(Lichngaytot.com) Ngoại trừ những cái chết đột ngột, ai cũng phải trải qua quy luật đời người sinh lão bệnh tử. Cảm giác khi sắp chết sẽ là những đau khổ tột cùng.
Cảm giác khi sắp chết sẽ có rất nhiều khổ đau cùng cực, những cảm giác này gây ra bởi những nguyên nhân như sau:
1. Vào lúc địa đại hòa nhập hay tan biến vào trong thủy đại, thân thể trở nên nặng nề và thân không thể tự nương nhờ thân.
2. Vào lúc thủy đại hòa nhập vào trong hỏa đại, miệng và mũi khô khan, ngưng nói bí lời.
3. Vào lúc hỏa đại hòa nhập vào trong phong đại, thân nhiệt biến mất.
4. Vào lúc phong đại hòa nhập vào trong thức đại, bạn chỉ có thể thở ra khò khè và hít vào nấc nghẹn.
Vào lúc đó, cảm giác khi sắp chết sẽ như đang bị đè nặng bởi một ngọn núi rất lớn, đang bị sập bẫy trong bóng tối, đang bị buông rơi vào vô tận của hư không. Nếu tâm bạn nghe nhận và niệm được câu Phật hiệu một cách thanh tịnh, toàn thể bầu trời sẽ tự nhiên tươi sáng rực rỡ như một tấm gấm trải rộng.
Những bóng tối và sự đè nặng trong tâm tức khắc liền tan biến. Hơn thế nữa, hình tướng của Phật A Di Đà tự nhiên hiện ra ở trong tâm của bạn, cùng với những ánh quang minh sáng diệu vô thượng như trăm nghìn ánh mặt trời chiếu sáng cùng một lúc.
Quang minh sáng rực, nhưng minh diệu lạ thường, nó không làm bạn chói mắt khó chịu; ngược lại, nó làm cho bạn tươi tỉnh, sáng suốt và rỗng lặng lạ thường. Tự nhiên bạn không còn cái cảm giác khổ đau gây ra bởi do thân tứ đại của bạn đang phân ly nữa. Đây chính là thành quả của năng lực niệm Phật của bạn (Tự lực) cùng năng lực tiếp dẫn của Phật A Di Đà (Tha lực).
Những bóng tối và sự đè nặng trong tâm tức khắc liền tan biến. Hơn thế nữa, hình tướng của Phật A Di Đà tự nhiên hiện ra ở trong tâm của bạn, cùng với những ánh quang minh sáng diệu vô thượng như trăm nghìn ánh mặt trời chiếu sáng cùng một lúc.
Quang minh sáng rực, nhưng minh diệu lạ thường, nó không làm bạn chói mắt khó chịu; ngược lại, nó làm cho bạn tươi tỉnh, sáng suốt và rỗng lặng lạ thường. Tự nhiên bạn không còn cái cảm giác khổ đau gây ra bởi do thân tứ đại của bạn đang phân ly nữa. Đây chính là thành quả của năng lực niệm Phật của bạn (Tự lực) cùng năng lực tiếp dẫn của Phật A Di Đà (Tha lực).
Vào lúc này tính giác viên minh của bạn sẽ nhắc nhở bạn: Đừng bị tán loạn! Đừng xúc động! Không lâu nữa Phật A Di Đà sẽ đến tiếp dẫn bạn về cõi Cực Lạc. Bạn phải ráng giữ cho tâm của bạn luôn rỗng lặng, thanh thản và tiếp tục niệm Phật không ngừng, ngay cả khi gặp được Đức Phật A Di Đà xuất hiện.
Tại sao vậy? Vì nếu bạn giữ được tâm rỗng lặng như hư không, không xúc động vì vui mừng theo thói tục của thế gian chúng sanh, khi gặp Phật, bạn sẽ sanh về cõi Cực Lạc với phẩm vị rất là cao. Vì ngay lúc này với sự trợ lực của Phật A Di Đà, bạn đã đạt được Niệm Phật Tam Muội hay Nhất Tâm Bất Loạn.
Nếu bạn còn có cái niệm vui mừng xúc động khi gặp Phật, phẩm vị vãng sanh của bạn bị hạ thấp xuống, vì tâm bạn vẫn còn dính mắc vọng niệm của người phàm phu.
Tại sao vậy? Vì nếu bạn giữ được tâm rỗng lặng như hư không, không xúc động vì vui mừng theo thói tục của thế gian chúng sanh, khi gặp Phật, bạn sẽ sanh về cõi Cực Lạc với phẩm vị rất là cao. Vì ngay lúc này với sự trợ lực của Phật A Di Đà, bạn đã đạt được Niệm Phật Tam Muội hay Nhất Tâm Bất Loạn.
Nếu bạn còn có cái niệm vui mừng xúc động khi gặp Phật, phẩm vị vãng sanh của bạn bị hạ thấp xuống, vì tâm bạn vẫn còn dính mắc vọng niệm của người phàm phu.
Tại sao có người sau khi mất 49 ngày chưa được đầu thai?
Chúng ta thường rất cẩn trọng có người qua đời vì sau khi mất 49 ngày nếu người đã khuất có thêm nhiều tham chấp chỉ vì sự kém hiểu biết đó là điều đáng tiếc.
Chúng ta thường rất cẩn trọng có người qua đời vì sau khi mất 49 ngày nếu người đã khuất có thêm nhiều tham chấp chỉ vì sự kém hiểu biết đó là điều đáng tiếc.
Khi bạn thấy Phật A Di Đà xuất hiện, bạn cũng đồng thấy vô số Phật, Bồ-tát và Thánh Chúng đồng xuất hiện để nhiếp thọ tiếp dẫn bạn. Hình tướng và dung mạo của các vị Phật ở cõi Tây Phương, cũng giống hệt như Phật A Di Đà. Hình tướng và dung mạo của các Bồ-tát cũng đồng giống hệt như Quán Thế Âm và Đại Thế Chí, không có tướng sai khác. Bạn cũng được nghe tiếng của thánh chúng niệm Phật vang động cả bầu trời với những âm thanh vi diệu hòa nhã và tùy hỷ.
Nên lưu ý, trước khi gặp Phật, ma chướng (nghiệp chướng) cùng sinh của bạn sẽ loạn động cái tâm của bạn làm cho chánh niệm của bạn bị sụp đổ, bạn muốn niệm Phật cũng rất là khó khăn hay chẳng thể niệm được; nó phát ra những âm thanh chói tai, uy mãnh và làm mê mờ bạn. Ở vào thời điểm này, bạn hãy tuệ tri điều này:
1. Cái cảm giác đang bị đè ép xuống bởi một ngọn núi, không phải là bạn đang bị đè ép xuống bởi một ngọn núi. Đó là khi các đại của bạn đang hòa nhập. Hãy đừng sợ hãi chuyện đó!
2. Cái cảm giác đang bị sập bẫy trong bóng tối, không phải là đang bị sập bẫy trong bóng tối. Đó là khi năm quan năng của bạn đang hoà nhập!
3. Cái cảm giác đang bị buông rơi vào trong vô tận của hư không, không phải là bạn đang bị buông rơi. Đó là tâm của bạn không có cái gì để nương nhờ, bởi thân và tâm của bạn đã ly biệt và hơi thở của bạn đã ngừng lại.
Vậy bạn phải cố gắng nương vào câu Phật hiệu không gián đoạn để tâm của bạn không bị mê mờ bởi những cảm giác hư vọng này. Tất cả những quang cảnh, các hình tướng, các âm thanh, ánh sáng đều là của chính bạn, đều là do tâm của bạn ảnh hiện bởi do nghiệp lực chiêu cảm. Hãy đừng nghi hoặc gì về điều đó.
Nếu bạn cứ cảm thấy nghi hoặc, bạn sẽ bị ném trở vào trong sinh tử luân chuyển. Hãy quyết định sáng tỏ hơn để thấy đó chỉ là chuyện tự diễn-hiện, và nếu bạn nương nhờ an trú vào câu Phật hiệu (nó cũng chính là tính viên minh trong chân không diệu hữu quang minh biến chiếu).
Trong tính chân không diệu hữu quang minh biến chiếu đó bạn sẽ chứng đạt ba thân – Pháp thân, Báo thân, Ứng Hoá thân – và trở thành giác ngộ. Ngay lúc đó dù nếu bạn có bị ném vào trong sinh tử luân chuyển, bạn cũng sẽ không đi vào đó.
Trong tính chân không diệu hữu quang minh biến chiếu đó bạn sẽ chứng đạt ba thân – Pháp thân, Báo thân, Ứng Hoá thân – và trở thành giác ngộ. Ngay lúc đó dù nếu bạn có bị ném vào trong sinh tử luân chuyển, bạn cũng sẽ không đi vào đó.
Bạn nên biết rằng A Di Đà Phật chính là vị Phật bảo hộ và cũng là tự tánh hiện hữu của bạn để duy trì tâm bạn với chánh niệm không bị tán loạn. Từ thời điểm này, điều rất quan trọng là ở trạng thái không mong cầu và sợ hãi gì cả, không chấp và thủ đối với tất cả các đối tượng và quan năng của sáu thức, cũng như đối với những dẫn dụ mê đắm, hạnh phúc và sầu muộn. Và từ bây giờ trở đi, nếu bạn đã đạt “tịnh chỉ an định”, bạn sẽ có thể bắt đầu có khả năng đảm lĩnh bản tính ở trong trung hữu và trở thành giác ngộ. Thế nên điểm tối yếu cho sinh mệnh của tuệ mệnh là chấp trì câu hồng danh A Di Đà Phật liên tục, không gián đoạn, không tán loạn từ chính thời điểm này.
Ma chướng cùng sinh là tập khí hiện tại đưa đến vô minh, nghi hoặc và do dự của bạn. Nên vào lúc ở tử địa, bất cứ hiện tượng dễ sợ nào xuất hiện, thí dụ như những âm thanh, những màu sắc và những ánh sáng, hãy đừng bị mê đắm dẫn dụ, hãy đừng nghi hoặc và hãy đừng sợ hãi. Nếu bạn bị rơi vào nghi hoặc dù chỉ một thời điểm, bạn sẽ lang thang trong cõi sinh tử luân chuyển, vì thế nên hãy đạt được “tịnh chỉ an định” hoàn toàn, không thay đổi và không bị chấm dứt bất thình lình.
Ở thời điểm này, những lối dẫn vào tử cung (cửa ngõ tái sinh) hiện ra như những cung điện cõi trời. Hãy đừng bị tham luyến đối với chúng. Hãy tin chắc chắn vào điều nhận biết sáng tỏ thấu suốt đó. Hãy tự tại, không mong cầu và sợ hãi! Vào thời điểm đó, tính giác viên minh trong sáng thấu suốt của chính bạn (tự lực) cùng với quang minh tiếp dẫn của Phật A Di Đà (tha lực) sẽ là cộng lực cứu độ bạn.
Khi đạt được Pháp thân giống như hư không cho lợi ích chính mình, bạn sẽ thành tựu lợi ích cho tất cả hữu tình trong tận hư không vô lượng pháp giới. Bạn có thể hoá hiện các thứ báo thân và ứng hoá thân làm lợi ích cho tất cả hữu tình trong tận hư không vô lượng pháp giới, và lúc ấy tâm của bạn sẽ lan tỏa vạn hữu vô tận xứ.
Kết Luận:
Do vì tâm của chúng ta quá xa rời với giác ngộ và tỉnh thức, do vì nghiệp chướng và tội ác của chúng ta quá nhiều đến không thể tính kể, phước báu thì quá nhỏ bé như hạt mè. Do vì tập khí tham, sân, si, mạn, nghi của chúng ta quá nặng nề tạo thành một màn vô minh dầy đặc bao trùm che phủ Như Lai tánh thường chiếu.
Cho nên, ngay trong cuộc sống hiện tại chúng ta phải gặp nhiều ngang trái khổ đau, gặp nhiễm các thứ hồ đồ lộn xộn; cho đến lúc lâm chung, chúng ta không biết nơi nào để đi, chỗ nào để đến, phó mặc cho nghiệp lực dẫn dắt tiếp tục lang thang trôi trong sáu nẻo luân hồi sanh tử.
Nay nhờ chút phước mọn sót lại, chúng ta gặp được pháp môn niệm Phật quảng đại thù thắng của Phật A Di Đà do Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật tự trao truyền chỉ dạy.
Những người có đại tín thành, đại nguyện lực, tinh tấn dõng mãnh, và thông tuệ, những người luôn nhớ đến thầy của họ là Ðức Thích Ca Mâu Ni Phật, những người luôn tín nhiệm vào Phật A Di Đà, những người thân tâm nỗ lực trong thực hành, những người có tâm an tịnh, và có khả năng buông bỏ các mối quan tâm đối với thế giới này.
Những người có đại tín thành, đại nguyện lực, tinh tấn dõng mãnh, và thông tuệ, những người luôn nhớ đến thầy của họ là Ðức Thích Ca Mâu Ni Phật, những người luôn tín nhiệm vào Phật A Di Đà, những người thân tâm nỗ lực trong thực hành, những người có tâm an tịnh, và có khả năng buông bỏ các mối quan tâm đối với thế giới này.
Ðây là những người được tất cả các Đức Như Lai đồng thanh khen ngợi; vì họ, ở trong đời trước, đã từng gặp Phật quá khứ quy y, chiêm bái, cúng dường và họ cũng đã từng được Phật thọ ký Bồ Đề.
Những người tin nhận và chân thật tinh tấn tu tập giáo pháp này là những người được thừa hưởng của cải vô tận của các Đức Như Lai trong mười phương ba đời. Tại sao? Vì giáo pháp này đều được tất cả các Đức Như Lai trong mười Phương Thế Giới, mà mỗi Thế Giới lại có vô số vô lượng các Đức Như Lai nhiều như cát của sông Hằng, đồng thanh khen ngợi và tán thán không thể nghĩ bàn, không có sai khác.
ST.
►Lịch ngày tốt gửi đến quý độc giả kho: Danh ngôn cuộc sống, những lời hay ý đẹp đáng suy ngẫm |
ST.