Thứ Năm, 26/12/2019 10:07 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Chúng ta không thể chọn nơi mình sinh ra vì thế nếu hiểu được cách chấm dứt đời cha ăn mặn đời con khát nước thì bạn sẽ có thể chọn cho mình cuộc sống hạnh phúc về sau.
1. Vì sao đời cha ăn mặn đời con khát nước?
Chúng ta thường có câu: Đời cha ăn mặn, đời con khát nước để nói về sức ảnh hưởng không tốt từ đời cha, ông đã ảnh hưởng tới đời con cháu như thế nào.
Thực tế, không chỉ có người dân châu Á mà ngay cả phương Tây họ cũng có niềm tin tương tự, đó là lý do họ rất quan tâm tới dòng dõi, gia tộc của một người, vì thế ta đã nghe qua không ít câu chuyện nhiều người muốn bước vào giới thượng lưu đã phải tự nói dối về nguồn gốc của mình.
Thảm kịch về ví dụ cụ thể cho việc "đời cha ăn mặn đời con khá nước" đó là gia đình Đại văn hào người Mỹ, Ernest Hemingway. Từ đời cha ông xa xưa tới các con cháu của họ đều mắc căn bệnh trầm cảm (depression), bệnh nghiện ngập rượu chè (alcoholic), bệnh tự vẫn (suicidal).
Bố Ernest Hemingway tự tử năm 1928, sao đó chính ông ta đã tự tử năm 1961, và 5 tháng sau đến em gái ông cũng vậy, 16 năm sau em trai ông cũng tự tử, rồi năm 1996 cháu gái ông cũng theo gót chân của những người đi trước.
Nhưng theo Nhân Quả thì việc ai làm người nấy chịu, sao lại ảnh hưởng được cả tới đời con cháu?
Chúng ta có biệt nghiệp và cả cộng nghiệp, nghiệp chung để chúng ta sinh ra trong một nhà, một đất nước, một châu lục và chịu sự ảnh hưởng tương đồng là cộng nghiệp.
Thực ra, việc đời cha ăn mặn đời con khát nước hay
phúc đức tại mẫu không hề đi ngược với quy luật Nhân Quả, những nghiệp lực giúp hình thành nên con người hiện tại của chúng ta là do nghiệp chiêu cảm. Ta sinh ra trong nhà nào, làm con của ai là do cộng nghiệp mà ra, điều này có nghĩa là chúng ta có cùng hoàn cảnh sống với ai là do nghiệp của chúng ta tương đồng mà thôi.
Như vậy, sự hình thành của cộng nghiệp là do nghiệp chiêu cảm, đưa đẩy con người trở nên là người thân, bạn bè, kết bạn với nhau. Còn biệt nghiệp khiến chúng ta có dáng mạo, tánh tình, năng khiếu và trí tuệ khác nhau.
Như Đức Đạt Lai Lạt ma đã giải thích về cộng nghiệp trong một lần được phỏng vấn: “Cộng nghiệp của thế giới này không chỉ là nghiệp của loài người, mà là của vạn loại chúng sinh, chẳng hạn như côn trùng và mọi sinh vật khác trên thế giới.
Nếu có bốn người đặt tay lên cái bàn này, thì cái bàn trở thành một vật được dùng chung bởi bốn người. Như vậy, hành vi này khiến họ tạo ra một nghiệp chung, và trong tương lai họ sẽ cùng nhận lấy kết quả của việc ấy. Còn với những sự việc mà người ta sử dụng một cách riêng rẽ, chúng được dựa trên - cũng như tạo ra - biệt nghiệp của từng cá nhân.”
Vì thế, cộng nghiệp thường là kết quả nghiệp từ quá khứ nên ta được sinh ra trong nhà này, sống trong môi trường này, gặp những khó khăn tương tự cùng người khác... thì bản chất cũng là do biệt nghiệp mà chúng ta tạo ra có tính tương đồng với người xung quanh mình mà thôi.
2. Cách chấm dứt đời cha ăn mặn đời con khát nước
Thừa hưởng cái hay của thế hệ đi trước, đồng thời cũng phải gánh chịu những hậu quả xấu của thế hệ đó để lại là một điều tự nhiên. Chúng ta không thể trốn tránh mà thay vào đó là thái độ thấu hiểu: Rằng ta đang trả nghiệp trong quá khứ của mình.
Tưởng rằng việc đời cha ăn mặn, đời con khát nước là chúng ta cứ phải chịu những tác động do nghiệp tạo ra nhưng bên cạnh đó, chính ta có quyền thay đổi tương lai của mình ngay sau đó chứ không hoàn toàn là cứ chịu đựng mãi. Xem thêm: Góc nhìn Phật giáo lý giải vì sao “
Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”
Hầu hết, đối với những nghiệp lực dù xấu tới đâu nhưng khi ta hướng tới điều thiện thì tất cả các nghiệp đều được chuyển hóa cho dù nghiệp lực đó có phát xuất từ góc độ nào hay đã xảy ra bao lâu đi chăng nữa.
Khi hiểu ra rằng ta đang chịu nghiệp thì ta phải tìm cách giải nghiệp phù hợp chứ không phải đi xin thần linh hay tổ chức làm lễ là xong, chính chúng ta phải thay đổi bằng việc làm điều thiện, hướng tâm vào những điều tốt lành, việc này sẽ giúp cho không chỉ ta mà cả thế hệ sau tránh được hậu quả của tổ tông truyền lại.
Ví dụ như có gia đình mẹ bị ung thư và các cô con gái cũng bị bệnh, thế nhưng trong số đó có một cô con gái không chấp nhận hoàn cảnh này như người khác và cô quyết tâm ăn kiêng chữa bệnh, thể dục thường xuyên, và thiền tập hằng ngày. Nhờ đó cô khỏi bệnh, không những thế hai đứa con gái của cô, cũng không có triệu chứng bị ung thư ngực nữa.
Có thể thấy, việc cộng nghiệp đôi khi đưa đẩy mình đến cái kết quả tiêu cực như người thân của mình đã làm trước đây nhưng ta vẫn có quyền lựa chọn là tiếp tục hoặc thay đổi. Nếu muốn thay đổi hãy chấp nhận rằng việc này không dễ và thậm chí phải chịu đau đớn, nhưng nếu quyết tâm tới cùng thì nhất định bạn có thể chấm dứt được tình trạng đời cha ăn mặn đời con khát nước.
Vì thế, muốn chấm dứt đời cha ăn mặn đời con khát nước chỉ có cách chính mình phải tu tập chuyển hóa bản thân để cộng nghiệp gia đình sẽ chấm dứt trong đời mình và không còn tiếp tục cho đến đời sau.