Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Chùa Cam Đan - dấu ấn hơn 600 năm của Phật giáo Tây Tạng

Thứ Năm, 29/09/2016 14:27 (GMT+07)

(Lichngaytot.com) Phật giáo Tây Tạng được coi là hệ phái lớn và có nét đặc sắc trong Phật giáo nói chung. Nơi đây có những ngôi chùa mang tầm vóc lịch sử, văn hóa và tôn giáo trải qua hàng trăm năm, nổi bật nhất là chùa Cam Đan ở thủ đô Lhasa.


► Mời các bạn tra cứu: Lịch vạn niên, lịch vạn sự chuẩn nhất tại Lichngaytot.com

Chua Cam Dan - dau an hon 600 nam cua Phat giao Tay Tang hinh anh
Chùa Cam Đan là một trong nhưng ngôi chùa mang những đặc trưng không lẫn vào đâu được của Phật giáo Tây Tạng, được coi là ngôi chùa đứng đầu trong 6 ngôi chùa lớn nhất ở đất nước sùng Phật này. Chùa Cam Đan nằm ở phía Đông thủ đo Lhasa, bên trong khe núi Bhor.
Chùa Cam Đan được xây dựng từ thế kỉ thứ 15, tương truyền là vào năm 1409, do đại sư Tông Khách Ba – người sáng lập giáo phái Cách Lỗ trong Phật giáo Tây Tạng khởi xướng. Vì thế mà chùa Cam Đan có vị trí cực kì đặc biết đối với Phật giáo Cách Lỗ ở Tây Tạng.
Nơi đây tập trung hơn 8000 tăng chúng, tụng kinh khẩn nguyện, mở rộng quy mô và ảnh hưởng của Phật giáo Cách Lỗ (hay còn gọi là Hoàng giáo). Truyền thuyết xưa kể rằng, Đại sư Tông Khách Ba mang theo 3 chồng ngói, cát cùng với 8 vị học trò tới vùng núi Bhor thăm dò địa hình. Tới vị trí của chua Cam Đan ngày nay thì thấy cảnh núi non hùng vĩ, thích hợp để tu tập bèn dừng lại dùng ngói và cát xây dựng miếu. Riêng đại điện Xích Thỏa Khang, phải mất tới hơn 70 năm mới xây dựng xong.

Chua Cam Dan - dau an hon 600 nam cua Phat giao Tay Tang hinh anh
Sau khi khánh thành, Đại sự Tông Khách Ba đảm nhiệm vị trí trụ trì đầu tiên của chùa Cam Đan, tập hợp về hơn 500 đồ đệ, tiến hành nghi thứcThịnh Đại Khai Quang cực kì long trọng. Theo thời gian, chùa Cam Đan ngày một mở rộng về quần thể kiến trúc và số lượng tăng chúng tu tập, trở thành địa chỉ truyền bá Phật giáo Tây Tạng Cách Lỗ lớn nhất cả nước.
Chùa có kiến trúc Raki tiêu biểu, màu đỏ thẫm đặc trưng, tất cả các điện đều xây dựng phục vụ cho việc tu tập, thanh tịnh của chúng tăng. Giới luật nghiêm ngặt, tính chất học thuật đậm nét, ảnh hưởng tư tưởng sâu rộng,  chùa Cam Đan có vị trí trọng yếu về chính trị, tôn giáo, kiến trúc và nghệ thuật.
Năm 1961, chùa Cam Đan được xếp hạng là di vật văn hóa cần bảo vệ cấp quốc gia. Hiện nay, trải qua những thăng trầm, biến chuyển của thời gian, lịch sử, nơi đây vẫn sừng sững như là biểu tượng bền bỉ, mạnh mẽ và hướng thiện của Phật giáo Tây Tạng giữa thủ đô Lhasa kì bí.

Tin cùng chuyên mục

X