Căn cô Tám đồi chè là gì? Đến đền cô nên cầu điều gì ắt sẽ được như ý?

Thứ Tư, 29/05/2024 17:06 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Trong Tứ Phủ Thánh Cô, hẳn là đã nhiều lần bạn được nghe về cô Tám. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ căn cô Tám đồi chè là gì, cô được thờ phụng ở đâu và người ta đến đền cô để cầu gì?
Mục lục (Ẩn/Hiện)


1. Căn cô Tám đồi chè là gì?


 

Trước khi muốn biết căn cô Tám đồi chè là gì thì cần biết rằng "căn" nghĩa là người hữu duyên với Thánh vì từng trong một kiếp nào đó quá khó khăn, thậm chí là tới đường cùng nhưng được Thánh thương tình cứu giúp nên tái sinh trong kiếp này phải đáp trả theo quy luật Nhân - Quả.

Còn cô Tám là vị thánh cô có quyền cao phép lớn nổi tiếng với phép chữa mọi bệnh trần gian. Người ta thường cầu cô để được cô ban cho sức khỏe và an khang thái bình cho bách gia trăm họ.

Có một số ý kiến thống nhất rằng: Cô Tám đồi chè là một cô tiên đã giáng sinh dưới thời Lê Thái Tổ dấy binh khởi nghĩa, cùng thời với cô Bơ Thác Hàn. Cô là người thiếu nữ trồng hái búp chè tại vùng Phong Mục, Hà Trung, Thanh Hoá. Cô cũng có công giúp vua trong công cuộc đánh đuổi giặc ngoại xâm nên khi thác hoá về trời, cô được phong công lập đền thờ, trấn giữ một bên bến sông Đò Lèn, Phong Mục.

Căn cô Tám đồi chè là người có duyên với cô Tám, từng được cô cứu giúp nên kiếp này tái sinh để đáp trả công ơn ấy. Theo Nhân Quả có nợ thì có trả nên việc hỗ trợ cô Tám giúp đời, giúp người là việc không thể chối bỏ, nên thuận duyên mà làm.
 

1.1 Cô Tám đồi chè là ai trong Tứ phủ?


Trong hàng Tứ phủ Thánh Cô, cô Tám đồi chè là vị thánh cô thứ 8 xếp sau cô Bảy Tân La và cô Chín Sòng Sơn. Cô Tám là vị thánh cô có quyền cao phép lớn nổi tiếng với phép chữa mọi bệnh trần gian. 
 
Trên Ba Bông dưới lại Thác Hàn
Ai lên Phong Mục lại sang Đồi Chè
Đền thờ trướng rủ màn che
Có Tiên Cô Tám hái chè trên non
 

1.2 Cô Tám đồi chè khi ngự đồng trông như thế nào? 

 
Trong hàng Tứ Phủ Thánh Cô, cô Tám đồi chè hiếm khi về ngự đồng, chỉ có người nào sát căn, sát vía cô Tám hoặc khi hầu đón tiệc tháng 6 tại các đền ở vùng Thanh Hóa thì khi thỉnh cô mới về.

Cô Tám đồi chè khi ngự đồng thường mặc áo xanh lá quần đen (có nơi là áo tím hoa cà), đầu quấn khăn chít hoa. Cô thực hiện lễ khai quang sau đó múa mồi. Sau đó cô thường là múa tay tiên các điệu như người đi hái chè trên non. 
 

2. Sự tích về cô Tám đồi chè

 
Không có nhiều tài liệu lưu lại nói về thân thế của cô Tám đồi chè. Những gì nói về cô là do tương truyền, tuy nhiên phần đa đều thống nhất cho rằng, cô giáng sinh dưới thời vua Lê Thái Tổ dấy binh khởi nghĩa, cùng thời với cô Bơ Thác Hàn.

Cô Tám là một nàng tiên ở cõi Trời, không thể cam lòng khi thấy người dân sống lầm than nên cô đã thỉnh cầu Ngọc Hoàng cho mình được giáng trần cứu người.

Cô sinh ra ở vùng Phong Mục, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá, sinh thời cô là người con gái đảm đang nết na tần tảo, hái búp chè xanh trên đồi, thường dùng làm thuốc chữa bệnh nên được nhân dân xa gần hết mực thương yêu gọi tôn hiệu là cô Tám đồi chè.

Loại chè mà cô trồng thần kỳ thay có tác dụng đặc biệt, không chỉ giúp ổn định tinh khí thần mà còn có thể tiêu trừ bách bệnh, giúp thân thể khỏe mạnh an khang. Sinh thời, cô dùng loại chè này cứu giúp cho rất nhiều người nghèo khó bị bệnh nặng trong vùng nên ai cũng yêu quý và cảm phục cô.
 
Khi giặc ngoại xâm tới, cô cũng tham gia cuộc khởi nghĩa này và góp công lớn giúp vua đánh giặc. Khi về lại tiên giới, cô được phong công lập đền thờ. Đồng thời được giao nhiệm vụ trấn giữ một bên sông Đò Lèn, Phong Mục.

Mỗi khi thanh nhàn, cô thường an nhiên dạo chơi khắp vùng Hà Trung, Thanh Hoá, cũng có khi cô hiện hình trên dòng sông Mã cùng con thuyền độc mộc, bẻ lái ngắm cảnh dọc bờ sông Mã.

Đã từng có nhiều người kể lại rằng bản thân đã gặp cô Tám hiển linh. Họ kể lại rằng nhìn thấy cô an nhàn dạo chơi sông nước xứ Thanh. Cô cưỡi thuyền độc mộc xuôi dòng theo sông Mã và cũng có đôi lần ra tay cứu giúp những con người bất hạnh dọc 2 bên bờ sông.
 

3. Làm thế nào để biết mình có căn cô Tám đồi chè?

 
Người có căn đồng thường rất thích tham gia các buổi hầu đồng. Ở đó họ cảm thấy tinh thần nhẹ nhàng, bình yên, vui vẻ, phấn chấn, đồng cảm. Có những người có khả năng hấp thụ tâm linh lớn, họ có thể có những hành động mất kiểm soát, không tự điều khiển được.
 
Người có căn đồng thường nằm mơ thấy các vị thần, cảm giác có thần linh bên cạnh, ủng hộ và chở che.

Một số người bị “hành” khiến đảo lộn cuộc sống đời thường, bố mẹ lo lắng, gia đình lục đục bất hòa. Lúc nào cũng thấy bất an và lo sợ.
 
Có những người bị hành bệnh, nhưng khi đến viện thì lại khỏe mạnh bình thường, không có bất cứ bệnh gì.
 
Có những người thì bị hành trong tâm trí, suy nghĩ, lúc nào cũng bồn chồn, thúc đẩy họ đến những cửa Mẫu để cầu xin.
 
Thường thì những người có căn đồng sẽ có những cảm nhận tâm linh nhất định hoặc bị “hành” một thời gian trước khi nhận ra vai trò và số phận của mình ở kiếp sống này.
 
Họ phải trải qua những thử thách và kiếp nạn mới có thể bước đến con đường chính đạo, làm việc cho các vị Thánh, nuôi dưỡng tín ngưỡng thờ Mẫu tốt đẹp.

4. Đền thờ cô Tám đồi chè ở đâu?


Đền chính thờ cô Tám đồi chè được thờ riêng tại thuộc đất Phong Mục, huyện Hà Trung.

Đền thờ cô có 4 cung thờ chính: Với cung ngoài cùng thờ Tam Tòa Thánh Mẫu, cung bên trong thờ Ngũ Vị Tôn Quan, cung tiếp theo thờ bà Chúa Sơn Trang. Và trong cùng là cung chính thờ cô Tám với tượng cô được đặt uy nghiêm trong khám thờ gỗ sơn son thiếc vàng với màn phủ che bên ngoài.

Để đi lễ đền cô Tám đồi chè, có thể kết hợp đi lễ đền Mẫu Thoải đền Hàn và đền cô Bơ do cả ba ngôi đền thiêng này đều nằm trong cùng một khu vực thuộc ngã 3 đê Tả sông Lèn.

Ngoài ra tại xã Hà Thượng, Đại Từ, Thái Nguyên cũng có một đền thờ vọng cô Tám. Đền ở đây lụp sụp, nhưng nay do nhiều người hảo tâm công đức nên hiện nay khá khang trang, sạch đẹp. Ngoài ra, cô Tám cũng còn được phối thờ ở một số đền, nhưng không nhiều.

5. Cầu gì và chuẩn bị gì khi đi đền cô Tám đồi chè?


5.1 Lễ hội đền cô Tám đồi chè


Cô ít khi hiển linh và cũng ít có giá hầu đồng nào mời mà cô về. Vì thế mà dâng lễ cô bắt buộc phải thực hiện vào đúng thời điểm mới đem lại kết quả tốt, những lời cầu khấn của bản thân mới được cô phù hộ độ trì cho trở thành sự thực.
 
Theo đó, ngày nên dâng lễ lên cô là ngày đón tiệc cô, tức là ngày 26/6 Âm lịch. Vào ngày này, cô sẽ hiển linh và nhập vào giá hầu đồng.

Cô Tám đồi chè là một trong những vị Thánh Cô có quyền năng lớn nhất trong tứ phủ Thánh Cô. Cô mang trong mình nhiều phép thần thông quảng đại, không gì không hiểu, không gì không hay biết.
 

5.2 Đến đền cô Tám đồi chè xin gì?


Những ai gặp phải cảnh khó khăn hoạn nạn khốn cùng lại tìm đến đền cô để cầu mong được cô cứu giúp. Nhiều người sau khi cầu khấn cô dần thoát khỏi cảnh khốn khó, cơ hàn, và phất lên nhanh chóng. Vì thế mà từ đó, người ta bắt đầu lưu truyền trong dân gian những sự tích thần thánh về cô.
  • Cầu tài lộc: người ta đều cho rằng, chỉ cần thành tâm cầu khấn và làm ăn lương thiện sẽ được cô Tám đồi chè ban cho nhiều tài lộc. Những người đến lễ cô đều cầu mong được buôn may bán đắt, để có được giàu sang phú quý.
  • Thi cử đỗ đạt: Cũng có người đến đền cầu mong học hành đỗ đạt, đường công danh sự nghiệp được rộng mở, hanh thông hơn.
  • Cầu bình an, yên ổn: nhiều người đến đền cô để cầu mong sự bình yên và hạnh phúc cho gia đình. Họ chia sẻ rằng, lời cầu khấn của bản thân hầu hết đều ứng nghiệm.
  • Cầu sức khỏe: Ngoài ra có thể đến cô khi gặp bệnh khó chữa. Sinh thời, cô Tám thường xuyên cứu giúp những người ốm đau bệnh tật thông qua loại chè đặc biệt mà cô tự tay trồng. Khi cô về trời vẫn thường xuyên hiển linh giúp dân chữa bệnh bốc thuốc. Vì thế mà những người đến đền cô đa phần đều cầu mong có sức khỏe tốt, không ốm đau bệnh tật. Một số người mắc bệnh nan y cũng đến đây để cầu mong cô cứu giúp cho bản thân được khỏi bệnh, sống lâu. 

5.3 Cách sắm lễ cô Tám đồi chè


Lễ để dâng lên cho cô không cần phải mâm cao cỗ đầy, tiền bạc rủng rỉnh mà cần cái chính là sự thành tâm và trang trọng. Tuy nhiên, lễ vật để dâng lên cô phải có đầy đủ những thứ sau:
  • Hoa tươi và mâm ngũ quả tươi.
  • Mâm cỗ mặn, có thể là xôi thịt, xôi gà cùng với rượu trắng.
  • Mâm trầu cau, tốt nhất nên là trầu têm cánh phượng để tạo cảm giác lịch sự. Tiền vàng và mũ áo để hóa sau khi dâng lên cô.
  • Sớ trình ghi tên tuổi của người cầu khấn.
  • Oản sử dụng trong mâm lễ dâng lên cô nên là oản màu xanh.

6. Văn khấn cô Tám đồi chè


Bên cạnh đó, du khách cũng không nên quên tham khảo và chuẩn bị sẵn một bài khấn cô Tám đồi chè để khấn khi dâng lễ vật. 

Con Nam Mô A Di Đà Phật 
Con Nam Mô A Di Đà Phật 
Con Nam Mô A Di Đà Phật
 
Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương… 
Con lạy Đức Vua Cha Ngọc Hoàng Thượng Đế… 
Con lạy Tam Phủ Công Đồng, Tứ Phủ Vạn Linh… 
Con lạy Tam Vị Thánh Mẫu… 
Con lạy Hội đồng Trần Triều Hiển Thánh… 
Con lạy Hội đồng Chúa Bói, Chúa Chữa, Chúa Mán, Chúa Mường… 
Con lạy Ngũ Vị Tôn Quan… 
Con lạy Tứ Phủ Chầu Bà… 
Con lạy Tứ Phủ Đức Thánh Hoàng… 
Con lạy Tứ Phủ Đức Thánh Cô…
 
A Di Đà Phật – Con lạy Cô bé bản đền cô Tám đồi chè…

 
Ngày hôm nay con mang miệng về tâu mang đầu về bái yết trước cửa nhà ngài, trước cửa Mẫu cửa Cô. Con lòng thành dâng lên hoa trà quả thực (đọc như thế nếu là đồ chay hoặc trên chay dưới mặn nếu có cả đồ mặn), kính cẩn dâng lên bề trên, kính mong bề trên soi xét cho con.
 
Đầu con còn xanh tuổi con còn trẻ, văn con không hay chữ con không giỏi, con chỉ có tấm lòng thành mà nhất tâm cửa Phật thật tâm cửa Thánh, về đây dập đầu trước cửa cô. Nếu con có làm gì sai phạm mong Mẫu mong Cô giơ cao đánh khẽ cho con, khai sáng tâm trí cho con để con biết đường mà lội biết lối mà đi. Con mong cô giáng li giáng lai giáng báo cho đệ tử họ…. con là ……(đầy đủ họ tên) biết được thế nào là quyền cô phép cô.
 
Cho con được biết con phải đi đến đâu, phải làm thế nào để hiểu được con đường tu tập 
Cho con gặp được đồng anh lính chị, đồng thầy đạo quan dẫn dắt con trên con đường đạo lối 
Để con có thể an tâm an tính con tu tỉnh làm ăn; cho con có ngân có xuyến có sức khoẻ dồi dào 
Để con kiếm được đồng tiền bát gạo; để con có thể báo đáp công ơn phụng dưỡng mẹ cha và tỏ tường phụng sự tiên thánh. 

Tâm con cô hay, lòng con cô tỏ…
 
Kính xin cô cùng Chư Phật, Chư Tiên, Chư Thánh anh linh chứng giám…
 
Con Nam Mô A Di Đà Phật 
Con Nam Mô A Di Đà Phật 
Con Nam Mô A Di Đà Phật
 

7. Bản văn cô Tám đồi chè


Trên Ba Bông dưới lại Thác Hàn
Ai lên Phong Mục lại sang Đồi Chè
Đền thờ trướng rủ màn che
Có Tiên Cô Tám hái chè trên non
Lắng nghe chim hót véo von
Có Tiên Cô Tám hái chè non trên ngàn
Lá chè làm thuốc làm thang
Búp chè trị bệnh trần gian cô cứu người
Khô cằn cô lại cho tươi
Tay cô vun xới cho đời nở hoa
Đầu non thỏ lặn ác tà
Lẵng hoa cô quảy đường xa đi về
Gập ghềnh trăm suối ngàn khe
Thác Hàn, Phong Mục lối về Đền Cô
Đồi Chè, cây thị nhấp nhô
Lối sang Cẩm Thủy lối vô Đò lèn
Minh Tân phố Đò Lèn tên đặt
Phủ Hà Trung thuộc đất Thanh hoa
Có Cô Tám Thượng hay là
Nơi gần kính trọng nơi xa lai hàng
Chốn đền Hàn cô vào khâm mệnh
Mẫu ban quyền cô được quản cai
Vào ra áo thắm thơ bài
Tay đeo vòng bạc chân hài thêu hoa
Giọng mường giọng mán reo ca
Líu lô giọng thổ ngân nga giọng mèo
Rừng già nước chảy suối reo
Cây xanh rẽ lối đường đèo quanh co
Bốn mùa ngọan cảnh ngao du
Khi chơi Thiên Bản, Đông Phù, Giáp Ba
Có phen Cô nhớ quê nhà
Đò lèn Phong Mục thượng tòa quỳ tâu
Ngự thuyền rồng dạo chơi thủy đạo
Đua tiếng hò tiêng sáo xênh xang
Khi vui bắt bướm gảy đàn
Mặt trời đương lặn nắng vàng nhạt phai
Bên mình túi vóc dao quai
Lược cài trâm giắt tóc mai dịu dàng
Thỉnh cô chứng giáng đàn tràng
Khuông phù đệ tử an khang thọ trường.
 
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: