(Lichngaytot.com) Cùng tìm hiểu căn cô Đôi Thượng Ngàn là gì và hiểu thêm ý nghĩa đẹp đẽ của Đạo Mẫu trong văn hóa Việt Nam.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
1. Căn cô Đôi Thượng Ngàn là gì?
Cô Đôi Thượng Ngàn hay còn gọi là cô Đôi là một nàng tiên vô cùng thông minh, xinh đẹp, từng hạ thế để giúp đời, giúp người. Căn cô Đôi Thượng Ngàn là người có duyên cơ sâu dày từng được cô cứu giúp trong một kiếp nào đó, thế nên theo Nhân - Quả họ đã từng "nợ" cô nên sinh ra trong kiếp này có nhiệm vụ phải trả nợ. Thế nên họ không thể trốn tránh nhiệm vụ giúp người, giúp đời mà cô giao cho. Với những người mang căn cô Đôi, thường họ sẽ có khả năng xem bói, chữa bệnh và bắt đồng.
Nghĩa vụ của phận tôi con nhà thánh là phải phụng sự nhà ngài cả đời. Một năm bắc ghế hầu đồng hai lần, tuần tiếc tiệc gì cũng phải lễ cha, lễ mẹ. Có nợ, có trả, trì hoãn cũng không ích gì. Họ phải hoàn thành trách nhiệm của mình trước khi mưu cầu hạnh phúc riêng của mình.
1.1 Cô Đôi Thượng Ngàn là ai trong Tứ phủ?
Cô Đôi Thượng Ngàn là một trong 12 Thánh cô nổi tiếng trong đạo mẫu Tứ Phủ Thánh Cô của Việt Nam. Gọi là cô Đôi Thượng Ngàn vì do cô đứng hàng thứ hai trong 12 nàng tiên của Đạo Mẫu, sau cô Đệ Nhất Thượng Thiên và ngay trước cô Bơ Thoải. Bạn có thể tìm hiểu thêm căn cô Bơ là gì.
Trong Đạo Mẫu, cô là người có công cứu giúp muôn dân, chỉ dạy người dân tộc tiếng nói để giao lưu với nhau.
Trước khi giáng trần, cô Đôi Thượng Ngàn vốn là con gái của Trời Đế Thích, tự là Sơn Tinh công chúa. Ở tầng Trời này, cô là người hầu cận cho Vương Mẫu tại ngọc điện.
1.2 Cô Đôi Thượng Ngàn khi ngự đồng trông như thế nào?
Trang phục khi thực hiện giá hầu cô Đôi Thượng Ngàn mặc áo xanh lá hoặc quây thắt đai và áo xanh (ngắn đến hông), cổ đeo kiềng bạc, tay đeo hoãn bạc.
Trên đầu cô dùng khăn (khăn voan hoặc khăn vấn) kết thành hình đóa hoa theo lối thượng ngàn sơn trang, cũng có một số nơi dâng cô áo xanh, đội khăn đóng (khăn vành dây) và thắt lét xanh, hai bên có cài hai đóa hoa.
Cô về đồng thường khai cuông rồi múa mồi, múa tay tiên hái tài hái lộc cho đồng tử.
2. Sự tích về cô Đôi Thượng Ngàn
Theo truyền thuyết, cô Đôi Thượng Ngàn là một tiên nữ, theo hầu Mẫu Thượng Ngàn (Bà Chúa Sơn Trang) học đạo phép để giúp dân, được Mẫu Bà truyền cho vạn phép, giao cho cô dạy người rừng biết thống nhất về ngôn ngữ.
Chuyện kể lại rằng, ở phủ Nho Quan thuở ấy, có một vị quan lang người Mường họ Hà nổi danh với lòng nhân từ vậy mà đã qua tuổi ngũ tuần vẫn không có lấy một mụn con. Họ lập đàn cầu nguyện và những lời này đã lay động Ngọc Hoàng, nên Ngài cho phép con gái mình - Sơn Tinh công chúa xuống đầu thai làm con của họ.
Vợ quan lang Hà có thai, rồi hạ sinh được một cô con gái, khi cô bé chào đời, chim kéo đến trước nhà hót như là để chào mừng đấng tiên nữ giáng sinh phàm trần.
Khi con gái được 4 tuổi, gia đình họ chuyển tới nơi ông quan lang nhậm chức ở Mường Thàng. Sau đó 8 năm, cô trở thành thiếu nữ xinh đẹp da trắng, tóc mượt, mặt tròn, dáng người thon thả.
Nơi cô sống là Mường Thàng - một vùng cao, thiếu thốn nước sinh hoạt. Dưới chân núi Đầu Rồng có một con suối thần, nước cứ chảy miết, trong mát quanh năm. Dân làng thường ra suối gánh nước về dùng, cô con gái cũng thường ra gánh nước phụ giúp cha mẹ.
Nơi cô sống là Mường Thàng - một vùng cao, thiếu thốn nước sinh hoạt. Dưới chân núi Đầu Rồng có một con suối thần, nước cứ chảy miết, trong mát quanh năm. Dân làng thường ra suối gánh nước về dùng, cô con gái cũng thường ra gánh nước phụ giúp cha mẹ.
Có lần đi gánh nước, gặp một bà lão bệnh tật, bẩn thỉu, đói khát nằm lả kêu rên nhưng không ai cứu giúp ngay ở gốc cây đa dưới chân núi Rồng.
Động lòng thương xót, cô đã quỳ xuống, đỡ bà cụ ngồi dậy, cho bà uống nước. Bỗng từ đâu, mây đen kéo đến, trời đất tối xầm, gió bụi ầm ầm không thôi. Bà cụ đói rách, ốm yếu bỗng hiện thành Tiên Chúa Thượng Ngàn, tự xưng là Cao Sơn Thánh Nàng (tức Chúa Bà Thượng Ngàn Diệu Tín Thiền Sư Chúa Mường ), chuyên cai quản các vùng rừng núi.
Bà còn khen ngợi cô hiền lành, đức độ lại có lòng thương với chúng sinh. Bà không quên tiết lộ kiếp trước cô chính là tiên nữ, nghe lệnh Ngọc Hoàng mà hạ phàm báo ân cha mẹ. Thế nên bà sẽ độ cho cô thành tiên trở về hầu cận bên cạnh mình để học phép mà cứu giúp nhân gian.
Sau đó Đức Mẫu rút một cây gậy khắc đầu rồng bên mình, trao cho cô. Sau đó, cô hóa về trời, để lại cây gậy phép. Cây gậy phép được lưu giữ tại đền thờ cô Đôi Thượng Ngàn, nơi người dân đến cầu nguyện và tưởng nhớ vị tiên nữ nhân hậu.
Bà còn khen ngợi cô hiền lành, đức độ lại có lòng thương với chúng sinh. Bà không quên tiết lộ kiếp trước cô chính là tiên nữ, nghe lệnh Ngọc Hoàng mà hạ phàm báo ân cha mẹ. Thế nên bà sẽ độ cho cô thành tiên trở về hầu cận bên cạnh mình để học phép mà cứu giúp nhân gian.
Sau đó Đức Mẫu rút một cây gậy khắc đầu rồng bên mình, trao cho cô. Sau đó, cô hóa về trời, để lại cây gậy phép. Cây gậy phép được lưu giữ tại đền thờ cô Đôi Thượng Ngàn, nơi người dân đến cầu nguyện và tưởng nhớ vị tiên nữ nhân hậu.
Sau khi cô hóa về và chăm chỉ học phép với Thánh Mẫu Thượng Ngàn để cứu dân. Cô thường dong ruổi khắp các miền sơn cước, đôi khi hiển linh dạy cho đồng bào dân tộc tiếng nói để họ giao tiếp với nhau. Đôi khi cô lại ngự về chốn sơn lâm đất Ninh Bình quê nhà cùng các nàng tiên khác ca hát, ngâm thơ, thưởng cảnh tháng ngày trên dốc Sườn Bò.
Có khi cô lại trong hình dáng của thiếu nữ xinh đẹp cùng bàn luận văn thờ với các bậc anh tài, danh sĩ. Nhờ tài năng văn ca thơ phú cùng vốn hiểu biết hơn người cô được bao người ngưỡng mộ và mến phục.
3. Làm thế nào để biết mình có căn cô Đôi Thượng Ngàn?
Tìm hiểu về căn cô Đôi Thượng Ngàn là gì chúng ta cũng đã biết được rằng những người ăn lộc của cô cũng mang dáng dấp của cô. Họ thường có khả năng thơ ca văn phú hiểu biết hơn người, là người có khả năng cảm nhận quan sát phần âm, có khả năng xem bói, chữa bệnh và bắt đồng.
Những người mang căn cô thường có ngoại hình xinh đẹp mặt hoa da phấn, má hồng hây hây, lưng ong thon thả ưa thích các màu xanh của núi rừng. Cùng với đó là tấm lòng bao dung, thường ban phát phước lành cho những người có tâm, tính cách thông minh nhanh nhẹn, cốt cách thanh cao của bậc nhà tiên thánh.
Người có căn cô Đôi Thượng Ngàn cũng có dấu hiệu khá tương đồng với người có căn cô Bơ, cô Chín, căn Hoàng mười, Hoàng bảy hay các vị thánh khác trong tứ phủ đền mẫu đều có dấu hiệu để báo hiệu như sau: ốm đau quặt quẹo, khám chữa mọi nơi không ra bệnh, vái bệnh tứ phương không khỏi, làm ăn thất bát, kinh tế trì trệ, nói chung đây là bệnh âm.
Dân gian gọi đây là cơ đày, phải ra hầu đồng thì sức khỏe mới cải thiện, công việc mới thăng tiến, đỗ đạt. Những người có căn nặng thì phải lập đàn mở phủ thờ nhà ngài, thực hiện nghĩa vụ của phận tôi con của nhà thánh phải phụng sự nhà thánh cả đời đến khi trả hết duyên nợ. Mỗi năm đến dịp tháng 8 giỗ cha, tháng 3 giỗ mẹ thì những người mang căn cô Đôi Thượng Ngàn sẽ ra trình đồng bằng các lễ lên đồng.
Những người mang căn cô thường có ngoại hình xinh đẹp mặt hoa da phấn, má hồng hây hây, lưng ong thon thả ưa thích các màu xanh của núi rừng. Cùng với đó là tấm lòng bao dung, thường ban phát phước lành cho những người có tâm, tính cách thông minh nhanh nhẹn, cốt cách thanh cao của bậc nhà tiên thánh.
Người có căn cô Đôi Thượng Ngàn cũng có dấu hiệu khá tương đồng với người có căn cô Bơ, cô Chín, căn Hoàng mười, Hoàng bảy hay các vị thánh khác trong tứ phủ đền mẫu đều có dấu hiệu để báo hiệu như sau: ốm đau quặt quẹo, khám chữa mọi nơi không ra bệnh, vái bệnh tứ phương không khỏi, làm ăn thất bát, kinh tế trì trệ, nói chung đây là bệnh âm.
Dân gian gọi đây là cơ đày, phải ra hầu đồng thì sức khỏe mới cải thiện, công việc mới thăng tiến, đỗ đạt. Những người có căn nặng thì phải lập đàn mở phủ thờ nhà ngài, thực hiện nghĩa vụ của phận tôi con của nhà thánh phải phụng sự nhà thánh cả đời đến khi trả hết duyên nợ. Mỗi năm đến dịp tháng 8 giỗ cha, tháng 3 giỗ mẹ thì những người mang căn cô Đôi Thượng Ngàn sẽ ra trình đồng bằng các lễ lên đồng.
4. Đền thờ cô Đôi Thượng Ngàn ở đâu?
4.1 Đền cô ở Ninh Bình
Đền chính cô Đôi Thượng Ngàn tại làng Bồng Lai, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình (qua rừng quốc gia Cúc Phương). Đây là ngôi đền nổi tiếng nhất gắn với truyền thuyết cô giáng sinh.
Đền được xây dựng từ thời Trần và được trùng tu nhiều lần, đến nay có kiến trúc theo kiểu chữ Nhất gồm 3 gian mái phẳng lợp ngói vảy.
Đền thờ cô Đôi còn có tên gọi là Miếu Thượng hay Đền thờ Mẫu Thượng cô Đôi Bồng Lai. Tương truyền, gia đình cô Đôi có công lao giúp Vua đánh quân giặc Tống. Phía trước tiền bái có ban thờ Quan Giám Sát, tiền bái thờ Hội đồng Tứ Phủ, hai bên thờ Đức Thánh Trần Triều, Chúa Sơn Trang.
Gian thượng bái thờ Cô Bản Đền và Chúa Thượng Ngàn. Trong cung cấm thờ tượng cô Đôi Thượng Ngàn và thờ Nàng Ân, Nàng Ái là hai hầu cận của Cô. Phía sau cô là Tam Tòa Thánh Mẫu và Chầu Quỳnh, Chầu Quế hầu cận của các Thánh Mẫu, gian bên Tả thờ Bà chúa Sơn Trang và thập nhị tiên nàng (12 tiên cô).
Đền còn giữ sắc phong của Vua Khải Định phong cho cô Đôi Thượng Ngàn là Thượng đẳng thần.
4.2 Đền cô Hoà Bình
Đền thờ Mẫu Thượng Ngàn khác ở Hòa Bình đó là đền Thượng Bồng Lai nằm trên đỉnh núi cao 1000m thuộc dãy núi Đầu Rồng, xã Cao Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Cách thủ đô Hà Nội khoảng 120km. Đền Thượng Bồng Lai được xây dựng từ thời vua Lê Lợi, khoảng thế kỷ 15.
Đền thờ tại huyện Cao Phong, Hòa Bình gắn liền với truyền thuyết cô hóa tức là nơi ra đời, và nơi từ biệt cõi tạm.
Đền thờ tại huyện Cao Phong, Hòa Bình gắn liền với truyền thuyết cô hóa tức là nơi ra đời, và nơi từ biệt cõi tạm.
4.3 Phủ thờ cô ở Phú Thọ
Thanh Hương Linh Từ nằm trên địa bàn xã Phụ Khánh, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Cách thành phố Việt Trì khoảng 30km về phía Tây Bắc.
Thanh Hương Linh Từ được xây dựng vào đầu thế kỷ 20, do bà Trần Thị Tý, một người con của quê hương Phụ Khánh, đứng ra khởi công xây dựng. Ngôi đền được xây dựng để thờ cô Đôi Thượng Ngàn, một trong những vị thánh quan trọng trong tín ngưỡng Tứ Phủ.
Thanh Hương Linh Từ được xây dựng vào đầu thế kỷ 20, do bà Trần Thị Tý, một người con của quê hương Phụ Khánh, đứng ra khởi công xây dựng. Ngôi đền được xây dựng để thờ cô Đôi Thượng Ngàn, một trong những vị thánh quan trọng trong tín ngưỡng Tứ Phủ.
5. Cầu gì và chuẩn bị gì khi đi đền cô Đôi Thượng Ngàn?
5.1 Lễ hội đền cô Đôi Thượng Ngàn
Ngày tốt lành nhất để đi lễ cô Đôi Thượng Ngàn là vào những ngày đầu năm mới, ngày mở hội đền thờ cô Đôi hoặc ngày tiệc của cô diễn ra vào ngày 6/1 âm lịch hàng năm.
Chúng ta có thể chọn ngày bất kỳ trong tháng giêng để đi cúng lễ cô sao cho hợp lý. Vạn sự tùy tâm nên dù gia chủ có cúng lễ cô ngày nào cũng được.
5.2 Đến đền cô Đôi Thượng Ngàn xin gì?
Cô Đôi là bậc thánh rất linh thiêng, khi đi đền cô gia chủ có thể cầu cho chứng quả ban cho phước lành học hành đỗ đạt, công danh sự nghiệp phát triển, gia đình thuận hòa, gặp nhiều may mắn bình an.
Cô Đôi Thượng Ngàn có phép tiên, có tài chấm đồng và bắt đồng. Ngoài ra cô còn là tiên cô cai quản kho lộc Sơn Lâm Sơn Trang. Người trần gian ai mà nhất tâm thường được cô ban thưởng nhưng nhược bằng có nợ mà không mau trả lễ cô sẽ bắt phạt nặng hơn.
Cô Đôi Thượng Ngàn có phép tiên, có tài chấm đồng và bắt đồng. Ngoài ra cô còn là tiên cô cai quản kho lộc Sơn Lâm Sơn Trang. Người trần gian ai mà nhất tâm thường được cô ban thưởng nhưng nhược bằng có nợ mà không mau trả lễ cô sẽ bắt phạt nặng hơn.
5.3 Cách sắm lễ cô Đôi Thượng Ngàn
Khi sắm lễ dâng cô nên chuẩn bị một mâm cỗ đầy đủ gồm:
- 1 đĩa hoa
- 1 đĩa quả gồm nhiều loại quả
- 1 cơi trầu cau
- 1 chai rượu trắng
- 1 đĩa xôi thịt
- 1 tập giấy tiền
- Thẻ hương cùng một cánh sớ trình cô.
Sau khi dâng mâm lễ này trên ban thờ thánh, hãy chờ hết một tuần hương rồi hạ lễ. Riêng cánh sớ và giấy tiền gia chủ nên đem đi hóa ngay tại nơi hóa sớ của đền.
6. Văn khấn cô Đôi Thượng Ngàn
Nam mô a di đà phật! (3 lần)
Hương tử chúng con thành tâm kính lạy đức Hiệu Thiên Chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Huyền cung cao Thượng đế
Kính lạy
Đức Cửu Trùng Thánh Vân lục cung công chúa
Đức Thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng công chúa, sắc phong Chế Thắng Hỏa Diệu Đại Vương, gia phong Tiên Hương Thánh mẫu
Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều Mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương
Đức đệ tam Thủy phủ, Lân nữ Công Chúa
Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vị chầu bà, năm tòa quan lớn Mười dinh các quan, mười hai Tiên Cô
Con xin cung thỉnh cô Đôi Thượng Ngàn, mười hai thánh cậu, Ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch Xà Đại tướng.
Hôm nay là …
Tín chủ con là ………..
Ngụ tại:……………………………
Cùng toàn thể gia đình đến điện (phủ, đền) chấp tay kính lễ khấu đầu vọng bái.
Lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha kính dâng lễ vật con cúi xin các ngài xét thương cứu độ cho gia đình con tiêu trừ tai nạn điều lành thường tới, cầu tài được tài, cầu lộc được lộc, cầu bình an được bình an.
Nam mô a di đà phật! (3 lần)
Đây chỉ là một là bài khấn nôm cho những con hương đi lễ nhà thánh, nhà ngài còn những thầy đồng chuyên lễ lạy thì sẽ sử dụng bài khấn khác đầy đủ và chi tiết hơn rất nhiều.