khấn xin phép chuyển bàn thờ lên cho vong linh người đã khuất. Còn chén gạo và muối, gia chủ sẽ phải đem ra trước cửa nhà rắc đều lên mọi thứ xung quanh.

Việc làm này có ý nghĩa xua đuổi tà ma, điều xấu ra khỏi nhà và không cho phép chúng vào nhà, việc chuyển bàn thờ mới cũng diễn ra êm xuôi hơn.
 

Bước 6: Chuyển vật dụng, hình ảnh vong linh qua bàn thờ mới


Việc cuối cùng mà mọi người cần làm, đó là hãy đợi đến khi nhang tàn hết. Gia chủ hãy lấy tất cả đồ đạc trên bàn thờ xuống thật nhẹ nhàng, và lau chùi lại bàn thờ sạch sẽ.

Lau lại bàn thờ mới một lần nữa, rồi để tất cả đồ dùng thờ cúng lên và sắp đặt lại cho thật đẹp mắt.

Xong xuôi hết, thầy tế sẽ làm lễ nhập trạch nữa là hoàn thành tất cả mọi việc.  

Những điều tâm linh cần nhớ trong lễ cúng 49 ngày
Người phương Đông coi trọng hiếu đạo nên người đã khuất thì nhà có tục cúng thất tuần hay còn gọi là cúng 49 ngày. Dưới đây là một số lưu ý tâm linh khi cúng

3. Điều cần lưu ý khi chuyển bàn thờ 

  • Gia đình sau khi hoàn tất thủ tục chuyển bàn thờ rồi, thì có nghĩa rằng phải tin là có vong người đã chết ngự tại bát hương, hãy thể hiện sự tôn trọng người đã khuất.
  • Khi làm vệ sinh, dọn dẹp bát nhang thì nên cẩn trọng, thể hiện lòng thành kính, tránh làm phật lòng người đã khuất.
  • Sau tất cả, chén hương cũ nên được thả trôi sông hay chôn xuống đất (tránh sử dụng lại).
  • Việc bài trí bàn thờ không nên cầu kỳ, rườm rà, cái gì cũng muốn bỏ lên tạo cảm giác u tối, nên ưu tiên sự đơn giản, cái gì có thể lược bỏ bớt thì bỏ đi. 
  • Tránh đặt bàn thờ người mới mất nằm bên dưới hay đối diện nhà vệ sinh, không nên để bàn thờ trong phòng ngủ hay trước cửa.
  • Đối với bàn thờ cũ, không sử dụng lại nữa, tốt nhất là nên chọn cách hỏa thiêu, đốt thành tro.
  • Dưới góc nhìn của Phật giáo, việc chuyển bàn thờ vong sau 49 ngày là không quá cần thiết và cũng không cần chọn ngày quá kỹ càng. Trong Phật giáo, sau 49 ngày tính từ ngày mất hay ngày chôn thì vong linh đã chuyển kiếp luân hồi, không hiện diện trên bàn thờ.   
Bài viết chia sẻ khá cụ thể về việc chuyển bàn thờ người mới mất trên đây có thể giúp gia chủ từng bước thực hiện để người đã khuất có thể ra đi thanh thản, sớm được siêu thoát.

Một số tin bài liên quan cùng chuyên mục: