- Thực hư phương pháp dùng bùa thuật trị bệnh trong dân gian
- Ngắm 4 thánh địa Phật giáo huyền bí và linh thiêng nhất thế giới
- 3 nguyên tắc dưỡng sinh tâm hồn của Phật giáo
(Lichngaytot.com) Khoan dung người khác là khoan dung chính mình. Đó cũng là thứ vũ khí tối thượng mà tất cả chúng ta đều có ở trong lòng. Câu chuyện Phật giáo dưới đây sẽ khiến bạn thấm thía hơn về điều này.
► Xem thêm: Những câu nói hay về triết lý nhân sinh cuộc đời đáng suy ngẫm |
Một ngày, vị thiền sư mở cửa ra ngoài, bỗng có chàng trai hung hãn xông tới, hai người va vào nhau. Chàng trai chẳng nói chẳng rằng còn đánh thiền sư và giẫm nát kính của ông. Thiền sư chỉ nhẹ nhàng đứng lên, cười không nói gì.
Chàng trai kinh ngạc hỏi: “Vị thiền sư, vì sao người không tức giận?”
Vị thiền sư thong thả nói: “Vì sao phải tức giận? Tức giận vừa không thể sửa lại kính của ta, cũng chẳng thể làm ta bớt đau, giải trừ vết thương. Giận dữ chỉ càng khiến sự tình tồi tệ hơn, ta cãi người, ngươi mắng ta, thêm nhiều nghiệp chướng, không những không hóa giải được sự tình mà còn làm mọi việc thêm trầm trọng.
Nếu ta sớm một phút hay muộn một phút mở cửa thì đã không có va chạm, có lẽ va chạm này cũng là để hóa giải một ác duyên nên ta còn phải cảm tạ ngươi đã giúp ta tiêu trừ nghiệp chướng”.
Chàng trai trẻ ngộ ra, cúi đầu tạ lỗi và rời đi.
Nhân sinh rối ren, hi vọng rằng câu chuyện Phật giáo nho nhỏ ở trên sẽ giúp bạn ngộ ra chân lý giống như chàng trai. Khoan dung không dễ nhưng cũng dễ. Người với người đối xử với nhau hãy dùng chữ tình, đừng đề cao bản thân, đừng nóng vội và bồng bột. Oán thù dễ kết khó cởi, khoan dung khó làm nhưng lại kết thiện duyên.