Nhắm mắt cũng là một kiểu buông bỏ
Cái tai hại nhất của người cho mình rằng mình học rộng biết nhiều rồi tỏ ra khinh khi những người khác. Ta dễ nổi giận vì những người thua kém mình, và tệ hơn là mang cả thái độ này vào cả cuộc hôn nhân của mình.
Họ đâu biết rằng ta học hỏi để có sự hiểu biết nhằm hiểu ra rằng, cuộc đời này có người này người kia, hãy biết thương và che chở cho những người không may mắn có được tri thức, có được cuộc sống sung túc như mình. Còn những ai có thái độ trịch thượng thì càng tỏ rõ cho thấy rằng ta thiếu hiểu biết, kiến thức còn nông cạn mà thôi.
Có cô vợ là người giỏi giang, nắm trong tay tài chính gia đình, có hôm có việc, cô đưa cho chồng 2 triệu để lo một số việc trong nhà, cô vừa đi một hôm thì thấy chồng nhắn tin: "Em ơi, chuyển khoản cho anh 2 triệu vì anh vừa tiêu hết rồi".
Cô ta lúc đó chỉ muốn điên lên và nổi giận, muốn dạy cho anh ta bài học về tiền bạc, rằng một ngày anh tiêu chừng đó thì 1 tháng anh tiêu 60 triệu và rằng không kiếm được tiền thì sống tiết kiệm đi, hoặc cô nghĩ tiêu cực rằng sao chồng mình lại kém cỏi thế này...
Nhưng may quá cô tỉnh táo lại và không nhắn lại những lời đó cho chồng. Cô cũng đủ hiểu tính anh là người hiền lành, vun vén cho gia đình chứ không phải là người lãng phí, cô im lặng chuyển số tiền chồng yêu cầu vì sự tin tưởng của mình dành cho anh.
Khi cô trở về nhà, anh chồng cũng thành thật, chủ động nói số tiền ấy để làm giì và cô thấy cũng rất chính đáng. Cô thở phào nhẹ nhõm vì thấy mình may mắn đã không phạm sai lầm.
Việc quyết định nên làm gì: Bỏ qua hay làm cho ra nhẽ, trong khoảnh khắc đấy rất quan trọng, nó ảnh hưởng không nhỏ tới những ngày tiếp theo của hai bạn.
Nhắm mắt cho qua cũng là một kiểu buông bỏ, không cố chấp theo những lý thuyết, giáo điều mình đang nắm giữ mà biết bỏ qua, chấp nhận khuyết khuyết của đối phương. Nhân vô thập toàn, dang tay ra che chở, yêu thương sẽ tốt hơn là chì chiết, chê bai về điểm yếu của nhau.
Cần biết nhắm mắt cho qua đúng lúc, tránh tâm lý áp đặt
Thực ra định nghĩ về thành công hay mục tiêu sống của chúng ta thường không giống nhau. Mục tiêu sống tùy thuộc vào trí tuệ của từng người. Người tham lam thì mong mình có thật nhiều tiền của trên thế gian này. Người có trí tuệ, có đạo đức sẽ chọn cho mình mục tiêu sống là đem lại niềm vui cho mọi người xung quanh....
Thế nên, khi quan sát những người xung quanh bạn sẽ thấy rằng: Có những người vừa giỏi giang, thông minh lại giàu có, hạnh phúc. Trong khi đó có người thông thái đấy nhưng cuộc sống tạm bợ, có người trí tuệ cũng bình thường thôi nhưng lại rất giàu có,...
Vì thế cần nhắm mắt cho qua cũng là đừng soi mói rồi so sánh cuộc đời của mình với cuộc đời người ta. Việc này tránh được tâm lý áp đặt ta cũng phải giống họ, hay kẻ yếu hơn thì cũng phải ít nhất bằng được ta,... Mọi sự so sánh đều mang tính tương đối và thực sự rất khập khiễng.
Thầy: "Con thấy rồi đấy. Khi ăn thì con không thể buông bát đũa, khi ăn xong thì không thể nắm mãi bát đũa. Nắm hay buông là theo các pháp duyên sinh, không phải theo bản ngã của mình. Tuy nhiên, nắm hay buông đúng thời thì làm lợi mình lợi người. Nắm hay buông sai thời thì làm hại mình hại người.
Đệ tử: "Xin thầy từ bi chỉ dạy"
Thầy: "Đức Phật đã dạy Tứ Chánh Cần:
Chỉ khi ta hiểu đúng chữ buông của Đức Phật mới biết lúc nào nên nắm, lúc nào nên buông vì đứng trước các quyết định khó khăn thì người khôn hay kẻ khờ cũng cảm thấy lúng túng và khó xử như nhau cả.