1. Căn cô Bơ là gì?
Theo đó, căn cô Bơ là người kiếp này có duyên và được chọn theo hầu cho cô vì trong một kiếp nào đó họ đã từng được cô Bơ giúp vượt qua một kiếp nạn, thế nên khi được tái sinh làm người trong kiếp này không được quên ơn cũ. Họ cần phải hỗ trợ cô giúp người, giúp đời như là cách để báo đáp công ơn trước kia. Theo Nhân - Quả thì bản thân đã từng mượn phúc đức thì lúc này cần phải trả, không nên chối bỏ sứ mệnh của mình.
1.1 Cô Bơ là ai trong Tứ phủ?
Theo hệ Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam, Tứ Phủ thánh cô gồm 12 cô tiên theo hầu cận Thánh Mẫu; Chúa Mường; Chầu Bà. Các cô đều là những cô gái đoan trang, mặt tựa tiên nữ, thường đi theo hầu các Mẫu hoặc các Chầu. Các Thánh cô cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng.
Trong hàng Tứ Phủ thánh cô, cô Bơ Thoải đứng hàng thứ 3 là vị thánh cô nổi tiếng linh thiêng mà hầu hết các đền điện đều có ban thờ cô.
Người ta thường nói nhiều về công ơn cô Bơ giúp đời, giúp người như sau:
1.2 Cô Bơ khi ngự đồng trông như thế nào?
Cô Bơ khi ngự đồng sẽ mặc xiêm y màu trắng, đóng khăn trên đầu. Trên tay cô là đôi mái chèo dập dìu. Lúc ngự đồng sẽ hóa phép làm thuốc cho người dân.
Khi ngự đồng cô thường làm lễ tấu hương, sau đó hầu dâng dâng cô đôi mái chèo, cô khoan thai bẻ lái dạo chơi khắp nơi, bên hông giắt túi tiền đò. Lúc chèo thuyền có khi có còn khoác thêm chiếc áo choàng trắng, cô chèo đò du ngoạn danh lam thắng cảnh. Chèo thuyền xong, cô lấy dải lụa hồng đi đo nước, đo mây.
Những người có căn cô Bơ nếu biết cách nhờ lộc của cô mà được an nhàn nhưng nếu không biết tới cửa cô thì số phận cũng không kém phần gian nan vất vả. Số mệnh của người đó không mấy hạnh phúc, nhất là trong tình duyên.
2. Sự tích về cô Bơ
Cô giáng sinh vào thời Lê Trung Hưng khi nước Việt bị giặc Minh xâm lược. Thấy người dân lúc đó lầm than, oán thán, đau khổ cùng cực cô không an lòng nên đã đầu thai thành người trần giúp dân đánh giặc, cứu nước.
Không chỉ có vậy, cô Bơ còn giúp dân bốc thuốc chữa bệnh, tạo điều kiện cho dân chúng an cư lạc nghiệp sau chiến tranh.
Cô nhanh trí đưa cho vua mặc bộ đồ thường dân, chôn hoàng bào dưới ruộng ngô và giả vờ làm anh trai của mình cùng tỉa ngô bên sông. Giặc đi qua không nhận ra nên vua thoát nạn. Vì quá cảm kích tấm lòng của cô, vua Lê Lợi hẹn hứa: “Ta có một cháu trai tuấn tú, khôi ngô, văn võ song toàn. Sau này kháng chiến thành công ta sẽ gả cháu ta cho cô”.
Khi đất nước đã yên bình, cô Bơ trở về làm công chúa ở thủy cung, nhưng vẫn hiển linh ở vùng ngã ba sông giúp người dân trị thủy, phòng chống lũ lụt và cứu vớt nhiều người không may gặp nạn đuối nước.
Để đáp lại ân đức của thánh thần, tướng quân Lê Thọ Vực tâu vua, vua Lê cho lập đền thờ cô Bơ và đền thờ mẫu Đệ Tam ở vùng này.
3. Làm thế nào để biết mình có căn cô Bơ?
Những người có căn cô Bơ thường có những đặc điểm sau:
- Tính cách hiền dịu: Họ nhẹ nhàng, nết na thùy mị, dù là nam hay nữ họ cũng có cử chỉ rất nhẹ nhàng, uyển chuyển, đi lại nhẹ nhàng thanh thoát, mọi hành động đều thể hiện sự nhỏ nhẹ, mong manh dễ vỡ. Đối với người nam thì có tính cách mềm mại, ưa thích phấn son, ưa thích những đồ phụ nữ.
- Giác quan thứ 6 rất mạnh: Họ rất nhạy cảm với những chuyện xảy ra trong cuộc sống, thậm chí dễ dàng "đọc vị" được người đối diện.
- Giàu lòng trắc ẩn: Họ rất thương người, dễ yếu lòng, khi gặp những cảnh khổ đau, họ tỏ rõ lòng thương xót chúng sinh, sẵn sàng dang rộng đôi bàn tay của mình để cứu khổ cứu nạn.
- Khuôn mặt u buồn: Đa sầu, đa cảm, hay buồn về tình cảm, dễ tự ái, mang nhiều tâm sự, thường là những chuyện buồn. Ánh mắt xa xăm đượm buồn, nếu để ý thì có thể thấy chỗ dưới mắt có quầng thâm và khi cười thì có bọng mắt lộ rõ.
- Giỏi về y học: Cô Bơ hay bốc thuốc giúp người nên những người có căn cô Bơ thường được phú cho tài năng trong lĩnh vực y học. Họ có khả năng thiên phú và có thể trở thành những bác sĩ giỏi.
- Thành công trong kinh doanh: Hầu hết những người có căn cô Bơ gặp nhiều may mắn trong công việc kinh doanh. Họ thường thành công và thu được nhiều tài lộc.
- Nhan sắc nổi bật: Bất kể là già trẻ, gái trai, thì đều có khuôn mặt sắc nét sở hữu nét đẹp lạ thường, mắt ướt lệ, môi đỏ và da trắng ngà.
- Tình duyên lận đận, trắc trở: Đúng như trong sự tích về cô Bơ, mãi chờ đợi một người trong mỏi mòn, người căn cô Bơ có đường tình duyên vô cùng lận đận, trắc trở mà người xưa thường có câu “căn cô Bơ – đừng mơ hạnh phúc”.
- Người vô cùng tinh tế: Họ chăm chút cho bản thân rất kỹ lưỡng và tỏ ra luôn hoàn hảo, không tỳ vết trong mắt người khác.
Đừng trách duyên trách phận vì cuộc sống này vận hành theo luật Nhân Quả, bản thân mình từng được giúp qua khổ ải thì nay báo đáp lại là chuyện nên làm, đừng trốn tránh. Tự tạo phước và giải nghiệp bằng việc thiện lành, thuận theo quy luật của cuộc sống, bạn sẽ có cuộc sống tốt đẹp. Vì vậy không nên đổi lỗi, hay oán trách do căn cao số khổ, hãy chăm chỉ tu tập, tích phúc tích đức thì mọi việc tự khắc êm xuôi.
4. Đền thờ cô Bơ ở đâu?
4.1 Đền cô Bơ ở Thanh Hóa
Tìm hiểu căn cô Bơ là gì chúng ta đã nghe về truyền thuyết kể về việc cô Bơ hiển linh giúp dân chúng ở vùng ngã ba sông, độ cho thuyền bè qua lại được thuận buồm xuôi gió vậy nên cô có danh hiệu là cô Bơ Bông.
Người ta còn đặt cho cô tên cô Bơ Thác Hàn (theo tên gọi ở nơi quê nhà cô là đất Hà Trung, Thanh Hóa, ngã ba Bông bến đò Lèn). Vì thế đền chính của Cô hiện nay là Đền Ba Bông tại xã Hàn Sơn, Hà Trung, Thanh Hóa.
Hiện nay Đền cô Bơ Thanh Hóa là khu di tích lịch sử cấp tỉnh năm 1992 và năm 1996 ngôi đền là khu di tích lịch sử cấp Quốc gia được Nhà nước duy trì và bảo tồn.
4.2 Đền cô Bơ ở các tỉnh khác
- Đền cô Bơ Tuyên Quang: Đền cô an tọa sát bờ sông Lô, nhìn sang bờ bên kia là núi cao phủ mây. Sông Lô nước chảy lững lờ, sáng nước màu trắng, chiều màu hơi đỏ vàng, nhìn hơi giống nước sông Hồng.
- Đền cô Bơ Hà Nam: Đền Lảnh Giang còn có tên gọi là Lảnh Giang linh từ, tọa lạc tại thôn Yên Lạc, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên. Trong đền có nhiều đồ thờ giá trị như tượng Tiên Dung công chúa, khánh long đình, khám đặt tượng thờ 3 vị tướng thời Hùng vương được chạm khắc công phu theo phong cách đời Lê. Ngoài ra đền còn giữ được hai kiệu bát cống long đình, một sập thờ và nhiều hoành phi, câu đối, nhang án. Kề bên đền Lảnh Giang về phía bờ sông là ngôi đền thờ cô Bơ Thoải Phủ.
5. Cầu gì và chuẩn bị gì khi đi đền cô Bơ?
5.1 Lễ hội đền cô Bơ
5.2 Đến đền cô Bơ xin gì?
Nhớ rằng nếu bản thân rơi vào tình trạng vô cùng khó khăn, thậm chí có cảm giác "hết đường cứu" thì mới xin cô Bơ giúp vì khi đó là ta đang mượn phước đức của cô, sau này nhất định phải trả lại, đó là quy luật Nhân - Quả, không nên trốn tránh trách nhiệm của mình.
5.3 Cách sắm lễ cô Bơ
- 1 bộ quần áo trắng có đầy đủ trang sức,
- 1 cây vàng trắng,
- 90 lễ tiền vàng.
- Quả nón,
- Đôi hài,
- Thuyền rồng,
- Lễ mặn,
- Thanh bông,
- Hoa quả.
Tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là thành tâm, đôi khi không cần mâm cỗ như trên, chỉ cần chén nước cơi trầu, cô chứng tâm thì cũng xin đài được.
6. Văn khấn cô Bơ
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: