Câu chuyện bà cụ tìm kim
Chuyện kể lại rằng, vào một buổi chiều muộn, người ta trông thấy một bà cụ gầy yếu, dáng vẻ mệt mỏi khi đang khom lưng như đang tìm kiếm thứ gì đó mà bà đánh mất ngay phía trước túp lều ở trong một con hẻm nhỏ.
- Bà đánh rơi vật gì à?
Bà trả lời:
- Tôi đánh mất cây kim.
- Chúng tôi sẽ giúp bà.
Tất cả những người ở đó bắt đầu tìm kim với bà. Sau một hồi không thấy cây kim đâu, mọi người dần mất kiên nhẫn rồi hỏi bà cụ:
- Đường thì dài còn kim thì rất nhỏ, chính xác là bà đánh rơi kim ở chỗ nào? Nếu biết nó rơi ở đâu, chúng tôi sẽ tìm rất nhanh.
- Bên trong nhà tôi.
- Bà bị lẫn à! Nếu bà đánh rơi kim trong nhà, tại sao bà lại đi tìm ngoài này?
Bà cụ thong thả đáp:
Ta miệt mài tìm kiếm gì giữa cuộc đời này?
Mọi người đều tìm kiếm sự an vui và hòa hợp bởi vì đây là điều chúng ta thiếu trong cuộc sống. Nhưng trong quá trình đó, chúng ta cảm thấy bất an, bực bội, không yên.
Khi bị những nỗi khổ này hành hạ, có người thiếu khôn ngoan khi thường trút sang người khác. Sự buồn phiền nhiễm vào bầu không khí xung quanh những người đang bị đau khổ, "lây lan" sang cả những người xung quanh mình.
Không cần đợi giàu có hay tìm được người thương mới hạnh phúc vì nó ở ngay trong chính bạn chứ không phải ở những thứ bạn đang tìm kiếm. Không thể tìm thấy hạnh phúc bằng cách này.
Hầu hết ai trong chúng ta cũng tìm kiếm mọi thứ ở bên ngoài rất nhiều nhưng không nhận ra rằng, không cần phải mong cầu điều gì cả, hạnh phúc luôn tồn tại bên trong chúng ta. Đó có thể đơn giản là niềm vui khi chồng cùng bạn chuẩn bị bữa tối, giúp bạn chút việc nhà, động viên, quan tâm tới bạn... chứ không phải đợi đến lúc chồng mua được ô tô hay căn nhà mới. Nếu thế khi người ta không thể sắm nhà, sắm xe thì bạn khổ đau suốt đời?
Nên mọi con đường đều hướng về việc “hãy tự biết mình” không chỉ qua lý thuyết, cảm xúc, đức tin... Chỉ chừng đó thôi chưa đủ, ta phải hiểu được thực tại bằng cách kết hợp lý thuyết và thực hành, dám dấn thân để tự đúc rút kinh nghiệm, chiêm nghiệm lại. Chúng ta phải chứng nghiệm trực tiếp về thực tại của hiện tượng thân và tâm này. Chỉ riêng điều này sẽ giúp chúng ta thoát khỏi đau khổ.
Vậy thì, hãy thắp sáng bên trong, hãy xây dựng một thế giới nội tâm vững chắc, để bất cứ khi nào ta cũng có thể quay về nương tựa, để bình an, hạnh phúc dù bên ngoài có phong ba bão táp.
Can đảm nhận ra lỗi của mình
Câu chuyện bà cụ tìm kim có thể khiến bạn bật cười nhưng nếu dám nhìn nhận lại, ta không khác bà già ấy là bao, việc gì cũng đổ lỗi cho những thứ bên ngoài, không phải là ta. Điều đó rất bản năng vì việc đổ lỗi, trách móc người khác mang cho ta cảm giác thoải mái, dễ dàng hơn như thể ta trút được gánh nặng vậy.
Đức Phật từng nói rằng ta mới chính là người tạo ra thế giới này của mình, đó là sự vận động của quy luật Nhân Quả. Ta gieo hạt na sẽ ra cây na chứ không thể là cây táo được. Vì thế, nếu ta gây ra lỗi lầm không chỉ là xui xẻo hay do lời nguyền ác ý nào đó mà chính ta là người tạo khổ cho mình. Chính ta là người gây bất hạnh cho mình. Chính ta mới có thể giải thoát cho mình.
Từ nay, chúng ta phải tập gánh trách nhiệm cho cuộc đời mình và thừa nhận khuyết điểm của bản thân chứ không oán trách hay phiền hà người khác. Hãy nhớ câu nói của người xưa: “Kẻ vô học luôn đổ lỗi cho người; kẻ có chút học thức tự trách mình, còn người trí không đổ lỗi cho gì cả”.
Nhưng phần đông chẳng mảy may cố gắng để nhận thức rằng chính họ mới phải chịu trách nhiệm cho rất nhiều bất hạnh xảy ra cho mình. Họ nhìn ra ngoài để tìm kiếm nguồn gốc vấn đề vì họ miễn cưỡng, không muốn thừa nhận những thiếu sót của bản thân. Thế nên những người trẻ không kiếm được tiền thì trách cứ rằng bố mẹ mình không giàu có, công việc không suôn sẻ thì đổ tại đồng nghiệp...