Chủ tịch Hoa Sen quy y Tam bảo
Mới đây, mọi người không ngừng xôn xao về thông tin ông Lễ Phước Vũ - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tôn Hoa Sen đã quy y Tam bảo. Theo đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã xác nhận ông Lê Phước Vũ đã thực hiện nghi lễ quy y Tam bảo với sự chứng minh truyền thọ của Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Đệ Tam Pháp Chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Ông Lê Phước Vũ đang thực hiện việc quy y Tam bảo ngày 9/7/2020 |
Thế nhưng có rất nhiều người cảm thấy nghi ngại vì sợ việc quy y Tam Bảo lần này ảnh hưởng tới việc kinh doanh của Tập đoàn Hoa Sen vì họ cho rằng ông đã ở ẩn và không còn màng tới kinh doanh. Họ lo lắng cho tương lai của một tập đoàn lớn khi người đứng đầu không tập trung làm ăn như trước mà chỉ tập trung làm việc thiện, tu hành. Dường như hai việc này không còn liên quan tới nhau nên sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả kinh doanh của công ty.
Thực ra những nỗi băn khoăn này hoàn toàn xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về việc quy y Tam Bảo mà thôi.
Lễ Phước Vũ quy y chỉ là điều tốt càng thêm tốt
Tại sao Chủ tịch Hoa Sen muốn quy y Tam Bảo?
Trước tiên để tránh hoang mang chúng ta nên hiểu Quy y Tam Bảo là gì? Điều này có nghĩa là ta nương tựa với ba ngôi báu của đạo Phật:
+ Nương tựa Phật (chính là nương tựa vào sự trí tuệ giác ngộ),
+ Nương tựa Pháp (chính là nương tựa vào Tam Tạng giáo điển, những lời di huấn của Đức Phật để lại qua kinh sách),
+ Nương tựa Tăng ( chính là nương tựa vào sự hòa hợp, nương tựa vào tăng đoàn để có cách tu hành đúng với Chánh Pháp) để mang đến sự lợi lạc cho đời sống ở hiện tại.
Điều này xuất phát từ việc con người có thể mưu cầu mọi thứ trong cuộc sống từ tiền bạc, danh vọng, gia đình hạnh phúc... thì dù có được chúng rồi cuối cùng ta vẫn cảm thấy thiếu mà không biết thiếu gì, sự trống vắng, buồn chán và không bao giờ được khỏa lấp.
Từ đó, nhiều người cảm thấy bất mãn với cuộc sống, cho rằng mình có mọi thứ hoặc ngược lại, có những người chẳng có thứ gì, họ cũng có cảm giác tương tự. Chính những băn khoăn từ người nghèo cho đến người giàu, người cô đơn cho tới người hạnh phúc... luôn bị kiềm nén ở bên trong khiến chúng ta chẳng thể an lạc.
Ngay lúc đó, ta cần có một nơi nương tựa để vững lòng tin trên con đường thực tập sửa đổi bản thân. Và nơi bạn có thể trở về chính là nương tựa Tam bảo để học hỏi và thực hành theo lời dạy của đức Phật để tìm về cái chân thực nhất của cuộc sống.
Vì thế, quy y Tam Bảo là để hướng về điều lành, từ bỏ ác tâm, thanh tịnh thân tâm, vun bồi phước đức, trở thành một Phật tử chân chính, một công dân mẫu mực, sống lợi đạo ích đời với quyết tâm cao độ.
Ông Lê Phước Vũ trước đây có tự lên núi tu tập, tự tìm hiểu về Đạo Phật nhưng cũng chỉ là thể hiện sự ngưỡng vọng Phật mà thôi, để quyết tâm thực hiện những điều hay, lẽ phải đến cùng thì việc Quy y được xem là một bước quan trọng. Cũng giống như ta thích một lớp học nào đó và chỉ đứng ngoài thì vẫn không thể là học sinh của lớp cho tới khi ta đăng ký trở thành một thành viên trong đó để được thầy cô chỉ dạy tận tình.
Nói cách khác về khía cạnh tìm hiểu và học tập theo những điều Phật dạy thì bản thân phật tử, nếu không học tập giáo lý thì sẽ hiểu sai lời Phật dạy và từ đó dẫn đến thực hành không đúng với ánh sáng Phật pháp, lạc lối trầm luân. Giai đoạn đầu tiên mà người học Phật cần phải làm đó chính là quy y Tam Bảo.
Đại đức Thích Phước Tiến từng cho biết: Trọn cuộc đời một người có thể làm phước, ăn chay, niệm phật, tụng kinh, tu tập… nhưng người đó chưa bao giờ quy y, tức là chưa tham dự vào một buổi lễ quy y chính thức thì cũng không thể gọi là một phật tử chính thức. Lúc đó (chưa quy y) chỉ có thể gọi là một phật tử cảm tính, phật tử tín ngưỡng. Chỉ có quy y trước Tam bảo mới trở thành phật tử đúng pháp.
Có phải quy y là không lo chuyện nhân gian, chỉ lên chùa đi tu?
Thực tế là khi quy y được xem là đệ tử phật và họ thường được phân chia thành hai hạng: Xuất gia và tại gia.
- Đệ tử Phật tại gia, có gia đình con cái và tạo dựng sự nghiệp như mọi người.
Nhiều nơi vì chưa hiểu đạo nên xem việc quy y Tam bảo cũng giống như là xuất gia, không được lập gia đình. Hiểu lầm về quy y Tam Bảo này khiến cho nhiều người e ngại khi phát tâm quy y hoặc thấy người khác làm thì can ngăn.
Bên cạnh đó có những người còn cho rằng việc đến chùa chỉ dành cho người già, những người thất bại trong chuyện làm ăn, tình cảm. Thực ra hành động nào cũng có thể xảy ra, quan trọng là xuất phát từ quan điểm đúng hay sai lầm mà thôi.
Có người đi tu để trốn tránh nhưng cũng có người trở thành Phật tử là để lòng mình càng chuyên tâm hướng thiện, nguyện với lòng mình rằng muốn giúp được nhiều người hơn nữa dựa trên những giá trị mà Đạo Phật mang lại. Và sau khi có được sự gieo duyên này, người Phật tử không nhất thiết phải thường xuyên vào chùa, buông bỏ những việc của thế gian.
Sống và làm việc không phải cho mình mà là cho tất cả mọi người Lê Phước Vũ - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn Hoa Sen |
Có thể thấy ông Lê Phước Vũ lâu nay vẫn áp dụng các triết lý của Đức thế tôn trong việc kinh doanh của mình nhưng việc quy y lần này càng thấy quyết tâm lớn lao của ông trong việc phát triển công ty trở thành doanh nghiệp lớn trong việc định hướng việc kinh doanh không chỉ là cho cá nhân ông mà còn cho lợi ích của những người liên quan và to lớn hơn là lợi ích của đất nước, thế giới hoặc tầm cỡ vĩ mô mà chúng ta chẳng đoán biết được.
Và thực tế ngoài ông có rất nhiều đại gia thấm nhuần tư tưởng Phật giáo và áp dụng chúng thành công trong việc kinh doanh nên chẳng có gì chúng ta phải nghi ngờ về tương lại rực rỡ hơn của Tập đoàn Hoa Sen trong thời gian tới cả.
(Tổng hợp)