(Lichngaytot.com) – “Có đức mặc sức mà ăn”, sống phải coi trọng nhân đức, thường xuyên tích đức để tạo phước nghiệp, lưu cho đời con đời cháu.
► Cùng đọc những câu nói hay về cuộc sống và suy ngẫm |
1. Tích đức từ lời nói
Lời nói cần thể hiện sự khoan dung, độ lượng với mọi người xung quanh.
Lời nói thẳng: Có thể chuyển sang cách nói “vòng, nói giảm, nói tránh” một chút.
Lời nói lạnh như băng: Hãy hâm nóng lên một chút trước khi nói.
Lời nói phê bình người khác: Trước khi nói hãy chú ý cân nhắc đến lòng tự tôn của người nghe.
Một lời khen ngợi đúng lúc có giá trị ngàn vàng.
2. Tích đức từ đôi bàn tay
Hãy học cách ca ngợi, vỗ tay tán thưởng người khác.
Vỗ tay khen ngợi, ủng hộ người khác là điều nên làm và cũng cần thiết ở mỗi người.
Không biết vỗ tay, khen ngợi người khác thì đời người thực sự quá nhỏ hẹp.
Cho người khác tiếng vỗ tay chính là tích đức cho chính bản thân mình.
Đôi bàn tay năng làm việc thiện sẽ dễ dàng tích đức tạo nghiệp lành lưu đời con cháu.
Đôi bàn tay năng làm việc thiện sẽ dễ dàng tích đức tạo nghiệp lành lưu đời con cháu.
Phật chỉ ra 7 việc không đáng để làm trong đời người
(Lichngaytot.com) – Đời người ai chẳng phạm sai lầm, làm những việc không đáng để phải gánh hậu quả. Nhưng nếu nghe lời Phật dạy, biết mà tránh thì cuộc đời sẽ
(Lichngaytot.com) – Đời người ai chẳng phạm sai lầm, làm những việc không đáng để phải gánh hậu quả. Nhưng nếu nghe lời Phật dạy, biết mà tránh thì cuộc đời sẽ
3. Tích đức bằng việc giữ thể diện cho người khác
Nói năng không nể nang, không biết giữ thể diện cho người khác là thái độ vô lễ nhất.
Trong mọi trường hợp, nên dành cho đối phương một “lối thoát” về thể diện, mọi thứ ắt được dung hòa.
Thấy rõ khuyết điểm một người cũng đừng nên chỉ thẳng ra, hãy lựa lúc mà nói.
Làm tổn thương thể diện của người khác sẽ gây ra hậu họa khôn lường.
Trong một số tình huống, vạch trần người khác là một cái tội đẩy người ta đến đường cùng.
4. Tích đức từ việc tín nhiệm người khác
Người xưa nói: “Đã nghi ngờ người thì không kết giao, đã kết giao thì không nên nghi ngờ người.”
Người đa nghi trời sinh thì khó có được người bạn chân thành.
Được người khác tin tưởng, tín nhiệm là một loại hạnh phúc.
Người có bao nhiêu tín nhiệm thì sẽ có bấy nhiêu cơ hội thành công.
5. Tích đức từ việc mang lợi cho người khác
Cho người khác được lợi cũng chính là làm lợi cho mình.
Thời điểm người khác cần bạn nhất, hãy sẵn sàng cho họ một bờ vai để nương tựa.
Suy nghĩ cho người khác cũng chính là suy nghĩ cho bản thân mình.
6. Tích đức từ việc giữ lễ tiết, lịch sự trong đối nhân xử thế
Người có lễ tiết, đối đãi chân thành, lịch sự thì đi khắp thiên hạ cũng khó có người trách mắng hoặc cảm thấy không ưng ý.
Giữ lễ tiết được bề trên yêu quý, bề dưới tôn trọng, làm gì cũng thuận lợi.
7. Tích đức từ thái độ khiêm nhường
Người kiêu căng ngạo mạn, thích thể hiện tài năng thì đi đâu cũng có kẻ địch, gây thù chuốc oán.
Tránh khoe khoang tài năng của mình mọi lúc mọi nơi mới là điều nên làm.
Buông bỏ kiêu căng, giảm bớt ích kỷ, tâm thanh tịnh, đời an nhiên.
Không nên thể hiện sự đắc ý của mình trước mặt người khác, nhất là lúc họ đang phiền lòng.
8. Tích đức từ việc hiểu người khác
Ai ai cũng mong muốn người khác hiểu và thừa nhận mình.
Hiểu người khác cũng chính là một cách đem lại lợi ích cho người khác và tích đức tạo nghiệp lành cho chính mình.
(Còn nữa)
(Còn nữa)
Những cách tích đức tạo nghiệp lành lưu đời con cháu không tốn một xu (P2)
(Lichngaytot.com) – Mỗi người khéo tu nhân tích đức, những ý niệm xấu dần hồi giảm bớt, ý niệm tốt tăng trưởng theo thời gian, càng hoàn thiện chính mình và
(Lichngaytot.com) – Mỗi người khéo tu nhân tích đức, những ý niệm xấu dần hồi giảm bớt, ý niệm tốt tăng trưởng theo thời gian, càng hoàn thiện chính mình và
An Nhiên