1. Căn cô Bảy Kim giao là gì?
Cô Bảy Kim Giao hay còn gọi là cô Bảy Mỏ Bạch, Theo một số tích nói rằng cô là người kề cận bên Chầu Bảy nên cũng được gọi là Cô Bảy Kim Giao hay còn có hiệu khác là Cô Bảy Tân La khi cô được theo hầu cận Chầu Bảy tại đền Tân La.
Cô Bảy Kim Giao vốn là một tiên cô ở vùng Kim Giao, Mỏ Bạch, Thái Nguyên. Có tài liệu cho rằng cô là người dân tộc Mọi nhưng trong số danh mục các dân tộc Việt Nam không thấy có tên này nên người ta đoán cô là người Nùng.
Theo đó, căn cô Bảy Kim giao là người kiếp này có duyên và được chấm chọn theo hầu cho cô, hỗ trợ đi giúp đời, giúp người thay cô.
1.1 Cô Bảy Kim giao là ai trong Tứ phủ?
Cô Bảy Kim giao là vị thánh cô thứ bảy trong Tứ phủ Thánh Cô, sau cô Sáu Sơn Trang và trước cô Tám Đồi Chè.
1.2 Cô Bảy Kim giao khi ngự đồng trông như thế nào?
Chầu Bảy ít khi ngự về đồng nhất trong hàng Tứ Phủ Chầu Bà. Rất hiếm khi thấy có người nào hầu mà bà về ngự. Nếu có chỉ là khi về đền chính của Chầu.
Về trang phục và cung cách hầu cô cũng rất khó phỏng đoán, Chầu ngự đồng mặc áo màu tím (hoặc màu xanh), khai cuông rồi múa mồi.
2. Sự tích về cô Bảy Kim giao
Một trong những sự tích đó là cô vốn là nàng tiên trên trời, hạ thế trong gia đình ở vùng Thanh Liên, Mỏ Bạch, Thái Nguyên.
Có rất ít thông tin về Chầu khi sinh thời. Chỉ biết rằng trong những điển tích còn sót lại thì Chầu là người giáng trần giúp dân dẹp quân xâm lăng trên đất Thái Nguyên.
Sau đó, bà cũng chính là người dạy người người dânlàm ăn canh tác, trồng trọt chăn nuôi. Đặc biệt còn lưu truyền rằng bà chính là người dạy dân biết trồng chè tuyết.
Lại có câu chuyện lưu truyền rằng, khi sinh thời Chầu Bảy là một vị nữ tướng dưới thời Hai Bà Trưng. Bà cùng Chầu Bát đánh giặc và sau được thờ tại Tân La, Hưng Yên nên còn gọi là Chầu Bảy Tân La.
3. Làm thế nào để biết mình có căn cô Bảy Kim giao?
- Đoán biết được vận mệnh một người: Họ rất nhạy cảm với những chuyện xảy ra trong cuộc sống, thậm chí dễ dàng "đọc vị" được người đối diện.
- Nóng tính: Người có căn mệnh nữ giới như cô Bảy Kim giao sẽ nóng tính, bốc đồng, có phần cương quyết.
- Đó có thể là người đi dự lễ hầu đồng, nhưng lại rất thấu cảm và hòa mình vào buổi lễ. Người đung đưa theo tiếng nhạc, tiếng nhịp. Không làm chủ được bản thân, có những hành vi và thái độ không giống bình thường, như có người bên trong điều khiển.
- Giàu lòng trắc ẩn: Họ rất thương người, dễ yếu lòng, khi gặp những cảnh khổ đau, họ tỏ rõ lòng thương xót chúng sinh, sẵn sàng dang rộng đôi bàn tay của mình để cứu khổ cứu nạn.
4. Đền thờ cô Bảy Kim giao ở đâu?
5. Cầu gì và chuẩn bị gì khi đi đền cô Bảy Kim giao?
5.1 Lễ hội đền cô Bảy Kim giao
Ngày 21/7 âm lịch là ngày tiệc Chầu Bảy. Hàng năm, vào đầu xuân năm mới hoặc ngày tiệc tại đền Mỏ Bạch là nhân dân Thái Nguyên và du hành hương từ khắp mọi miền đất nước lại đổ về nơi đây chiêm bái cửa đền. Vừa là để tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với công lao của bà, vừa để bà chứng lòng thành các con hương, phù hộ độ trì cho gia quyến được bình an, may mắn, sức khỏe, có tài, có lộc trong năm mới.
5.2 Đến đền cô Bảy Kim giao xin gì?
Ngoài việc đến đền cô cầu chúc sức khỏe và mong cho mọi người có cuộc sống an lành thì chúng ta có thể xin cô giúp cho việc làm ăn thuận lợi mùa màng tươi tốt.
Vì cô từng công giúp dân khai phá, trồng trọt nên đến xin cô giúp cho việc làm nông thuận lợi cũng là việc nên làm.
5.3 Cách sắm lễ cô Bảy Kim giao
Các vị thần chứng tâm chứ không chứng lễ nên khi tới đền cô Bảy Kim giao nên cố gắng sắm sửa lễ vật thành tâm nhất có thể. Thông thường, con hương thường sắm một mâm lễ vật chay mặn tùy tâm gồm:
- Hoa, quả
- Cơi trầu
- Quả cau
- Xôi thịt
- Một tập giấy tiền
- Thẻ hương
- Một cánh sớ trình báo.
6. Bản văn cô Bảy Kim giao
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: